Bài giảng Khoa học Lớp 4 - Bài 21: Ba thể của nước - Bùi Thị Thảo
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại.
Thí nghiệm 1:
Rót nước nóng vào cốc, quan sát nước nóng đang bốc hơi. Nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra.
Ta thấy hiện tượng có khói mỏng bay lên. Đó là hơi nước bốc lên.
Thí nghiệm 1:
Rót nước nóng vào cốc, quan sát nước nóng đang bốc hơi. Nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra.
Ta thấy hiện tượng có khói mỏng bay lên. Đó là hơi nước bốc lên.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khoa học Lớp 4 - Bài 21: Ba thể của nước - Bùi Thị Thảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_khoa_hoc_lop_4_bai_21_ba_the_cua_nuoc_bui_thi_thao.pptx
Nội dung text: Bài giảng Khoa học Lớp 4 - Bài 21: Ba thể của nước - Bùi Thị Thảo
- Môn: Khoa học Lớp 4N2 Giáo viên: Bùi Thị Thảo
- MỤC TIÊU 1. Tìm được những ví dụ chứng tỏ trong tự nhiên nước tồn tại ở ba thể: rắn, lỏng, khí 2. Nêu được sự khác nhau về tính chất của nước khi tồn tại ở ba thể khác nhau. 3. Biết và thực hành cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể khí, từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại. 4. Hiểu và trình bày được sơ đồ sự chuyển thể của nước.
- Lấy một số ví dụ về nước ở thể lỏng?
- HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại. Thí nghiệm 1: Rót nước nóng vào cốc, quan sát nước nóng đang bốc hơi. Nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra. Ta thấy hiện tượng có khói mỏng bay lên. Đó là hơi nước bốc lên.
- Qua các hiện tượng trên em có nhận xét gì: - Nước tồn tại ở thể lỏng không có hình dạng nhất định. - Nước tồn tại ở thể khí (hơi) không có hình dạng nhất định. Hiện tượng nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí gọi là sự bay hơi; Hiện tượng nước chuyển từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
- Hoạt động 2: Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn 1 2 ? Đặt khay có nước vào ngăn làm đá của tủ lạnh, sau vài giờ lấy khay ra. Hiện tượng gì sẽ xảy ra đối với nước trong khay? Hiện tượng đó gọi là gì? - Hiện tượng nước trong khay đã thành cục ( thể rắn) - Hiện tượng đó gọi là đông đặc
- Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại. Qua hoạt động 2 em có nhận xét gì? Nước tồn tại ở thể rắn có hình dạng nhất định. Hiện tượng nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc; Hiện tượng nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
- Băng tuyết Mưa đá
- Bạn cần biết Nước có thể tồn tại ở thể lỏng, thể khí (hơi) và thể rắn. Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn (nước đá) có hình dạng nhất định.
- 2/ Nước tồn tại ở thể lỏng, khí và rắn có điểm gì khác nhau? A. Nước ở 3 thể lỏng, khí, rắn có hình dạng nhất định. B. Nước ở 3 thể lỏng, khí, rắn không có hình dạng nhất định. C. Nước ở thể lỏng, khí không có hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định. D. Nước ở 2 thể lỏng, khí có hình dạng nhất định,thể rắn không có hình dạng nhất định.