Đề giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 - Năm học 2024-2025 (Có đáp án + Ma trận)
Bạn đang xem tài liệu "Đề giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 - Năm học 2024-2025 (Có đáp án + Ma trận)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2024_2025_co_dap_an_m.pdf
Nội dung text: Đề giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 - Năm học 2024-2025 (Có đáp án + Ma trận)
- PHÒNG GD-ĐT TAM ĐIỆP ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH Năm học: 2024-2025 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút I. MA TRẬN. Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ dung/Đơn Vận dụng % TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao điểm thức TN TL TNKQ TL TN TL TN TL 1 Đọc Thơ thất hi u ngôn bát ể 0 2 0 1 0 1 0 0 40 cú. 2 Viết Viết đoạn văn nghị 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 20 luận xã hội Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 (bài thơ thất ngôn bát cú). T ng 0 25 35 0 30 0 10 ổ 100 T l % 25% 35% 30 10% ỉ ệ Tỉ lệ chung 60% 40% II. BẢNG ĐẶC TẢ Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức dung/ Thông V n TT M nh gi Nh n V n ậ Kĩ năng Đơn vị ức độ đá á ậ hi u ậ d ng ki n bi t ể d ng ụ ế ế ụ cao thức 1 Đọc hiểu Thơ Nhận biết: 1TL 1TL 1TL thất - Nhận biết được thể thơ ngôn - Nhận biết được một số yếu bát cú. tố thi luật của thơ - Nhận biết được từ ngữ địa phương Thông hiểu: - Hiểu được giá trị nội dung của câu thơ Vận dụng:
- - Trình bày được bài học về tình bạn được gợi ra từ văn bản. - Biết cách trân quý tình bạn 2 Viết Đoạn Nhận biết: văn - Xác định kiểu bài: NLXH nghị - Xác định được cấu trúc, bố luận cục của đoạn văn nghị luận xã hội. xã hội: cách để có một tình bạn đẹp. - Biết cách xây dựng luận điểm, trình bày luận cứ... 1TL* Thông hiểu: Viết đoạn văn nghị luận nêu cách tạo nên một tình bạn đẹp. Vận dụng: Trình bày luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong dùng từ, diễn đạt, Bài Nhận biết: văn - Xác định kiểu bài: phân tích phân một tác phẩm văn học (bài thơ tích thất ngôn bát cú). một - Xác định được cấu trúc, bố tác cục của bài văn phân tích một ph m tác ph c ẩ ẩm văn họ - văn Biết cách xây dựng luận h c ọ điểm, trình bày luận cứ... Thông hi u: Vi t bài ngh ể ế ị lu n v m t v c n gi i ậ ề ộ ấn đề ầ ả quy t v i các khía c nh khác ế ớ ạ nhau của vấn đề. Vận dụng: Trình bày luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong dùng từ, diễn đạt, .. Tổng 2TL 2TL 1 TL 1 TL Tỉ lệ % 25 35 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
- PHÒNG GDĐT TP TAM ĐIỆP ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH Năm học: 2024-2025 Môn: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi gồm 2 phần, trong 01 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc bài thơ sau: Bạn đến chơi nhà Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta! (Nguyễn Khuyến) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên. Nêu dấu hiệu nhận biết về số chữ, số dòng thơ của thể thơ đó? Câu 2. Tìm từ ngữ địa phương trong câu thơ: “Cải chửa ra cây, cà mới nụ”. Câu 3. Nêu cách hiểu về nội dung của hai câu thơ sau: Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây ta với ta! Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất với em qua bài thơ trên? Lí giải vì sao? II. PHẦN VIẾT ( 6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Cuộc sống sẽ trở nên nhiều màu sắc và ý nghĩa hơn khi có tình bạn đẹp. Những người bạn chân thành sẽ luôn “chia ngọt sẻ bùi” với chúng ta dù ta đang trong bất kì hoàn cảnh nào. Theo em, chúng ta cần phải làm gì để có được một tình bạn đẹp. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) làm rõ vấn đề trên. Câu 2 (4,0 điểm): Phân tích nội dung và nghệ thuật bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của tác giả Nguyễn Khuyến. ............ .. Hết ...........
- PHÒNG GD-ĐT TAM ĐIỆP HƯƠNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I Năm học: 2024-2025 Bài thi: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 02 phần, trong 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 - Thể thơ: Thất ngôn bát cú. 0,5 - Dấu hiệu: Mỗi dòng 7 chữ; bài thơ gồm 8 dòng thơ. 0,5 - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1/2 ý như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. 2 - Từ ngữ địa phương: “chửa”. 1,0 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được các ý như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. 3 - HS có thể diễn đạt về nội dung: + Ông cha ta có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. 0,25 Miếng trầu là sự lịch thiệp, là thứ tối thiểu cần có mỗi khi bắt đầu 0,25 một câu chuyện. Vậy mà một miếng trầu cũng không hề có. -> cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả + Cụm từ “ta với ta”, cho thấy giữa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, chỉ còn lại sự hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn. Chỉ cần có ta với bạn là đủ. 0,25 => Qua đó tác giả muốn bộc lộ tình cảm sâu sắc của mình đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường. 0,25 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đủ các ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được một ý:0,25 điểm. - Học sinh trả lời được phép liệt kê từ hai ý: 0,75 điểm - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. 4 Trên cơ sở cảm nhận về nội dung ý nghĩa của bài thơ, học sinh trình bày một thông điệp sâu sắc nhất với bản thân và lí giải phù hợp. + Gợi ý một số thông điệp: - Tình bạn cao hơn mọi của cải và vật chất, và nó là một nguồn động 0,5 lực vô cùng quan trọng trong cuộc sống. - Tình bạn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. - Trong cuộc sống của chúng ta cần tạo cho mình một tình bạn trong sáng, biết yêu thương và giúp đỡ nhau. + Lí giải: Học sinh có những lí giải phù hợp với thông điệp đưa ra. 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được một thông điệp ý nghĩa nhất phù hợp với nội
- dung ý nghĩa văn bản, có những lý giải phù hợp: 1,0 điểm. - Học sinh nêu được một thông điệp ý nghĩa nhất nhưng chưa lý giải được; hoặc lý giải chưa phù hợp; hoặc có thông điệp và có lý giải nhưng chưa thật thuyết phục: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời lạc đề: không cho điểm. II VIẾT 6,0 1 Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) 2,0 a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn 0,25 nghị luận xã hội - Hình thức: một đoạn văn, thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp. - Dung lượng: khoảng 200 chữ b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cần làm gì để có tình bạn 0,25 đẹp. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: + Luôn sẵn sàng lắng nghe, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. 0.5 + Luôn tôn trọng, sự tin tưởng, sự chia sẻ và sự hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ ước mơ... + Cần hiểu nhau và luôn sẵn sàng tha thứ lẫn nhau. + Cần phải chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, khó khăn trong cuộc sống để cùng nhau trải qua, đồng hành và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: Làm gì để có được tình bạn đẹp? 0.5 - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; biết phân tích các dẫn chứng trong văn bản để làm sáng tỏ cho lập luận. đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. 0,25 e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ 0.25 2 Viết một bài văn phân tích một tác phẩm văn học (khoảng 500 4,0 chữ) a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích một tác phẩm văn 0,5 học (bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật) c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết - Xác định được các ý chính của bài viết - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận: 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung về bài thơ. 0,25
- 2. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, có thể đưa ra nhiều góc nhìn, nhiều cách giải quyết vấn đề không giống như đáp án tuy nhiên cần có sức thuyết phục, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đảm bảo được các ý cơ bản sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả, đề tài, thể thơ - Giới thiệu tác giả: Nguyễn Khuyến 0,75 - Khái quát đề tài, thể thơ: * Phân tích đặc điểm về nội dung - Cảm xúc của tác giả khi bạn đến chơi nhà + Mở đầu bài thơ là câu nói giản dị như chính là lời chào của hai người bạn thân sau biết bao nhiêu ngày tháng mới được gặp lại. + Cụm từ “đã bấy lâu” đã vẽ lên khoảng thời gian đã quá lâu rồi mà 0.75 người bạn kia mới có thời gian đến chơi với nhà thơ. + Cách xưng hô rất thân mật - gọi bạn là “bác” -> thể hiện sự thân tình, gắn bó đồng thời ta cũng nhận thấy thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữa hai người. + Hai vế câu sóng đôi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào. ->Qua đó, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách. => Câu thơ đầu như một lời nói mộc mạc, như một tiếng reo vui, thể hiện sự chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà. - Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà + Theo như phép tắc thông thường thì khi bạn đến chơi, chủ nhà sẽ phải tiếp đón thật chu đáo để thể hiện tình cảm của mình thế nhưng ở đây nhà thơ lại không có bất cứ thứ gì để thiết đãi bạn của mình: cá thì rất nhiều nhưng ao lại sâu, gà thì không thiếu nhưng vườn lại rộng. Cải, cà, bầu, mướp thì chưa ra cây, chỉ có nụ, vừa rụng rốn rồi thì đương hoa. + Nhịp thơ 3/4 tạo âm hưởng nhịp nhàng, chậm rãi, khoan thai. + Phép đối chặt chẽ, lặp cấu trúc cụm từ, sử dụng tính từ, từ phủ định đã được sử dụng để tạo dựng một hoàn cảnh éo le, đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của tác giả -> Qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà nho thanh bạch. => Tất cả những gì nhà thơ liệt kê ra nhằm muốn diễn đạt rằng tất cả mọi thứ đều đang ở độ dở dang và chưa đến lúc dùng được. + Ngay cả một miếng trầu cũng không hề có. Người đọc hình dung ra rõ hơn sự lúng túng của vị đại quan ngày xưa nay đã trở thành một người nông dân bình thường nơi quê nhà. + Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó cho thấy hoàn cảnh éo le của tác giả. Vật chất không có, chỉ có sự chân tình tiếp đãi bạn - Tình bạn thắm thiết của tác giả + Tiếp bạn không có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị mà chỉ cần có một tấm lòng chân thành, một tình bạn thắm thiết là đủ. + “Ta với ta” nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng, hai người
- tri kỉ tìm đến nhau. + Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta -> Cho thấy giữa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, chỉ còn lại sự hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn + Sự gắn bó, gần gũi nhau về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Tất cả những thứ vật chất cao sang như đã bị xoá nhoà. Tình bạn của hai người là thứ quý giá nhất. * Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật - Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường 0,75 luật nhưng ý thơ lại khá bất ngờ khi không tuân theo cấu trúc đề, thực, luận, kết như ở thơ Đường truyền thống. - Giọng thơ tự nhiên, giản dị gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người nông dân chốn quê nhà nhưng qua đấy nét tài hoa của Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình cũng được bộc lộ rõ nét. 3. Khẳng định vị trí, ý nghĩa bài thơ + Bạn đến chơi nhà quả là bài thơ hay viết về tình bạn, một thứ tình 0,25 cảm gắn bó keo sơn. + Bài thơ gợi cho ta những suy nghĩ về giá trị, ý nghĩa của tình bạn chân chính trong cuộc đời. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Trình bày được bố cục của bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật) 0,25 - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục; biết kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề. đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu 0,25 và liên kết văn bản. e. Sáng tạo 0.25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, giải pháp thiết thực có tính khả thi cao. Tổng điểm 10,0 .Hết Người duyệt Người ra đề Bùi Thị Thơm Nguyễn Thị Lan