Chuyên đề Giúp học sinh thực hiện tốt phép trừ có nhớ trong phạm vi 100

I. PHẦN MỞ ĐẦU:

Ở cấp Tiểu học, học Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy, suy luận logic, linh hoạt và sáng tạo. Môn Toán ở lớp 1 và lớp 2 là cơ sở ban đầu có tính quyết định cho việc dạy học Toán sau này của học sinh. Tiếp nối nội dung kiến thức về cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 mà các em đã học ở lớp 1, sang lớp 2 các em được tiếp tục rèn luyện kỹ năng tính toán cộng, trừ, nhân, chia. Trong đó, phần lớn số tiết trong học kỳ I giúp các em hình thành được kiến thức, kỹ năng ban đầu về cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. Đa số các em gặp khó khăn khi thực hiện các phép tính dạng phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. Học sinh còn hay mắc phải một số lỗi cơ bản từ cách trình bày đến kỹ thuật tính, kết quả tính không chính xác. Xuất phát từ thực tế trên, để giúp học sinh nắm vững hơn kiến thức về phép trừ có nhớ tập thể giáo viên tổ chuyên môn khối Hai đã chọn đề tài “Giúp học sinh thực hiện tốt phép trừ có nhớ trong phạm vi 100” để nghiên cứu.

ppt 15 trang lananh 14/03/2023 4340
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Giúp học sinh thực hiện tốt phép trừ có nhớ trong phạm vi 100", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptchuyen_de_giup_hoc_sinh_thuc_hien_tot_phep_tru_co_nho_trong.ppt

Nội dung text: Chuyên đề Giúp học sinh thực hiện tốt phép trừ có nhớ trong phạm vi 100

  1. CHUYÊN ĐỀ: GIÚP HỌC SINH THỰC HIỆN TỐT PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100 TỔ KHỐI HAI THỰC HIỆN
  2. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng: Qua thực tế giảng dạy chúng tôi thấy việc học và giảng dạy nội dung kiến thức phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 gặp một số vấn đề sau: Về phía học sinh: Qua từng bài học, đa số các em đã tiếp thu bài học khá tốt, có kỹ năng tính toán và thực hành vào việc làm các bài tập trong sách giáo khoa đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó, vẫn còn một số học sinh tính toán chưa thành thạo, thể hiện những hạn chế như: - Đặt tính không đúng cột, dẫn đến kết quả tính sai. - Cách tính sai: ví dụ như tính từ trái sang phải. - Quên không nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục. - Không thuộc bảng trừ, dẫn đến thực hiện phép tính chậm hoặc tính sai kết quả.
  3. 2. Một số biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt phép trừ có nhớ trong phạm vi 100: 2.1. Với dạng bài thành lập bảng trừ trong phạm vi 20: Khi hình thành kiến thức, giáo viên yêu cầu học sinh thao tác trên que tính để tìm kết quả, sau đó trình bày trước lớp. Học sinh có thể nêu nhiều cách khác nhau để tìm kết quả các phép tính. Giáo viên chốt lại và định hướng cho học sinh cách hình thành các phép tính còn lại trong bảng trừ. Sau khi thành lập xong bảng trừ, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét khái quát sự giống nhau, khác nhau giữa các phép tính trừ trong bảng và mối quan hệ của cùng một thành phần trong các phép tính để giúp học sinh học thuộc bảng trừ một cách dễ dàng hơn.
  4. 2.2. Dạng bài vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 (31 – 5; 51 – 15; 32 – 8; 52 – 28; 33 – 5; 53 – 15; ) 2.2.1 Hướng dẫn học sinh kỹ thuật tính: Đối với dạng bài này giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kết quả phép tính bằng hai cách: thao tác trên que tính và đặt tính theo cột dọc. Cụ thể, học sinh được thao tác trên que tính để tìm ra kết quả, sau đó trình bày trước lớp rồi nêu cách đặt tính và tính đối với phép tínhnh vừa thực hiện trên que tính. Cách dạy, cách học này đã giúp cho những học sinh học tốt, tự giác, chủ động trong học tập, học sinh có khả năng trình bày diễn đạt sẽ phát huy được khả năng của mình, kết quả học tập của các em này sẽ tốt hơn. Song, với những học sinh chưa tự giác, chưa chủ động trong học tập, thao tác chậm, nhận thức chậm thì rất dễ dẫn đến việc các em không nắm được kỹ thuật tính. Giáo viên cần hướng dẫn kỹ cho học sinh ở nội dung này.
  5. Đối với những trường hợp học sinh quên không nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục (ở phần kết quả), giáo viên hướng dẫn học sinh nhắc lại các bước thao tác: khi trừ ở hàng đơn vị, viết chữ số hàng đơn vị ở phần kết quả và nhớ 1 ở hàng chục; sau đó nhớ thêm vào hàng chục của số trừ 1 chục rồi tiếp tục thực hiện trừ ở hàng chục. Ví dụ: 51 - 15 36 Hướng dẫn học sinh nhắc lại cách tính: trừ từ phải sang trái, tức là trừ hàng đơn vị với hàng đơn vị (1 trừ 5 không được lấy 11 trừ 5 bằng 6, viết 6 nhớ 1), sau đó thêm 1 vào hàng chục của số trừ rồi thực hiện trừ hàng chục với hàng chục (1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3). Lưu ý phần ghi kết quả, giáo viên hướng dẫn học sinh viết các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
  6. 2.2.3. Thường xuyên ôn tập, kiểm tra và kịp thời sữa lỗi cho học sinh Ở lớp 2, học sinh bắt đầu được học phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. Cũng từ đây, các kỹ năng ban đầu về tính nhẩm, tính viết sẽ được nâng lên. Cách đặt tính theo cột dọc nhằm bước đầu giới thiệu và chuẩn bị cho việc học kỹ thuật thực hiện phép trừ các số có nhiều chữ số ở lớp trên. Học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp 2 nói riêng sự tập trung chú ý của các em chưa cao, ghi nhớ của các em rất máy móc. Nếu không cho học sinh tăng cường thực hành luyện tập thì sẽ không khắc phục những hạn chế được nêu ở trên. Vì thế giáo viên phải tăng cường kiểm tra, ôn tập học sinh, có thể cho cán bộ lớp thường xuyên kiểm tra lại các bảng trừ đã học vào 15 phút truy bài đầu giờ hoặc xây dựng đôi bạn cùng tiến; thường xuyên kiểm tra kỹ năng tính toán của học sinh để kịp thời giúp đỡ các em khắc phục những hạn chế trong quá trình học.
  7. Như vậy, để giúp học sinh thực hiện tốt phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải đảm bảo giảng dạy có tính hệ thống, giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản và có kỹ năng thực hành tốt. Giáo viên cần chú ý đến từng đối tượng học sinh, tạo cơ hội để tất cả học sinh đều được tham gia vào các hoạt động học tập theo khả năng của mình. Giáo viên cần theo dõi quan tâm đến học sinh tiếp thu bài chậm để có biện pháp hướng dẫn cụ thể, bồi dưỡng thêm cho các em này mau tiến bộ đồng thời thường xuyên khen ngợi, động viên, khích lệ tinh thần các em học tập tốt hơn. Thêm nữa, người giáo viên cần lựa chọn và sử dụng linh hoạt nhiều hình thức về phương pháp dạy và học để thu hút các em tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, tính sư phạm, giúp học sinh dễ hiểu bài và khắc sâu kiến thức, phát huy được những thao tác trí tuệ, tư duy độc lập, chủ động, sáng tạo của học sinh.