Chuyên đề: Rèn đọc cho học sinh chậm tiến Lớp 1

            Chuyên đề: RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH CHẬM TIẾN LỚP 1

I. Lí do chọn đề tài: 

Trong giai đoạn hiện nay giáo dục tiểu học là bậc học quan trọng nhất, đặc biệt là khối lớp 1, nó được xem là cơ sở ban đầu đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của con người. 

Là giáo viên dạy khối 1 chúng tôi nhận thấy để học tốt các môn học thì các em cần phải đọc tốt. Có đọc tốt các em mới làm tốt các bài toán có lời văn và mở rộng tầm nhìn ra thế giới xung quanh qua các bài tập đọc, bài báo, rung cảm trước cái đẹp, cảm nhận được sự yêu ghét trong mỗi con người.

doc 5 trang lananh 14/03/2023 4620
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Rèn đọc cho học sinh chậm tiến Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_ren_doc_cho_hoc_sinh_cham_tien_lop_1.doc

Nội dung text: Chuyên đề: Rèn đọc cho học sinh chậm tiến Lớp 1

  1. Chuyên đề: RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH CHẬM TIẾN LỚP 1 I. Lí do chọn đề tài: Trong giai đoạn hiện nay giáo dục tiểu học là bậc học quan trọng nhất, đặc biệt là khối lớp 1, nó được xem là cơ sở ban đầu đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của con người. Là giáo viên dạy khối 1 chúng tôi nhận thấy để học tốt các môn học thì các em cần phải đọc tốt. Có đọc tốt các em mới làm tốt các bài toán có lời văn và mở rộng tầm nhìn ra thế giới xung quanh qua các bài tập đọc, bài báo, rung cảm trước cái đẹp, cảm nhận được sự yêu ghét trong mỗi con người. Rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy là công cụ tốt nhất để các em học các môn học khác. Đó cũng là hành trang giúp cho các em nắm bắt kịp thời những thông tin cần thiết và lĩnh hội những kiến thức cơ bản giúp các em vững vàng hơn trong cuộc sống. II. Thực trạng: - Các em mẫu giáo 5 chỉ mới làm quen và đọc được một số chữ cái. - Một số em đọc còn quên âm dẫn đến không đọc được tiếng từ - Mốt số em đọc chưa đúng, đọc vẹt, đọc còn nhầm lẫn ầm này với âm khác, vần này với vần khác, - Các em đánh vần theo cảm tính( ví dụ: u – i – i hoặc u- i –u; ơ – i – ơ, ) - Một số em phát âm chưa chuẩn( âm th các em đọc là âm hờ) - Một số em chưa tập trung trong học tập, chưa chú ý nghe giáo viên hướng dẫn đọc.
  2. - Để các em khắc sâu và nhớ lâu GV dạy cho các em nhận diện, phân tích từng nét trong từng con chữ cái. Ví dụ: Âm gồm 2 nét: Nét tròn nằm ở bên trái và nét sổ thẳng nằm ở bên phải ( đọc là âm “dờ”) Âm gồm 2 nét: Nét tròn nằm ở bên phải và nét sổ thẳng nằm ở bên trái ( đọc là âm “ bờ”). + Sang phần âm ghép ( chữ có 2 âm ghép lại với nhau) giáo viên cho học sinh xếp các âm có âm h ở cuối thành một nhóm để thấy được sự giống nhau và khác nhau của các âm đó. Ví dụ: th – t ; kh – k; gh – g; ph – p; ngh – ng; nh – n; ch – c Phân thành từng cặp: ch – tr; ng – ngh; c – k; g – gh để các em phát âm chính xác. Các âm còn lại: gi, tr, qu cho học kĩ về cấu tạo. * Phần học vần: Để các em học tốt phần vần GV tập cho HS thói quen nhận diện, phân tích cấu tạo của vần, nhận biết vị trí các âm trong vần để các em học vững. Ví dụ khi dạy vần en: - Cho HS nhận diện về cấu tạo vần en gồm 2 âm, âm e đứng trước ta đọc trước, âm n đứng sau đọc sau. - Hướng dẫn đọc: e – nờ - en