Chuyên đề Một số giải pháp dạy học môn tiếng việt lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng, sẽ giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và những năng lực đặc thù của môn học như: Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học; rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe; phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành hệ thống kiến thức phổ thông, có nền tảng về tiếng Việt và văn học… Học sinh thấy được “cái hay, cái đẹp” của văn học từ đó các em sẽ yêu thích và biết tự hào, quý trọng các giá trị và năng lực, phẩm chất được hình thành trong quá trình học tập tiếng Việt
doc 9 trang lananh 14/03/2023 8040
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một số giải pháp dạy học môn tiếng việt lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_mot_so_giai_phap_day_hoc_mon_tieng_viet_lop_1_theo.doc

Nội dung text: Chuyên đề Một số giải pháp dạy học môn tiếng việt lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học

  1. TRƯỜNG TH KHÁNH THẠNH TÂN 2 TỔ KHỐI 1 CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Bước 1: Chọn chuyên đề và xác định mục tiêu chuyên đề I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng, sẽ giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và những năng lực đặc thù của môn học như: Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học; rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe; phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành hệ thống kiến thức phổ thông, có nền tảng về tiếng Việt và văn học Học sinh thấy được “cái hay, cái đẹp” của văn học từ đó các em sẽ yêu thích và biết tự hào, quý trọng các giá trị và năng lực, phẩm chất được hình thành trong quá trình học tập tiếng Việt. Làm thế nào để bài dạy âm, vần và những môn học khác có thể đạt hiệu quả cao nhất trong việc phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Đó là những băn khoăn của nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên lớp 1 trong năm học 2020 – 2021, chính vì vậy chúng tôi xây dựng chuyên đề Tiếng Việt lớp 1: “Một số giải pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh tiểu học” II. THỰC TRẠNG Để thực hiện đúng dạy học theo định hướng mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh, người dạy phải thấy được những hạn chế cơ bản của dạy học truyền thống là dạy học định hướng mục tiêu kiến thức, kĩ năng. HS học và ghi nhớ nhiều nhưng ít vận dụng vào đời sống, GV là người truyền thụ kiến thức, HS thụ động tiếp thu, lĩnh hội kiến thức. Và những ưu điểm của dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh là dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn. Quá trình học tập, học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới. Có sự phối hợp học tập cá nhân với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS – HS. a. Giáo viên: Năm học 2020 – 2021 là năm học đầu tiên áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018), giáo viên còn khá nhiều lúng túng khi giảng dạy, đặc biệt là làm thế nào để dạy học theo hướng phát huy phẩm chất, năng lực cho học sinh theo định hướng của Chương trình GDPT 2018.
  2. 3 thế, chúng tôi đã tuyên truyền để PHHS và xã hội nhận thức đầy đủ và đúng đắn về chủ trương, mục tiêu, nội dung, phương pháp và hiệu quả của việc tổ chức hoạt động dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Giáo viên cần có kế hoạch trao đổi cụ thể để phụ huynh để phối hợp trong việc giáo dục học sinh. Dành thời gian mỗi ngày để cùng học, cùng chơi với con lúc ở nhà thông qua một số hình thức đọc, kể chuyện, viết âm, vần, tạo được niềm vui và ham thích học tập cho các em. Trong sinh hoạt chuyên môn, chúng tôi mạnh dạn góp ý cho bạn bè đồng nghiệp nên vận dụng linh hoạt những phương pháp giảng dạy truyền thống và những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin để tạo hứng thú học tập cho các em học sinh. Giáo viên có thể tạo lập nhóm Zalo để trao đổi thông tin giữa giáo viên và cha mẹ học sinh, giữa cha mẹ học sinh với nhau để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm các cách mà họ đã sử dụng để hướng dẫn con học ở nhà. 3. Giáo viên cần có kĩ năng xây dựng kế hoạch dạy học Tiếng Việt nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh một cách phù hợp, mang lại hiệu quả giáo dục cao Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của chương trình, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện thực tế của lớp học để xây dựng kế hoạch bài học cho phù hợp (về thời lượng, tiến độ thực hiện, xác định phẩm chất - năng lực cần đạt, phân hóa đối tượng, dạy học phát triển năng lực ). Giáo viên xác định cụ thể những phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù nào cần phát triển trong mỗi bài học thực tế. Ví dụ: Trong bài học “â – âu”, giáo viên chỉ rõ trong mục tiêu của tiết 2 như sau: - Rèn đức tính trung thực qua hoạt động đánh giá bạn (phẩm chất) - Biết tôn trọng người lớn, cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh qua hoạt động mở rộng (phẩm chất) - Tự tin, trách nhiệm, biết giúp đỡ bạn khi làm việc nhóm (phẩm chất) - Phát triển năng lực ngôn ngữ qua hoạt động luyện nói, nói câu chứa âm, vần vừa học (năng lực) - Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ học tập trong nhóm (năng lực) Đối với đặc điểm đối tượng học sinh riêng của từng lớp, giáo viên cần có kế hoạch dạy học phân hóa, cụ thể khi xây dựng hệ thống câu hỏi vấn đáp, giáo viên cần phân chia câu hỏi theo trình độ, đi từ mức độ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp. Ví dụ: Bài ep – êp (ở HĐ 1, tiết 2) Luyện đọc từ ứng dụng
  3. 5 hình ảnh trực quan. Từ đó giáo dục học sinh kĩ năng chào hỏi trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp, tự tin, phát triển năng lực ngôn ngữ. Hoặc trong hoạt động mở rộng, thông qua từ gợi mở “Nói lời xin phép” GV tổ chức cho HS đóng vai theo tình huống và nói lời xin phép. Từ đó giáo dục cho HS kĩ năng nói lời xin phép trong những tình huống thông thường. Đồng thời giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp, tự tin, phát triển năng lực ngôn ngữ 4. Để nâng cao hiệu quả phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong môn Tiếng Việt lớp 1, giáo viên cần coi trọng tổ chức các hoạt động học tập trên lớp cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tổ chức các hoạt động học tập là hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong dạy - học trên lớp. Giáo viên hướng dẫn các kĩ năng học tập của học sinh: kĩ năng làm việc cá nhân, cặp đôi, nhóm, với tài liệu học tập. Giáo viên lưu ý khi giao nhiệm vụ, học sinh phải biết rõ việc mình làm, thực hiện hoạt động gì? Cách làm như thế nào? Kết quả hay sản phẩm là gì? Giáo viên cần dành thời gian cho học sinh làm việc cá nhân, rồi mới chuyển sang cặp đôi/ nhóm. Tất cả học sinh phải đóng góp làm ra sản phẩm của nhóm. Các bạn trong nhóm không làm thay. Từ đó phát triển được năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, cũng như những phẩm chất của người học sinh như đoàn kết, yêu thương, trung thực, kỉ luật. Để tổ chức lớp học luôn ổn định, nền nếp, giáo viên áp dụng các phương pháp, hình thức dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú và tập trung học tập. Cụ thể như: phương pháp vấn đáp, phương pháp trò chơi, hình thức dạy học nhóm. Trong các giờ dạy, giáo viên phải liên tục thay đổi hình thức học tập (cá nhân - tổ - cặp đôi - cả lớp); áp dụng nhiều phương pháp, hình thức dạy học tích cực (động não - vấn đáp - trò chơi, ); ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo hứng thú học tập, giúp học sinh có động cơ học tập tích cực. Ví dụ: ở tiết dạy minh họa bài ep – êp GV đã liên tục thay đổi các phương pháp, hình thức như trò chơi, vấn đáp, cá nhân, nhóm, Dựa vào mục tiêu bài học, GV xây dựng một số câu hỏi, bài tập củng cố phù hợp bằng nhiều hình thức và tổ chức cho HS tự đánh giá kết quả học tập của mình và của các bạn trong nhóm, lớp. HS được củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học; biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày Tùy vào từng chủ đề cụ thể mà GV linh hoạt tổ chức cho HS các trò chơi, hát, đóng vai theo tình huống liên quan đến chủ đề. Ngoài các giờ học chính khóa, tăng cường tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tham gia đọc sách, tham gia các câu lạc bộ phù hợp với sở trường để phát huy năng khiếu của các em 5. Đổi mới cách đánh giá học sinh tiểu học
  4. 7 - Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết. - Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Một số tranh ảnh minh họa - Tranh chủ đề, khởi động. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ (5 phút) Mục tiêu: tạo hứng thú và gợi nhớ bài cũ. - Tham gia trò chơi có liên quan đến bài hôm nay học. Trò chơi “ô số bí ẩn” - Chơi trò chơi: đọc từ ngữ có tiếng chứa âm vần đã học ở bài trước, nói câu * Phát triển NL ngôn ngữ qua luyện nói câu chứa tiếng có vần đã học Hoạt động 2. Khởi động (5 phút) Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS, dẫn dắt vào bài mới. - HS thảo luận nhóm đôi quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa âm vần được học - Đại diện nhóm trình bày trước lớp - HS phát hiện ra âm vần mới sẽ học - HS nói điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được * HĐ này phát triển cho HS (NL hợp tác, phối hợp với bạn để tìm hiểu tranh chủ đề, tìm hiểu bài học, PC tự tin, trách nhiệm, biết giúp đỡ bạn khi làm việc nhóm) hỏi – đáp theo nhóm về những sự vật, hoạt động, có trong tranh khởi động Hoạt động 3. Nhận diện âm chữ (vần) mới, tiếng có âm chữ (vần) mới (10phút) a. Nhận diện âm vần mới, tiếng có âm vần mới. Mục tiêu: Nhận diện được âm, vần mới - Học sinh quan sát chữ ghi âm vần mới - GV đọc mẫu: ep - êp - HS đọc chữ ghi âm vần mới (đánh vần, đọc trơn) b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng Mục tiêu: Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm chữ HS lắng nghe GV giới thiệu bài học và quan sát chữ ghi tên bài - HS quan sát mô hình đánh vần tiếng - HS phân tích tiếng chép - HS đánh vần theo mô hình tiếng: chờ-ep-chep-sắc-chép Hoạt động 4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa (5 phút) Mục tiêu: Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa. - HS quan sát tranh rút ra từ khóa - Đánh vần và đọc trơn từ khóa tập chép - HS phát hiện từ khóa, âm vần mới trong tiếng khóa. - HS đọc trơn từ khóa.
  5. 9 - GV nhận xét. - GV cho HS đóng vai theo tình huống nói lời xin phép khi đi chơi với bạn, khi đi học trễ, * PC chăm chỉ: vận dụng kiến thức vào đời sống. * NL ngôn ngữ: nói câu chứa âm, vần vừa học Viết vào vở (5 phút) - HS viết vào vở. - HS nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có. - HS tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với bài làm của mình * PC ham học: tự hoàn thành bài viết đúng thời gian - Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (1 phút) - Cho HS đọc lại toàn bài. - HS về nhà chuẩn bị tiết sau bài V. KẾT LUẬN Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 nói chung và chương trình môn Tiếng Việt tiểu học nói riêng được thiết kế theo hướng mở và trao quyền chủ động cho nhà trường, giáo viên nhiều hơn trong việc xây dựng kế hoạch. Theo định hướng đó, nhà trường và giáo viên chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, áp dụng các phương pháp hình thức tổ chức dạy học đa dạng, phát huy tối đa các năng lực, phẩm chất cho học sinh. Việc phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh là một quá trình, chứ không phải thông qua một bài học. Sau chuyên đề này chúng tôi sẽ tiếp tục thực nghiệm chuyên đề xuyên suốt trong năm học. Trên đây là nội dung báo cáo chuyên đề: “Một số giải pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh tiểu học” của Tổ khối 1. Với thời gian thực dạy chưa nhiều, chắc chắn chuyên đề còn nhiều thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn. TM. TỔ KHỐI 1 TT Bùi Thị Cẩm Nương