Chuyên đề Tiếng việt - Biện pháp dạy tốt phân môn Học vần cho học sinh Lớp 1

ØNăm học 2020-2021 là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, theo đó học sinh lớp 1 học tập theo chương trình và sách giáo khoa mới.

ØĐối với học sinh lớp 1, các em chuyển từ giai đoạn chơi sang giai đoạn học; cũng tinh thần học mà chơi, chơi mà học nhưng phải vào khuôn khổ, phải học và thực sự phải làm việc để có kết quả. Với bước chuyển tiếp này đồng thời với chương trình, sách giáo khoa mới nên giáo viên giảng dạy lớp 1 gặp rất nhiều khó khăn (về phân phối chương trình, nội dung bài dạy, phương pháp, hình thức tổ chức lớp học,...) .

pptx 22 trang lananh 14/03/2023 10282
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Tiếng việt - Biện pháp dạy tốt phân môn Học vần cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxchuyen_de_tieng_viet_bien_phap_day_tot_phan_mon_hoc_van_cho.pptx

Nội dung text: Chuyên đề Tiếng việt - Biện pháp dạy tốt phân môn Học vần cho học sinh Lớp 1

  1. Chuyªn ®Ò TiÕng viÖt BiÖn ph¸p d¹y tèt ph©n m«n Häc vÇn cho häc sinh líp 1.
  2. ➢Trong các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí rất quan trọng. Học sinh biết đọc và đọc tốt sẽ giúp học tốt các môn còn lại. ➢Đối với học sinh khi bước vào lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ. Kĩ năng nhận biết và đọc của trẻ là sự phản hồi của kết quả tiếp thu sau một quá trình học tập của các em. Dạy học vần nhằm tạo kĩ năng và thói quen học tập tích cực cho học sinh.
  3. ➢ Tích hợp dạy học 4 kĩ năng đọc, viết, nói và nghe ➢ Tích hợp dạy ngôn ngữ và văn chương ➢ Tích hợp dạy các giá trị văn hóa, giáo dục, phát triển nhân cách ➢ Tích hợp phát triển ngôn ngữ và phát triển tư duy ➢ Tích hợp dạy Tiếng Việt với các môn học và các hoạt động giáo dục khác.  Giúp đáp ứng các tiêu chí phát triển phẩm chất - năng lực theo yêu cầu mới.
  4. THỜI LƯỢNG: 12 tiết/tuần, gồm: • Bài học vần mới: 4 bài, mỗi bài 2 tiết; • Bài thực hành: 1 tiết; • Bài ôn tập: 2 tiết; • Bài kể chuyện: 1 tiết. VỊ TRÍ: PHẦN : • 11 tuần ở Học kì I (từ tuần 7 đến 17) HỌC VẦN • 02 tuần ở Học kì II (tuần 19, 20) NỘI DUNG DẠY HỌC: Dạy vần mới MỤC ĐÍCH: Cung cấp kiến thức, rèn luyện phẩm chất và năng lực cho HS qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe.
  5. IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Trong tiết học, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy để học sinh phát huy tối đa năng lực phát triển của bản thân. Để học sinh học tốt môn học vần, giáo phải sử dụng có hiệu quả bộ đồ dùng Tiếng Việt để các em được luyện tập ghép âm, ghép tiếng, ghép từ. Trong giờ dạy học cần thay đổi linh hoạt hình thức hoạt động trí tuệ kết hợp nghỉ giữa tiết để đảm bảo yêu cầu “Học mà chơi, chơi mà học”. Ví dụ: Khi dạy nhận diện vần ip – up ngoài hình thức quan sát tranh, giáo viên có thể tổ chức trò chơi Nhanh tay lẹ mắt như giáo viên chiếu các từ có vần và không vỗ tay khi từ có tiếng chứa vần ip, up hoặc trò chơi Hái quả, Ai tinh mắt,
  6. Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh đọc tốt: đọc âm, đọc vần, đọc tiếng, đọc từ, đọc câu và đọc đoạn. Trong khâu hướng dẫn giáo viên đóng vai trò quan trọng là việc đọc mẫu và sửa phát âm vì các em bắt chước rất nhanh và rất tốt. Chính vì các em bắt chước rất nhanh nên việc rèn đọc câu giáo viên cần chú ý khi rèn đọc có thể đổi vị trí các từ trong câu hay chỉ ngẫu nhiên để tránh đọc vẹt của các em. Ví dụ: Với câu: “Thảo, Hà và Thư đi bộ. Thảo đi sau Hà và Thư quá xa. Hà kêu Thảo đi mau”. Khi dạy giáo viên có thể chỉ cho học sinh đọc ngãu nhiên.
  7. Thông qua giờ Học vần, học sinh đọc, viết nhớ được tất cả các âm, vần của Tiếng Việt một cách chính xác. Từ đó, biết ghép các âm, vần với nhau để tạo thành tiếng, từ mới. Sử dụng đồ dùng dạy học: Đồ dùng dạy học là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Học sinh nhận thức bài học dưới sự tổ chức dẫn dắt của giáo viên có sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học. Đồ dùng đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tốt các biểu tượng, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Cách sử dụng tranh, mô hình, vật thật để giải nghĩa từ .
  8. Ví dụ: Bài ip, up, Chủ đề 14 Lớp em, SHS tập 1, trang 147. * Nhận diện, đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng - Học sinh đánh vần thầm và đọc trơn các từ mở rộng các vần ip, up (Chỉ đánh vần các tiếng có chứa vần mới còn lại đánh vần thầm). - Học sinh tìm hiểu nghĩa các từ mở rộng (qua việc quan sát tranh minh họa trong SHS hoặc qua ảnh hoặc vật thật, có thể cho học sinh đặt câu với một hai từ mở rộng). - Học sinh tìm các từ có chứa ip, up bằng việc quan sát các vật việc xung quanh, VD (cái nhíp, túp lều, đuổi kịp, nhân dịp, múp míp, ) * Nhận diện và đọc trơn bài học - Học sinh tìm tiếng chứa vần mới trong bài đọc. - Học sinh đánh vần chữ có vần khó và đọc thành tiếng văn bản.
  9. 3/ Dạy đọc mở rộng Nội dung dạy đọc mở rộng được tích hợp vào hoạt động mở rộng ở cuối bài học. Các nội dung đọc mở rộng bao gồm sự đa dạng về thể loại văn bản đọc mở rộng. + Đọc tự do về nội dung không giới hạn về chủ đề, nội dung, thể loại. Học sinh trao đổi với bạn về văn bản mình đã đọc. Giúp học sinh gia tăng thói quen đọc sách. Ví dụ: Bài oc – ôc, chủ đề Vui học + Đọc theo chủ đề được yêu cầu Ví dụ: Bài iêp – ươp, chủ đề 17 Vườn ươm.
  10. V. QUY TRÌNH DẠY ÂM VẦN MỚI: - HĐ 1: Ổn định lớp và KTBC (HS tham gia trò chơi hoặc hoạt động giải trí). - HĐ 2: Khởi động (Trao đổi về tên chủ đề và tranh chủ đề nếu có, GV giải thích thêm về tên chủ đề nếu cần (bài 1) – trao đổi về tranh khởi động – tìm tiếng/ từ có chứa âm vần sẽ học – phát hiện âm vần sẽ học – giới thiệu bài mới). - HĐ 3: Nhận diện âm vần mới, mô hình tiếng (quan sát chữ mẫu ghi âm vần cần học – phân tích chữ ghi âm vần cần học – quan sát mô hình đánh vần – phân tích tiếng và đánh vần theo mô hình). - HĐ 4: Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa (có thể kết hợp với HĐ 3) - HĐ 5: Tập viết (có thể chuyển sang cuối tiết 2). - HĐ 6: Luyện tập đánh vần, đọc trơn từ ứng dụng, câu/ đoạn ứng dụng (có thể tìm hiểu sơ giản về nội dung câu/ đoạn ứng dụng). - HĐ7: Hoạt động mở rộng. - HĐ 8: Củng cố, dặn dò.
  11. Trên đây là chuyên đề “Biện pháp dạy tốt phân môn Học vần cho học sinh lớp 1”, rất mong sự đóng góp chân thành của đồng nghiệp để tập thể tổ Một chúng tôi dạy tốt hơn.