Báo cáo Chuyên đề Sử dụng trò chơi trong các tiết học môn Tiếng Anh cấp tiểu học
1. Thuận lợi:
- Học sinh luôn được phụ huynh và giáo viên quan tâm, giúp đỡ trong quá trình học tập.
- Giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp qua các buổi hội giảng, trao đổi kinh nghiệm, chuyên đề.
- Được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và đồng nghiệp.
- Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có được nhiều nguồn tư liệu, hình ảnh qua mạng Internet.
- Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy môn Tiếng Anh.
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Chuyên đề Sử dụng trò chơi trong các tiết học môn Tiếng Anh cấp tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bao_cao_chuyen_de_su_dung_tro_choi_trong_cac_tiet_hoc_mon_ti.docx
Nội dung text: Báo cáo Chuyên đề Sử dụng trò chơi trong các tiết học môn Tiếng Anh cấp tiểu học
- BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “Sử dụng trò chơi trong các tiết học môn Tiếng Anh cấp tiểu học” I . Tình hình chung 1. Thuận lợi: - Học sinh luôn được phụ huynh và giáo viên quan tâm, giúp đỡ trong quá trình học tập. - Giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp qua các buổi hội giảng, trao đổi kinh nghiệm, chuyên đề. - Được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và đồng nghiệp. - Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có được nhiều nguồn tư liệu, hình ảnh qua mạng Internet. - Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy môn Tiếng Anh. 2. Khó khăn: a. Trang thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế: Học sinh tiểu học là lứa tuổi rất năng động, các em rất thích khám phá đồ vật bằng mắt thấy, tai nghe nên đồ dùng trực quan ảnh hưởng rất lớn đến việc học Tiếng Anh. - Trường chưa có phòng Lab, phòng nghe-nhìn dành riêng cho bộ môn Tiếng Anh. b. Cơ hội thực hành Tiếng Anh ít: Học sinh không có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài. Phạm vi học và thực hành Tiếng Anh chỉ có được trong lớp học. c. Hạn chế về thời gian và các hình thức trò chơi: Học sinh ở bậc tiểu học còn nhỏ nên tốc độ viết của các em còn chậm. Ðây là lí do chủ yếu dẫn đến việc hạn chế thời gian tổ chức các trò chơi. Bên cạnh đó,
- - Học sinh tiểu học là học sinh ở lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Các em còn nhỏ, cơ thể đang trong thời kỳ thay đổi, tính tình cũng hay thay đổi, thích tìm hiểu những cái chưa biết nhưng cũng nhanh quên, nhanh chán, dễ bị mất tập trung dẫn đến không muốn học. Vậy để học sinh tiểu học tiếp thu và ghi nhớ tốt kiến thức đã học trên lớp phải có sự hào hứng và yêu thích môn học. Đặc biệt là môn Tiếng Anh, ngoài việc ghi nhớ nghĩa của từ ra các em còn phải nhớ cấu trúc câu, nhớ cách đọc, nhớ các ký tự trong từ mình đã học. Chính vì vậy mà các em cho rằng việc học Tiếng Anh là một việc khó khăn đối với các em, gây cho các em một tâm lý sợ sệt, ngại nói, sợ sai. Các em còn thiếu tự tin vào khả năng của mình và các em đã gặp rất nhiều khó khăn trong khi học. Để giúp học sinh tiểu học bước đầu làm quen với việc sử dụng và yêu thích môn tiếng Anh. Vậy người giáo viên phải tạo cho các em có được niềm say mê và hứng thú trong học tập thì phải đơn giản hóa nội dung sao cho phù hợp với lứa tuổi tiểu học, tạo cho các em một không khí học tập sôi nổi, vui vẻ và hào hứng, tích cực chủ động sáng tạo trong việc học. Muốn vậy thì người giáo viên phải đóng vai trò là người điều khiển, hướng dẫn giúp các em tiếp thu nhanh, nhớ lâu. Chính vì vậy chúng ta nên lồng ghép các trò chơi vào bài giảng của mình nhằm giúp các em có hứng thú hơn với tiết học tiếng Anh. 2. Cơ sở thực tiễn Qua thực tế giảng dạy tôi thấy trong sách giáo khoa tiếng Anh tiểu học hiện nay chỉ mới có một số trò chơi đơn giản và lặp đi lặp lại. Chúng lại chưa được tổ chức chơi một cách có hiệu quả. Nên không gây được hứng thú cho các em học sinh, dẫn đến phần lớn các em học sinh không thích chơi và cũng không thích học môn Tiếng Anh. 3. Nôi dung thực hiện : Nắm bắt được tâm lý lứa tuổi của các em học sinh tiểu học: + Học sinh tiểu học là nghe giảng rất nhanh hiểu nhưng cũng sẽ dễ quên ngay khi chúng không tập chung. + Học sinh tiểu học rất hào hứng, thích tiếp xúc với vật thật, một hình ảnh gây ấn tượng.
- Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi, là chơi theo luật, luật của trò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động trò chơi. Luật của trò chơi nên phổ biến roc ràng . Trò chơi bao gồm các quy tắc gắn với kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi. Thông qua chơi học sinh được vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào trong tình huống của trò chơi và do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố, mở rộng kiến thức, kỹ năng đã học. Như vậy trong trò chơi học tập các kỹ năng học tập của môn Tiếng Anh được đưa vào trò chơi. Trò chơi làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy qua hoạt động chơi. Trò chơi rèn luyện kỹ năng, kỹ sảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui mà hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. b. Thiết kế trò chơi trong giờ học. Để tổ chức trò chơi trong môn Tiếng Anh nói chung và môn tiếng Anh ở bậc tiểu học nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong việc dạy môn tiếng Anh có hiệu quả cao thì mỗi giáo viên phải có kế hoạc chuẩn bị chu đáo, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau : + Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục. + Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học. + Trò chơi phải phù hợp với tâm lý, trình độ học sinh, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và điều kiện cơ sở vật chất của trường. + Hình thức trò chơi phải phong phú, đa dạng và phải được chuẩn bị chu đáo, kỹ càng. + Trò chơi phải gây được hứng thú và niềm say mê học tập đối với học sinh. c. Cấu trúc của một trò chơi.
- - Cách chơi: Cả lớp ngồi tại chỗ. Giáo viên giới thiệu tên trò chơi và vẽ một số hình tròn kỳ dị lên bảng, rồi ghi lại một số từ mới vừa học vào các hình trên. Học sinh đứng trước bảng, nghe giáo viên đọc và đập nhanh vào từ đó. - Luật chơi: Chơi theo cặp, giáo viên chia lớp làm hai đội và đặt tên cho mỗi đội, lần lượt mỗi đội cử ra từng bạn lên thi đấu với bạn của đội kia. Hai bạn đứng trước bảng ở một khoảng cách nhất định và nghe giáo viên đọc rồi nhanh chóng đập tay vào chữ nào giáo viên vừa đọc được ghi trên bảng, ai đập nhanh và đúng sẽ mang về cho đội mình 1 điểm. Tiếp tục với cặp thi đấu khác. Kết thúc trò chơi bên nào nhiều điểm, bên đó thắng và được thưởng bằng một tràng pháo tay. Trò chơi 2: “ Matching ” - Mục đích: Luyện tập và kiểm tra lại từ đã học - Chuẩn bị: Chuẩn bị một số tranh liên quan đến từ vừa học hoặc không cần chuẩn bị đồ dùng nào hết. - Cách chơi: Giáo viên viết các từ mới hoặc từ muốn ôn lại cho học sinh thành cột. Cột khác viết ý nghĩa bằng Tiếng Việt, hoặc treo tranh thành một cột khác không theo thứ tự của các từ ở cột kia. Yêu cầu học sinh nối các từ tương ứng ở hai cột với nhau ( có thể ghép từ với tranh) Trò chơi 3 : “Lucky number ” - Mục đích: Tạo không khí hào hứng sôi nổi, tập trung cao độ trong giờ học. - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi, câu trả lời bám sát nội dung bài học. Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào. - Cách chơi: Giáo viên kẻ một bảng gồm 10 ô vuông và ghi vào đó 10 số tự nhiên bất kỳ, trong đó tương ứng với những số đấy là 7 câu hỏi mà học sinh phải trả lời, còn 3 câu lucky number. - Luật chơi: Giáo viên chia lớp làm 2 đội và đặt tên, mỗi đội cử ra một bạn nhóm trưởng để mốt sì xem ai được quyền chọn trước và trong nhóm thảo luận xem quyết định chọn số nào cho nhóm trưởng nói, nếu chọn số có câu hỏi thì giáo viên đọc câu hỏi và cả nhóm phải thảo luận tìm ra câu trả lời cho nhóm trưởng đọc, nếu sai đội kia được quyền trả lời. Lượt 2 đến đội kia chọn ô, nếu chọn vào ô may mắn thì không phải trả lời câu hỏi và được vỗ tay chúc mừng.
- phú và hấp dẫn hơn.) - Cách chơi: Chia lớp thành hai đội. Mỗi đội chọn từ hang ngang bất kỳ. Giáo viên đưa tranh hoặc mô tả về từ đó. Học sinh tìm từ dựa vào dữ liệu và số chữ cái trong ô chữ. Mỗi câu trả lời đúng ghi 10đ. Nếu một đội không trả lời được thì đội kia có quyền trả lời. Kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm, đội đó thắng và được thưởng bằng một tràng pháo tay. Trò chơi 7: “ Open the picture” - Mục đích: Giúp học sinh có kiến thức khái quát về bài học. Rèn luyện kỹ năng nói. - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn máy tính, máy chiểu và bài giảng powerpoint để trò chơi.( Có thể chuẩn bị tranh ) - Cách chơi: Chia lớp thành hai đội. Giáo viên chiếu trên màn hình một bức tranh đã được che lấp bởi 4 miếng ghép. Mỗi đội chọn miếng ghép và trả lời câu hỏi phía sau miếng ghép đó. Sau đó xâu chuỗi các dữ liệu để đoán bức tranh đó. Đội nào đoán đúng được bức tranh thì đội đó thắng. Trò chơi 8: “ Bingo ” - Mục đích: Nâng cao kỹ năng nghe, vốn từ vựng và đem lại cảm giác vui vẻ trong giờ học ngoại ngữ. - Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào. - Cách chơi: Giáo viên viết 15 từ lên bảng. Mỗi học sinh vẽ 9 ô vuông và chọn 9 từ bất kỳ trong số 15 từ cho sẵn trên bảng và tự điền vào 9 ô vuông đó. Sau đó, giáo viên đọc to 9 từ quy định, không theo thứ tự và học sinh không được biết. Học sinh đánh dấu (x) vào từ đã chọn khi nghe giáo viên đọc từ đó. Học sinh nào có cả 9 từ quy định đã được đánh dấu (x) thì hô Bingo. Học sinh nào đánh dấu (x) vào 9 từ quy định xong trước và hô to Bingo là người thắng cuộc. ( Trò chơi Bingo có rất nhiều cách chơi tương tự.Tùy theo điều kiện của trường mình mà giáo viên phát triển trò chơi.) Trò chơi 9: “ Pastimes ” - Mục đích: Kiểm tra vốn kiến thức từ vựng của học sinh, tạo không khí hào hứng trong học tập. - Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào.
- - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một số từ có liên quan tới bài - Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành đội. Trong thời gian 10 hoặc 20 giây học sinh phải nhớ các từ mà giáo viên đưa ra ( hoặc chiếu lên màn hình). Sau đó viết lên giấy. Đội nào viết chính xác nhiều từ nhất là đội thắng cuộc. Trò chơi 13: “ Jumbled letter ” - Mục đích: Kiểm tra mức độ nhớ từ của học sinh. - Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị đồ dùng. ( hoặc có thể chuẩn bị các chữ cái của các từ trên bìa ) - Cách chơi: Giáo viên viết từ là các chữ cái đã bị xáo trộn lên bảng (hoặc đính các từ lên bảng ). Chia học sinh làm 2 đội. Từng em đại diện cho đội lên sắp xếp lại các chữ cái để tạo thành từ có nghĩa. Đội nào sắp xếp được nhiều từ hơn sẽ thắng. Trò chơi 14: “ Chain games ” - Mục đích: Luyện tập từ vựng kết hợp với cấu trúc. - Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị đồ dùng. - Cách chơi: Giáo viên có thể chia lớp thành 2-4 đội. Giáo viên đưa ra 1 câu mẫu. Các đội lần lượt đặt câu nối tiếp câu của cô giáo và của đội khác. Đội nào đặt được nhiều câu nối tiếp với câu đã đưa ra hơn thì đội đó thắng cuộc. Trò chơi 15: “ Brainstorming ” - Mục đích: Kiểm tra mức độ nhớ từ của học sinh. - Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị đồ dùng - Cách chơi: Giáo viên viết chủ đề từ vựng lên bảng và chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội có khoảng 2 phút chuẩn bị để liệt kê các từ có liên quan đến chủ điểm của đội. Mỗi đội cử đại diện luân phiên nhau lên bảng viết theo chủ điểm của đội mình. Đội nào viết được nhiều từ hơn và nhanh hơn sẽ thắng. Trò chơi 16: “ Truyền điện ” - Mục đích: Giúp các em kiểm tra vốn từ của mình và thay đổi không khí trong học tập. - Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào. - Cách chơi và luật chơi: Cả lớp ngồi tại chỗ, giáo viên nêu luật chơi và gọi bắt đầu từ một em A xung phong đứng nên nói to từ bằng tiếng anh và chỉ nhanh