Biện pháp Nêu gương người tốt, việc tốt

Hơn nữa trong giáo dục học sinh tiểu học, người giáo viên cần phải linh hoạt, sáng tạo, khéo léo sử dụng nhiều biện pháp mới đưa lại hiệu quả cao. Quan trọng nhất là lấy tình cảm để giáo dục học sinh và biện pháp “Nêu gương người tốt, việc tốt” ở xung quanh trong tập thể là chính.
docx 13 trang lananh 14/03/2023 3260
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp Nêu gương người tốt, việc tốt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbien_phap_neu_guong_nguoi_tot_viec_tot.docx

Nội dung text: Biện pháp Nêu gương người tốt, việc tốt

  1. 1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu 2.1.1 Thuận lợi: - Học sinh đều là con em địa phương có truyền thống hiếu học, phần lớn các em ngoan, chăm chỉ, có ý thức học tập tốt. - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu Nhà trường, đề ra kế hoạch cụ thể cho từng tháng trong suốt năm học. - Sự quan tâm tận tình từ phía phụ huynh học sinh. - Có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách Đội và giáo viên không chủ nhiệm trong công tác quản lý học sinh. - Bản thân tôi là giáo viên có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp, luôn nhiệt tình, năng nổ, quan tâm giáo dục học sinh về mọi mặt. .- Tập thể lớp đoàn kết, có ý thức giúp đỡ lẫn nhau. 2.1.2 Khó khăn: - Mỗi học sinh được lớn lên trong mỗi hoàn cảnh gia đình khác nhau. Các em phần lớn là con em gia đình nông dân và công nhân và các nghề nghiệp khác. - Địa bàn các em sinh sống vẫn có tệ nạn ma xã hội xảy ra nên ít nhiều cũng bị chịu ảnh hưởng của môi trường xã hội xung quanh. - Đa số do điều kiện cuộc sống nên phụ huynh có tâm lí “trăm sự nhờ thầy, cô” và ít có thời gian theo sát các em mỗi ngày để hướng dẫn uốn nắn các em ở nhà. - Nhiều gia đình cũng do điều kiện công việc nên bố, mẹ đi làm ăn xa để con ở nhà với ông bà nên cũng ảnh hưởng đến quá trình học tập. - Có gia đình bố mẹ li dị, ly thân nên cuộc sống của các em không được ổn định làm ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, tâm lý của các em. - Còn có nhiều học sinh gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. - Ngoài ra, một số phim ảnh mang tính chất bạo lực, văn hóa phẩm chất không lành mạnh, sự lôi cuốn của Game Online đã ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh làm cho
  2. Từ việc tìm hiểu đối tượng học sinh, tôi đã xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm phù hợp với tình hình học sinh trong lớp học.Việc lập kế hoạch giúp tôi có tầm nhìn xa, bao quát hơn trong công tác chủ nhiệm lớp.Vì thế, dựa trên sự tìm hiểu và nắm bắt hoàn cảnh của học sinh, dựa vào kế hoạch của nhà trường tôi lập kế hoạch tỉ mỉ sát thực. Phần chung tình hình lớp, có kế hoạch và biện pháp thực hiện cho cả năm rõ ràng cụ thể cho từng tháng, từng chủ điểm trong tháng. Có đánh giá, nhận xét từng tuần, tháng và sơ kết từng học kỳ. Phần đánh giá theo dõi học sinh, tôi theo dõi thường xuyên và chặt chẽ có ghi chép, đánh giá mọi sự tiến bộ cũng như tồn tại chưa khắc phục được của từng em để có hướng giải quyết khắc phục kịp thời. Việc theo dõi đánh giá này qua từng ngày, từng tuần. Cụ thể: + Đối với học sinh cá biệt về đạo đức, nghịch ngợm, mất trật tự trong lớp. - Tôi tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình đồng thời dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc với học sinh nhưng không cứng nhắc. Luôn gần gũi động viên các em. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình. - Đối với các em này, cần tạo sự gần gũi, thân thiện, luôn phát huy và khen thưởng kịp thời phát hiện những điều tốt, có sự tiến bộ để dần giúp các em có những thái độ đúng đắn hơn trong học tập. Mặt khác, thường xuyên liên lạc thông báo với phụ huynh để cùng theo dõi, nhắc nhở và tạo môi trường giáo dục chặt chẽ hơn giữa nhà trường và gia đình, bên cạnh việc quan tâm đến từng đối tượng học sinh, đội ngũ đắc lực nhất giúp giáo viên chủ nhiệm là hội đồng tự quản lớp. Đây cũng chính là lực lượng đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng học tập cũng như nề nếp của lớp. + Đối với học sinh tiếp thu bài còn chậm, năng lực học yếu: - Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều
  3. mua thêm sách tham khảo giải các bài tập khó cho các em, động viên các em tham gia các hội thi nhà trường cũng như ngành tổ chức. - Bên cạnh các môn học, giáo viên chú ý đến việc rèn chữ viết, giữ gìn sách vở của các em, hàng tháng đánh giá xếp loại, khen thưởng để các em cùng nhau thi đua viết chữ đẹp. - Với những học sinh có năng khiếu đánh cờ vua, bóng bàn, hát, vẽ tổ chức câu lạc bộ trong lớp cho các em tham gia chơi vào tiết sinh hoạt ngoại khóa, giờ ra chơi nhằm phát huy tài năng của các em. Dù là đối tượng học sinh nào, giáo viên cũng cần lưu ý phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục toàn diện về mọi mặt cho các em. Biện pháp2: Xây dựng nề nếp lớp học. Dựa vào tình hình của lớp, kế hoạch và biện pháp thực hiện cho cả năm học, tôi xây dựng kỷ cương, nề nếp của học sinh. Giao trách nhiệm cụ thể, rõ ràng tới từng học sinh, hội đồng tự quản của lớp. Tăng cường công tác tự quản học sinh, giúp các em có ý thức tự rèn luyện, tự học. Có quy định về lề lối học tập, rèn luyện quy định đúng giờ giấc, có sự theo dõi chặt chẽ của Hội đồng tự quản, tránh sự buông lỏng về nề nếp. Xây dựng một tập thể tự quản có nòng cốt là Chủ Tịch hội đồng tự quản có khả năng tự điều khiển các hoạt động của lớp. Tạo không khí tự rèn luyện, mạnh dạn, ý thức tự làm chủ ở mỗi học sinh. Để xây dựng tập thể vững mạnh tôi tổ chức cho hội đồng tự quản của lớp thật tốt bao gồm: Một chủ tịch hội đồng tự quản có nhiệm vụ phụ trách chung. Hai phó chủ tịch hội đồng tự quản gồm phó học tập và phó lao động. Ngoài ra tôi còn cho thành lập các ban như: Ban học tập, ban văn thể, ban đối ngoại, ban vệ sinh, ban thư viện. Phân nhóm cho từng học sinh và bầu ra nhóm trưởng cho từng nhóm.
  4. nội quy của nhà trường, của đội, của lớp. Thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt cho các thành viên khác để học tập, phấn đấu. - Động viên, khuyến khích, tuyên dương kịp thời những học sinh có sự cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện. - Kết hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Cụ thể: Đầu mỗi buổi học, trong giờ ra chơi, các buổi sinh hoạt tập thể, buổi học ngoại khóa cũng như lồng ghép vào các tiết học chính khóa, tôi thường trao đổi, trò chuyện với học sinh, từ đó uốn lời ăn, tiếng nói và cử chỉ giao tiếp cho các em. Đồng thời hướng dẫn cho các em những kĩ năng cơ bản để các em tự phục vụ bản thân như: chải đầu, cột tóc, cắt móng tay, móng chân, đánh răng, rửa mặt. Hướng dẫn các em kĩ năng tham gia giao thông an toàn. Tổ chức các em thi tìm hiểu về an toàn giao thông, tổ chức các trò chơi để giáo dục an toàn giao thông cho các em, an toàn về sông nước Ngoài ra tổ chức cho các em đóng vai trong các câu chuyện giao thông, đuối nước để từ đó các em có ý thức tốt trong việc tham gia giao thông, an toàn sông nước. Trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, ở các đơn vị trường khác nhau, học sinh của tôi luôn đảm bảo được an toàn trên đường đi học và cũng như ở nhà. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công, tận tâm của người giáo viên hơn nữa. Trong một xã hội đang phát triển, mặt trái của kinh tế thị trường và sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã có nhiều tác động tiêu cực đến quá trình hình thành nhân cách của học sinh. Thường xuyên giáo dục các em tránh xa các tệ nạn xã hội, không để tệ nạn xã hội xâm nhập vào các em. Cụ thể: Phân tích tác hại của các tệ nạn xã hội để các em có định hướng tránh xa. Giáo dục cho các em một số kĩ năng tự bảo vệ bản thân trước các tệ nạn xã hội trước những kẻ xấu có khả năng xâm hại đến các em.
  5. tích cực cố gắng trong học tập cũng như đến lớp phải có đầy đủ dụng cụ học tập, sách vở. Hướng dẫn các em chuẩn bị bài chu đáo, khi cô giáo giảng bài phải chú ý nghe giảng không nói chuyện riêng. Xây dựng phong trào thi đua trong học tập như phong trào “đôi bạn cùng tiến”, “Bông hoa điểm tốt tặng cô”, thi đua giữa cá nhân với cá nhân, giữa nhóm này với nhóm kia. Những phong trào thi đua học tập vừa nêu các em rất hào hứng tham gia. Thường xuyên lấy gương những em học tốt, chữ đẹp, những em có ý thức vươn lên trong học tập để khen ngợi, từ đó những em khác noi theo. Đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với những em chưa cố gắng trong học tập, phân công học sinh khá giỏi kèm cặp học sinh yếu. Đặc biệt tôi thường xuyên kiểm tra, đánh giá một cách khách quan để nắm bắt tình hình và điều chỉnh ngay kế hoạch chỉ đạo việc học của học sinh được tốt hơn. Biện pháp5: Giáo dục lao động xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp. Lứa tuổi các em chưa yêu cầu ở mức độ công việc nặng. Bước đầu giáo viên giúp các em làm quen với những buổi trực nhật, vệ sinh, chăm sóc hoa và đặc biệt là chú trọng vệ sinh cá nhân hằng ngày. Lên lịch trực nhật cho từng tổ rõ ràng, cụ thể. Hướng dẫn ban vệ sinh môi trường điều khiển, quản lý việc trực nhật của các tổ viên. Cuối tuần có đánh gia, tuyên dương tổ, cá nhân có ý thức trực nhật tốt. Kết quả các em rất thích công việc trực nhật, chăm sóc hoa, vệ sinh trường lớp sạch, đẹp. Biện pháp6: Tổ chức các hoạt động vui chơi, rèn luyện thể lực bảo vệ sức khoẻ. Thông qua những tiết học thể dục tôi luôn cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc rèn luyện thể dục thể thao.
  6. Biện pháp8: Công tác phối kết hợp với cha mẹ học sinh. Tôi thấy gia đình ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ về mọi mặt. Do đó tôi thường xuyên gặp gỡ phụ huynh hoặc trao đổi cùng phụ huynh thông qua các buổi họp, thông qua phiếu liên lạc, điện thoại, mạng internet để các bậc phụ huynh hiểu rõ mục đích nội dung giáo dục. Trong quá trình trao đổi bao giờ tôi cũng giúp các bậc phụ huynh nắm chắc những ưu điểm, nhược điểm của con em, động viên cha mẹ quan tâm đến con mình. Hơn nữa để tạo mối quan hệ khăng khít thường xuyên giữ nhà trường và phụ huynh ngay từ buổi họp phụ huynh đầu tiên bầu ra Ban chấp hành hội phụ huynh lớp để các bậc cha mẹ truyền đạt lại những kế hoạch chung của trường, lớp nhằm giúp các bậc phụ huynh khác hiểu rõ hơn về công tác xã hội hóa giáo dục. Biện pháp 9: Thực hiện tốt tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp. Trong giờ sinh hoạt lớp, cần tạo cho các em tâm thế thoải mái, không gây sức ép nặng nề đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê bình mà giáo viên tập cho các em biết phê và tự phê. Trong mỗi tiết sinh hoạt lớp, giáo viên cho học sinh tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Cá nhân tự nhận xét lẫn nhau, các nhóm trưởng nhận xét ; hội đồng tự quản nhận xét. Bên cạnh đó, giáo viên cũng tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một tuần học: những điều em thích, những điều em chưa thích, mong muốn của em, Qua đó, giáo viên nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục phù hợp. Cũng trong tiết sinh hoạt Chủ nhiệm, giáo viên đưa ra những yêu cầu, nội dung về rèn luyện đạo đức, học tập rồi tổ chức cho học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động cụ thể. Giáo viên nhận xét và chọn những hành động thiết thực để các em thực hiện. Sau mỗi tuần, hoặc thời gian quy định, giáo viên cho học sinh tự nhận định, đánh giá lại những việc đã làm được và chưa làm được so với kế hoạch , từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn.