Chuyên đề Biện pháp giúp học sinh luyện đọc đúng trong giờ tập đọc Lớp 1

Trong các môn học qui định hiện nay thì phân môn Tập đọc là phân môn có tính tổng hợp. Phân môn tập đọc không những dạy học sinh biết đọc, còn giúp học sinh có kiến thức Tiếng Việt, văn học đời sống hằng ngày. Qua các bài tập đọc còn giáo dục tình cảm cho các em.
doc 4 trang lananh 14/03/2023 8460
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Biện pháp giúp học sinh luyện đọc đúng trong giờ tập đọc Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_bien_phap_giup_hoc_sinh_luyen_doc_dung_trong_gio_t.doc

Nội dung text: Chuyên đề Biện pháp giúp học sinh luyện đọc đúng trong giờ tập đọc Lớp 1

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MỎ CÀY BẮC TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA LỘC CHUYÊN ĐỀ: BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LUYỆN ĐỌC ĐÚNG TRONG GIỜ TẬP ĐỌC LỚP 1 TẬP THỂ TỔ CHUYÊN MÔN KHỐI MỘT Hòa Lộc, tháng 3/ 2019
  2. - Bài tập đọc gồm có các phần: Văn bản đọc; những từ khó cần lưu ý; các câu hỏi, bài tập để ôn luyện âm, vần và phát triển vốn từ; luyện nói về một vấn đề hoặc nhìn tranh để diễn đạt (tiết 1); các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài; luyện nói theo chủ đề (tiết 2). IV. BIỆN PHÁP: Trong giờ Tập đọc thường có các hình thức luyện đọc như: đọc cá nhân, đọc đồng thanh (cả lớp, nhóm), đọc nối tiếp, đọc phân vai .Tùy vào đặc điểm đối tượng học sinh của mỗi lớp, tùy theo nội dung bài học để lựa chọn hình thức phù hợp. + Đọc cá nhân: Đây là hình thức quan trọng, phải thường xuyên tiến hành trong mỗi tiết học, từ luyện đọc tiếng, từ khó đến luyện đọc câu, đoạn và toàn bài. Để đạt hiệu quả cao, giáo viên cần huy động sự chú ý của học sinh cả lớp để các em có thể nhận xét, đánh giá và sửa lỗi sai cho bạn. Đây chính là thời điểm thuận lợi nhất để giáo viên sửa phát âm cho từng cá nhân. Ví dụ: Bài “Đầm sen” HS thường đọc sai các từ “xanh mát, xòe ra, ngan ngát, dẹt lại, thanh khiết”. GV chú ý sửa sai triệt để cho các em khi luyện đọc. Ngoài các từ đó thì tùy đối tượng đọc sai GV cần chú ý sửa sai kịp thời. + Đọc đồng thanh: Việc tổ chức đọc đồng thanh cho nhóm, lớp sẽ tiết kiệm được thời gian trên lớp vì tất cả học sinh đều được đọc. Tuy nhiên, giáo viên cần chú ý kiểm tra ngẫu nhiên sau lượt đọc đối với các em đọc theo bạn, đọc vẹt. + Đọc từng câu, nối tiếp câu: Sau khi học sinh đã luyện đọc từ thì cho các em đọc từng câu (mỗi câu gọi 3-4 hs đọc). Sau khi HS biết ngắt nghỉ hơi hợp lý, giáo viên tổ chức cho lớp đọc nối tiếp. Đây là hình thức tập trung được sự chú ý theo dõi bài học của các em. Ví dụ: Bài “Đầm sen” Trong bài có 8 câu, giáo viên cho luyện đọc từng câu, mỗi câu 3 HS đọc cho đến hết bài. GV hướng dẫn ngắt nghỉ hơi câu: Khi nở,/ cánh hoa đỏ nhạt xòe ra,/ phô đài sen và nhị vàng.// Sau đó gọi 8 học sinh đọc nối tiếp, mỗi em đọc một câu nối tiếp nhau cho đến hết bài (2 lượt). GV kết hợp sửa sai từng em (nếu có). + Đọc theo vai: Đây là hình thức đọc nhằm giúp cho giờ học sinh động, cuốn hút học sinh. Hình thức này phù hợp với những bài có lời thoại và chỉ nên tổ chức vào cuối tiết 2, khi học sinh đã tìm hiểu nội dung bài đọc. Ví dụ: Bài “Vì bây giờ mẹ mới về” GV lựa chọn 3 học sinh để đọc phân vai (1 học sinh đọc lời dẫn chuyện, 1 học sinh đọc lời của mẹ, 1 học sinh đọc lời em bé). Hướng dẫn các em biết giọng đọc của từng nhân vật khi đọc. + Đọc đối đáp: Trong phân môn Tập đọc lớp Một, chương trình có một số bài đồng dao về các con vật, thiên nhiên dí dỏm, phù hợp với tâm lý học sinh. Nội dung dễ hiểu, các câu thơ có sự tương quan hợp lý khi đối đáp nên giáo viên