Chuyên đề Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp

a/ Ưu điểm:

          - Hiện nay công tác chủ nhiệm được giáo viên quan tâm thực hiện khá tốt với nhiều giải pháp được cải tiến và mang lại hiệu quả thiết thực. 

          - Đa số học sinh chăm ngoan, có thái độ học tập tốt, thông minh và nhanh nhẹn hơn. 

          - Công tác phối hợp giữa 3 môi trường giáo dục mà đặc biệt với CMHS có nhiều thuận lợi do sự tiến bộ của kinh tế xã hội.

          b/ Hạn chế:

doc 6 trang lananh 14/03/2023 6240
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chu_nhiem_lop.doc

Nội dung text: Chuyên đề Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp

  1. CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP I/ Thực trạng: a/ Ưu điểm: - Hiện nay công tác chủ nhiệm được giáo viên quan tâm thực hiện khá tốt với nhiều giải pháp được cải tiến và mang lại hiệu quả thiết thực. - Đa số học sinh chăm ngoan, có thái độ học tập tốt, thông minh và nhanh nhẹn hơn. - Công tác phối hợp giữa 3 môi trường giáo dục mà đặc biệt với CMHS có nhiều thuận lợi do sự tiến bộ của kinh tế xã hội. b/ Hạn chế: - Tuy các giải pháp có được cải tiến, giáo viên có tích cực học tập nâng cao trình độ nhưng công việc đặt ngày càng khó khăn, phức tạp có lúc chưa theo kịp những tình huống giáo dục mới. - Giáo viên còn nóng vội trong quá trình giáo dục các em dẫn đến cách giải quyết chưa thuyết phục và không mang lại ý nghĩa giáo dục lâu dài. - Do việc giáo dục chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho học sinh các kiến thức, kỹ năng chứ chưa tạo điều kiện cho các em trải nghiệm, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống để hình thành các phẩm chất phải đạt nên các phẩm chất đạo đức chưa bền vững, HS dễ mắc sai lầm khi kiềm chế bản năng. - Một số phụ huynh thiếu quan tâm, đa số học sinh sống xa cha mẹ do nhiều điều kiện, cá biệt vì hoàn cảnh gia đình và. Một số em còn có dấu hiệu bị san chấn về tâm lý. - Phương pháp giáo dục của giáo viên chưa giúp cho các em thấy rõ vai trò trách nhiệm của bản thân với việc học. - Một số học sinh chưa ngoan, chưa biết vâng lời thầy cô, ham chơi c/ Lí do chọn chuyên đề: Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục toàn diện. Làm tốt công tác chủ nhiệm góp phần rất lớn trong việc hình thành những phẩm chất tốt đẹp, hoàn thiện nhân cách con người mới đáp ứng mục tiêu giáo dục và yêu cầu của xã hội. Trong nhà trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu của sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ 1
  2. trưởng, lớp phó báo cáo được các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cuối mỗi tháng, giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp Ban cán bộ lớp một lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ ra những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. 3. Xây dựng nề nếp lớp. - Để xây dựng nề nếp lớp bắt đầu từ xây dựng nội quy lớp học: Khi xây dựng nội quy lớp học giáo viên cần khéo léo đưa những quy định mình mong muốn vào nội quy lớp học bằng cách phát triển những sáng kiến, ý tưởng của học sinh cả lớp thành những mong muốn của mình nhưng phải làm sao cho học sinh thấy được chính các em mới là người nghĩ ra và quyết định chọn để cùng thực hiện. Giáo viên phải tổ chức cho Ban cán bộ lớp theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện của các bạn trong lớp. - Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tạo ra mối quan hệ thân thiện, cảm thông, gắn bó giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh trong quá trình giáo dục. Tập thể lớp có quan hệ tình cảm tốt đẹp, đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp và phát triển nhân cách của học sinh. Tập thể lớp tốt là một tập thể hướng tới và hoạt động dựa trên các giá trị như: tôn trọng, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cách giải quyết các xung đột không bằng bạo lực, 4. Đổi mới nội dung sinh hoạt lớp: Đổi mới sinh hoạt lớp là yếu tố cơ bản để tạo điều kiện cho Ban cán bộ lớp hoạt động tốt. Cho nên giáo viên chủ nhiệm phải đổi mới nội dung sinh hoạt lớp, tránh tình trạng lặp lại một nội dung, phải làm cho học sinh yêu thích tiết sinh hoạt lớp. Trong tiết sinh hoạt lớp các em sẽ được bày tỏ ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm, được vui chơi, được biểu diễn năng khiếu, được phát huy sở trường, tổng kết thi đua tuần, bình chọn hoặc được các bạn bình chọn là người học tốt trong tuần . Cần làm cho giờ sinh hoạt lớp luôn sinh động, cởi mở, gần gũi mà nhất là phải phát huy tốt vai trò tự giác, chủ động của Ban cán bộ lớp , phải để các em tự tổ chức, giáo viên chỉ tham gia với tư cách là cố vấn. 5. Phối kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường: - Công tác phối kết hợp là một trong những biện pháp hữu hiệu, nhằm răn đe, quán triệt có hiệu quả cao. Đôi khi có những công việc, nội dung hay tình 3
  3. Tuần 26 Ngày dạy: SINH HOẠT LỚP - Tuần 26 Chủ điểm: "Hoa thơm tặng mẹ- Việc tốt tặng cô" I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Giúp HS tự điểu hành hoạt động tổng kết thi đua tuần 26 và đề ra phương hướng tuần 27. - Tích cực tham gia học tập và tham gia các phong trào của trường của lớp, tham gia xây dựng tập thể lớp đoàn kết. II/ CHUẨN BỊ GV: Câu hỏi HS: Tìm hiểu ý nghĩa ngày 8/3, các bài hát về Đội, về mẹ, về cô III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS 3' - Giới thiệu -Lắng nghe - Khởi động - Hát tập thể 17 1. Hoạt động 1: Tổng kết thi đua . - Tổng kết thi đua tuần 26 - Các tồ thảo luận - Lần lượt các tổ báo cáo - HS ý kiến. - Thư ký ghi nhận - Ban cán sự lớp nhận xét - HS lớp nêu ý kiến. - GV nhận xét hoạt động tuần 26 2. Hoạt động 2: Đề ra phương hướng 7' - Thống nhất phương hướng tuần 27 - HS cả lớp thảo luận nêu phương hướng tuần tới - GV nhận xét bổ sung và chốt lại nội dung phương hướng tuần 27. 3. Hoạt động 3: Sinh hoạt chủ điểm 10' - GV giới thiệu chủ điểm - Khởi động - HS hát tập thể - Hoạt động của đội văn nghệ - HS hát về chủ đề Mẹ và cô - Nhận xét thái độ tham gia của HS - GV liên hệ giáo dục - HS cho ý kiến 5