52 Đề trắc nghiệm phần đọc hiểu Lớp 5

Dựa vào nội dung bài đọc “THƯ GỬI CÁC HỌC SINH” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
1. Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
a.  Đó là ngày khai trường gặp nhiều khó khăn nhất.
b.  Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.
c.  Đó là ngày khai trường được tổ chức rầm rộ nhất.
2. Sau Cách mạng tháng tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
a.  Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta.
b.  Theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
c.  Cả hai ý trên đều đúng.
doc 65 trang Đức Hạnh 16/03/2024 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "52 Đề trắc nghiệm phần đọc hiểu Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doc52_de_trac_nghiem_phan_doc_hieu_lop_5.doc

Nội dung text: 52 Đề trắc nghiệm phần đọc hiểu Lớp 5

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TIẾNG VIỆT LỚP 5 - PHẦN TẬP ĐỌC ĐỀ 1 Dựa vào nội dung bài đọc “THƯ GỬI CÁC HỌC SINH” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? a. Đó là ngày khai trường gặp nhiều khó khăn nhất. b. Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa. c. Đó là ngày khai trường được tổ chức rầm rộ nhất. 2. Sau Cách mạng tháng tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì? a. Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta. b. Theo kịp các nước khác trên toàn cầu. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói trong thư là gì? a. Đó là cuộc Cách mạng tháng tám 1945, giành độc lập cho đất nước. b. Đó là cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức của dân ta. c. Đó là cuộc xâm lược của thực dân Pháp. 4. Điền vào chỗ trống câu văn trong bài nói lên sự trông mong chờ đợi của nước nhà cũng như của Bác đối với các em học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nước? 5. Từ nào đồng nghĩa với từ “xây dựng”? a. Trang trí. b. Kiến thiết. c. Công trình. 6. Những từ “hổ, cọp” là: a. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. b. Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
  2. ĐỀ 3 Dựa vào nội dung bài đọc “NGHÌN NĂM VĂN HIẾN” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Đến thăm văn miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? a. Vì biết rằng từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. b. Vì biết các triều vua Việt Nam đã tổ chức được nhiều khoa thi. c. Vì biết văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. 2. Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất? a. Triều đại nhà Lê. b. Triều đại nhà Trần. c. Triều đại nhà Nguyễn. 3. Ngày nay Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn lưu giữ chứng tích gì về nền văn hiến lâu đời của nước ta? a. Tên các tiến sĩ từ khoa thi đầu tiên 1075 đến khoa thi cuối cùng 1919. b. Tên các triều đại mở khoa thi tiến sĩ. c. 82 tấm bi khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến năm 1779. 4. Bài văn giúp em hiểu thêm điều gì về truyền thống văn hóa Việt Nam? a. Người Việt Nam có truyền thống lao động cần cù. b. Người Việt Nam có truyền thống coi trọng đạo học. c. Người Việt Nam có truyền thống chiến đấu dũng cảm. 5. Từ nào đồng nghĩa với “vắng vẻ”? a. Hiu quạnh. b. Mênh mông. c. Vui vẻ. 6. Từ “Quê hương” hợp nghĩa với câu nào dưới đây? a. Là nơi sinh ra và lớn lên của em. b. Em không thể nào quên. c. Là nơi em không thể xa.
  3. ĐỀ 5 Dựa vào nội dung bài đọc “LÒNG DÂN” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Câu chuyện trong vở kịch xảy ra ở đâu? a. Nông thôn Nam Bộ. b. Nông thôn Trung Bộ. c. Nông thôn Bẵc Bộ. 2. Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? a. Chú bị chó rượt đuổi. b. Chú bị địch rượt bắt. c. Chú bị rắn cắn. 3. Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? a. Dì Năm đưa cho chú cán bộ một chiếc áo để thay. b. Dì Năm bảo chú cán bộ ngồi xuống chõng vờ ăn cơm. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Qua đoạn kịch trên, em thấy dì Năm có phẩm chất gì? a. Dũng cảm, gan dạ khi đối đầu với giặc. b. Mưu trí, lừa giặc cứu cán bộ. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Vì sao vở kịch được đặt tên là “ lòng dân”? a. Vì vở kịch nói về những người dân Nam Bộ. b. Vì vở kịch nói lên những người dân yêu nước sẵn sàng bảo vệ cách mạng. c. Vì vở kịch nói lên người dân rất căm ghét bọn giặc. 6. Nhóm từ nào dưới đây thuộc chủ đề “nông dân”? a. Thợ cấy, thợ điện. b. Thợ cày, thợ cơ khí. c. Thợ cày, thợ cấy.
  4. Dựa vào nội dung bài đọc “MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC”chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Anh Thủy thủ gặp A-lếch-xây ở đâu? a. Ở nông trường. b. Ở công trường. c. Ở nhà máy. 2. A-lếch-xây làm nghề gì? a. Chuyên gia máy xúc. b. Chuyên gia giáo dục. c. Đội trưởng công trường. 3. Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý? a. Bộ quần áo xanh công nhân, thân hình chắc khỏe, khuôn mặc to. b. Bộ quần áo nông dân, thân hình vạn vỡ, khuôn mặc to. c. Bộ quần áo giám đốc, thân hình chắc khỏe, đẹp trai. 4. Tác giả viết câu chuyện này để làm gì? a. Ca ngợi tinh thần lao động cần cù của người nước ngoài. b. Ca ngợi tinh thần dũng cảm của người công nhân lái máy xúc. c. Đề cao tinh thần thân ái của những người công nhân các nước. 5. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “Hòa Bình” a. Yên tĩnh. b. Lặng yên. c. Thanh bình. 6. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “Hòa bình”? a. Trạng thái bình thản, tự tin. b. Trạng thái không có chiến tranh. c. Trạng thái hiền hòa, cởi mở.
  5. Dựa vào nội dung bài đọc “SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI”chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào? a. Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, lương chỉ bằng 1/7 hay 1/10 lương của công nhân da trắng. b. Người da đen phải sống, chữa bệnh, đi học ở những khu riêng và không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào. c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? a. Người dân Nam Phi trông chờ sự giúp đỡ của nước ngoài. b. Người da đen đã đứng lên đấu tranh chống chế độ A-pác-thai. c. Người dân Nam Phi xin người da trắng bỏ chế độ A-pác-thai. 3. Vì sao cuộc chiến chống chế độ A-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ? a. Vì đây là cuộc đấu tranh chính nghĩa đem lại cuộc sống tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho mọi người. b. Vì có xóa nạn phân biệt chủng tộc thì xã hội loài người mới tiến tới một xã hội văn minh. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Điền vào chỗ trống một vài điều em biết về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam phi mới. 5. Từ nào dưới đây chứa tiếng “hữu”có nghĩa là “bạn bè”? a. Hữu nghị. b. Hữu dụng. c. Hữu ích. 6. Từ nào dưới đây có tiếng “hợp” có nghĩa là “gộp lại”? a. Hợp lệ. b. Hợp tác. c. Hợp lí. ĐỀ 10
  6. ĐỀ 11 Dựa vào nội dung bài đọc “NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Sự việc nào cho thấy A-ri-ôn là người rất say mê ca hát? a. Nhảy xuống biển trong lúc đang hát đoạn say mê nhất. b. Xin được hát bài hát mình thích trước khi chết. c. Tham gia cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin. 2. Vì sao A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? a. Vì đoàn thủy thủ cướp hết tặng vật và đòi giết ông. b. Vì ông có khả năng vượt mọi hiểm nguy trên biển cả. c. Vì ông biết đã có đàn cá heo cứu mình. 3. Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? a. Bọn cướp say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. b. Một đàn cá heo đã bơi đến, say sưa thưởng thức tiếng hát. c. Bọn cướp đã tha chết cho nghệ sĩ A-ri-ôn. 4. Ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng.Điều này có ý nghĩa gì? a. Để ghi lại hình ảnh ngộ nghĩnh của cá heo. b. Để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá heo thông minh. c. Để ghi lại hình ảnh con người săn sóc cá heo. 5. Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? a. Những chiếc tàu vào cảng ăn than. b. Cả nhà tôi cùng ăn cơm tối rất đầm ấm. c. Bố tôi lội ruộng nhiiều nên bị nước ăn chân. 6. Từ “mắt”trong câu “Qủa na mở mắt”mang nét nghĩa gì? a. Nghĩa gốc. b. Nghĩa chuyển.
  7. Dựa vào nội dung bài đọc “CÁI GÌ QUÝ NHẤT”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Theo Hùng, cái quý nhất trên đời là gì? a. Vàng. b. Lúa gạo. c. Thì giờ. 2. Theo Nam, cái quý nhất trên đời là gì? a. Thì giờ. b. Lúa gạo. c. Vàng. 3. Câu nói: “Thì giờ là vàng” câu này có nghĩa gì? a. Thì giờ rất đáng quý. b. Thì giờ chính là vàng bạc. c. Thì giờ và vàng bạc là một. 4. Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? a. Vì người lao động làm ra lúa gạo. b. Vì người lao động làm ra tất cả, nếu không thì không có gì hết. c. Vì người lao động làm ra vàng thì sẽ giàu sang, sung sướng. 5. Tác giả viết câu chuyện trên để làm gì? a. Để mọi người biết tôn trọng và yêu quý thì giờ. b. Để mọi người biết tôn trọng và yêu quý vàng, lúa gạo. c. Để mọi người biết tôn trọng và yêu quý người lao động. 6. Từ “tớ” trong câu “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo” là: a. Đại từ dùng để xưng hô. b. Đại từ dùng để thay thế.
  8. ĐỀ 15 Dựa vào nội dung bài đọc “CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ”,chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Bé Thu thích ra ban công để làm gì? a. Để hóng gió. b. Để nghe ông rủ rỉ giảng về từng lòai cây. c. Để ngắm cảnh. 2. Trên ban công nhà bé Thu có những loài cây nào? a. Cây quỳnh, cây hoa giấy, cây hoa hồng, cây đa Ấn độ. b. Cây quỳnh, cây hoa giấy, cây hoa ti-gôn, cây đa Ấn độ. c. Cây quỳnh, cây hoa ti-gôn, cây hoa mai, cây đa Ấn độ. 3. Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? a. Vì bé Thu muốn chỉ cho Hằng biết một lòai chim đẹp. b. Vì bé Thu cho rằng nơi có chim đến là vườn. c. Vì bé Thu muốn nói rằng ban công có chim về đầu tức là vườn rồi. 4. Em hiểu câu “Đất lành chim đậu” là thế nào? a. Nơi có thiên nhiên tươi tốt sẽ có chim về đậu, làm tổ. b. Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có người đến làm ăn, sinh sống. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Đại từ “tôi”trong câu “Tôi đồng ý với mọi người rồi” thuộc ngôi thứ mấy? a. Ngôi thứ nhất (chỉ người nói). b. Ngôi thứ hai (chỉ người nghe). c. Ngôi thứ ba (chỉ người được nhắc tới). 6. Từ nào là quan hệ từ trong câu “Ông ơi, đúng là có chú chim bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!”? a. Là. b. Nữa. c. Và.
  9. Dựa vào nội dung bài đọc “MÙA THẢO QUẢ”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Theo bài văn, cây thảo quả mọc ở vùng nào? a. Ở vùng đất thuộc khu vực núi rừng miền Bắc. b. Ở vùng đất thuộc khu vực núi rừng miền Trung. c. Ở vùng đất thuộc khu vực núi rừng miền Nam. 2. Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? a. Cành lá mọc sum suê. b. Hương thơm ngây ngất kì lạ. c. Hoa nở khắp nơi. 3. Tác giả dùng mấy hình ảnh so sánh để tả thảo quả? a. 1 hình ảnh. b. 2 hình ảnh. c. 3 hình ảnh. 4. Tác giả đã dùng biện pháp gì khi tả hương thơm của thảo quả vào mùa thảo quả chín? a. Biện pháp so sánh. b. Biện pháp nhân hóa. c. Biện pháp điệp từ ngữ. 5. Quan hệ từ “nhưng”trong câu “Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách cứu voi ra khỏi bãi lầy nhưng vô hiệu” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu? a. Biểu thị quan hệ tương phản. b. Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả. c. Biểu thị quan hệ điều kiện – kết quả. 6. Từ nào là từ quan hệ trong câu “Thảo quả như những đốm lửa hồng”? a. Thảo. b. Như. c. Đốm.