Đề giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2024-2025 (Có đáp án + Ma trận)
Bạn đang xem tài liệu "Đề giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2024-2025 (Có đáp án + Ma trận)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2024_2025_co_dap.pdf
Nội dung text: Đề giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2024-2025 (Có đáp án + Ma trận)
- PHÒNG GD&ĐT TP TAM ĐIỆP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH Năm học: 2024 - 2025 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Mức độ nhận thức Tổng Kĩ Đơn vị kiến Thông Vận dụng % TT Nhận biết Vận dụng năng thức/Kĩ năng hiểu cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Truyện ngắn hiểu (Ngữ liệu ngoài chương 0 2 0 1 0 1 0 0 30 trình) 2 Viết Viết một đoạn đoạn văn nghị luận 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 20 văn xã hội (khoảng 150 chữ). 3 Viết Viết bài văn bài phân tích đặc văn điểm nhân vật 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 50 trong một tác phẩm văn học. Tổng 0 25 0 35 0 30 0 10 100 Tỉ lệ % 25% 35% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2024- 2025 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
- Thời gian làm bài: 90 phút Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề vị kiến Nhận Vận hiểu dụng thức biết dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết: 2 TL 1TL 1 TL ngắn - Chỉ ra được lí do của tác giả. - Liệt kê được những được những chi tiết, hình ảnh trong truyên. Thông hiểu: - Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ Vận dụng: - Rút ra được thông điệp cho bản thân. 2 Tạo lập 2.1.Viết Nhận biết: Nhận biết được văn bản đoạn văn yêu cầu của đề bài: Yêu cầu nghị luận xã về hình thức, nội dung đoạn văn. hội Thông hiểu: - Hiểu và xác định được cách thức trình bày đoạn văn (độ dài khoảng 150 chữ) - Hiểu được cách triển khai nội dung đề bài yêu cầu nhằm làm sáng tỏ vấn đề đoạn văn. Vận dụng: Vận dụng được 1* 1* 1* 1* các kĩ năng cơ bản khi viết đoạn văn nghị luận: kĩ năng dùng từ, viết câu, cách liên kết, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân... Vận dụng cao: Viết được một đoạn văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày được giải pháp phù hợp và có sức thuyết phục.
- 2.2. Nghị Nhận biết: luận phân - Nhận biết được luận đề, tích đặc luận điểm, lí lẽ và bằng điểm nhân chứng tiêu biểu trong văn vật bản nghị luận phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Thông hiểu: - Nêu được nội dung bao quát của văn bản. - Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng. - Lí giải được vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. - Phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và cách 1* 1* 1* 1* trình bày chủ quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết). Vận dụng: - Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội. - Hiểu được cùng một vấn đề đặt ra trong văn bản, người đọc có thể tiếp nhận khác nhau. - Nhận xét, đánh giá tính chất đúng và sai của vấn đề đặt ra trong văn bản nghị luận. Tổng 2 TL 2TL 1 TL 1 TL Tỉ lệ % 25 35 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
- PHÒNG GD&ĐT TP TAM ĐIỆP ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH Năm học: 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn, lớp 7 Thời gian làm bài 90 phút (Đề thi gồm 2 phần, 2 trang) Phần I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Bao giờ cũng vậy, cứ đến chủ nhật là bà nội lại từ làng quê ngoại thành vào phố chơi với chúng tôi. Bà đến quãng chín giờ sáng. Đến là cho quà ríu rít và chuyện trò. Ôi, dường như là bao nhiêu thương nhớ sau một tuần xa cách và tích đọng từ bao năm, giờ mới có dịp bộc lộ. Bà giở cái túi xách tay ra. Cái túi xách bằng vải thô ông vẫn dùng từ ngày là nhân viên phục vụ trên tầu chạy đường Lào Cai - Hà Nội là cái túi có phép thần. Ở trong nó có đủ mùa nào thức ấy: Nhãn tháng sáu. Na tháng bảy. Roi mùa hạ. Gương sen mùa thu. Lại còn bột sắn cho mẹ tôi vốn hay bị mệt và hoa hòe cho bố tôi mới chớm bị tăng huyết áp. Vườn nhà bà có cây hòe. Hòe ra nụ, bà bắc thang hái rồi sao phơi, đóng vào từng bọc giấy báo mang ra. - Bố anh ngày xưa cũng hay bị nhức đầu, hoa mắt, uống hoa hòe quanh năm là đỡ đấy. Bà chả nhớ sót điều gì. Thấy tôi mồ hôi mồ kê nhễ nhại, bà bảo, chẳng bù cho ông cháu, chả bao giờ thấy ra tí mồ hôi nào, kể cả lúc ngồi ở toa tàu bí gió. Ngày chủ nhật có bà đến chơi là ngày vui vẻ nhất đời. Với bà, đó cũng là những giờ phút bận rộn nhất. Bà sửa sang lại bàn thờ. Bà phủi bụi trên những tấm huân chương của bố tôi. Bà luôn chân luôn tay dọn dẹp, quét quáy. Bà lau chùi bát đĩa, bàn ghế. Bà đem quần áo của chúng tôi ra phơi phóng. Khô rồi cũng đem ra nắng phơi, cho nó thơm như lời bà nói. Bà chải đầu tết tóc cho cái Tú. Lại còn dạy nó chơi chuyền, chơi bắt hình dây chun. Nắm cổ tay tôi, bà kêu sao cháu bà gầy thế. Thấy tôi gãi đùi, gãi cẳng chân, bà bắt tôi kéo quần lên cho bà xem. Rồi bà giẫy nẩy lên: “Thằng bố, con mẹ mày nó bận công bận việc nhà tầu, nó chẳng để ý gì đến con cả. Ai lại để con gầy gò, ghẻ lở thế!”. Rồi bà ra chợ mua nắm lá về đun tắm cho tôi. Rồi giao hẹn với mẹ tôi, ngày nào cũng phải như thế. Phải cho tôi ăn uống ngon lành. Không thì bà đón về ở với bà. Bà ở làng một mình từ khi ông nội mất. Nhưng bà không thể ra ở với bố mẹ tôi được, vì như bà nói, còn họ hàng nội ngoại, nhà cửa, vườn tược, còn hàng xóm láng giềng, còn là nơi đi về của các hương hồn tiên tổ. Thích nhất là những bữa ăn có bàn tay bà lo liệu. Đâu có phải chỉ là đồng tiền, mà còn là cả sự trìu mến ruột thịt. Nên bố tôi đi làm ở nhà ga về, ngồi vào mâm cơm, liền toét miệng cười, bảo mẹ tôi: - Thấy chưa, không có bà thì bao giờ trẻ con nhà mình mới được ăn canh cua rau rút? Mẹ tôi cười thèn lẹn, nhưng chưa kịp nói, đã được bà đỡ lời: - Tôi có công lên việc xuống gì nữa đâu mà chả vẽ vời được. Mà dễ không ấy mà. - À bà ơi, hôm nào bà nấu chân giò với dấm tỏi nhé. Lâu lâu, cháu chưa được ăn rồi. Cái Tú nũng nịu. Bà gật đầu. Rồi bà ngồi chắp tay trước bụng nhìn chúng tôi ăn. Bố tôi nhấc đũa đưa bà, bà cầm rồi lại đặt xuống, kêu bụng dạ hồi này cứ lủng củng thế nào, không muốn ăn. Cái Tú và cơm chan canh cua sùm sụp, ngẩng lên, cười tít mắt, nói:
- - Bà ơi, bố mẹ ơi, cứ được mãi mãi như thế này thì thích quá nhỉ! Mẹ tôi nguýt yêu cái Tú: - Có bà, được ỷ vào bà, bà làm hộ hết mọi việc, gì mà chẳng thích! Bà nheo nheo cặp mắt già, đưa tay vuốt mái tóc óng như tơ của cái Tú. (Trích “Giấc mơ của bà nội”, Ma Văn Kháng, Nhà xuất bản Kim Đồng) Chú thích: - Nhà văn Ma Văn Kháng (Sinh ngày 01/12/1936) tại làng Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội, tên thật là Đinh Trọng Đoàn. Là nhà văn nổi bật của nền văn học đương đại Việt Nam nửa sau thế kỉ XX, đặc biệt từ khi bắt đầu thời kì đổi mới. - Các tác phẩm của ông đã đạt được nhiều giải thưởng văn học và được đông đảo đông đảo công chúng biết đến. Trong đó, truyện ngắn “Giấc mơ của bà nội” là một tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông. Mỗi trang văn của ông viết nên dù bình thản hay dữ dội, dường như đều mang theo một bài học nhắc chúng ta về tình yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống. - “Giấc mơ của bà nội” kể về người bà của tôi, một người bà tần tảo yêu thương con cháu. Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu: Câu 1. Theo tác giả, lí do bà không thể sống cùng với con cháu là gì ? Câu 2. Liệt kê những chi tiết thể hiện hình ảnh người bà luôn chăm sóc, lo lắng cho các cháu? Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong những câu văn sau: “Ngày chủ nhật có bà đến chơi là ngày vui vẻ nhất đời. Với bà, đó cũng là những giờ phút bận rộn nhất. Bà sửa sang lại bàn thờ. Bà phủi bụi trên những tấm huân chương của bố tôi. Bà luôn chân luôn tay dọn dẹp, quét quáy. Bà lau chùi bát đĩa, bàn ghế. Bà đem quần áo của chúng tôi ra phơi phóng.” Câu 4. Những thông điệp mà em rút ra được từ đoạn trích trên là gì? Phần II: Tạo lập văn bản (6,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm). Biến đổi khí hậu đang làm tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, hạn hán và miền Bắc nước ta vừa trải qua cơn bão Yagi khủng khiếp. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày những giải pháp phù hợp để giảm thiểu sự biến đổi khí hậu ở nước ta nói riêng và toàn cầu nói chung? Câu 2 (4,0 điểm). Viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích đặc điểm nhân vật bà nội trong đoạn trích truyện ở phần đọc hiểu. .. Hết
- PHÒNG GD&ĐT TP TAM ĐIỆP HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH Năm học: 2024- 2025 Môn: Ngữ văn, lớp 7 (Hướng dẫn chấm gồm 02 phần, 06 câu, 03 trang) Phần Câu Điểm - Theo tác giả, lí do bà không thể sống cùng với con cháu là vì: Dưới quê còn họ hàng, nội ngoại, nhà cửa, mảnh vườn, Câu 1 hàng xóm, tổ tiên. 1,0 (1,0 điểm) Lưu ý: Hs trình bày được 04 lí do được 1 điểm, thiếu 1 lí do trừ 0,25 điểm - Những chi tiết thể hiện hình ảnh người bà luôn chăm sóc, lo lắng cho các cháu: + Đem quần áo của các cháu ra phơi Câu 2 + Chải đầu tết tóc cho Tú. 1,0 (1,0 điểm) + Dạy Tú chơi chuyền, chơi chắt. + Mua lá về đun tắm cho cháu. Lưu ý: Mỗi chi tiết đúng được 0,25 điểm - Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ “ bà” + Làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn, tăng sức gợi I hình gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp tạo âm hưởng, tạo nhịp Đọc hiểu điệu. 1,0 (4.0 điểm) Câu 3 + Nhấn mạnh sự chăm chỉ, cần cù, chịu thương, chịu khó và (1,0 điểm) tình thương của bà giàn cho con cháu. + Qua đó, tác giả nhắn nhủ chúng ta cần thấu hiểu, trân trọng sự hi sinh to lớn của bà giành cho con cháu. Lưu ý: Phần tác dụng: về hình thức 0.25 điểm; về nội dung 0.5 điểm, về ý nghĩa 0,25 điểm - Những thông điệp có thể rút ra: .+ Cần trân trọng cội nguồn, tổ tiên + Hãy kính trong, biết ơn ông bà khi còn có thể Câu 4 + Hãy cố gắng học tập, tu dưỡng rèn luyện để làm vui lòng bà 1.0 (1,0 điểm) + . * Lưu ý: + Hs trình bày được 2 thông điệp đươc 1,0 điểm + Hs trình bày được 1 thông điệp đươc 0,5 điểm Câu 1 Trình bày giải pháp phù hợp để giảm thiểu sự biến đổi khí 2,0 (2,0 điểm) hậu : II a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức Tạo lập Bài làm cần trình bày đúng thể thức của đoạn văn nghị luận, văn bản đúng dung lượng; lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không 0,25 (6,0 điểm) mắc lỗi chính tả. Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Giải pháp phù hợp để giảm thiểu sự biến đổi khí hậu ở nước 0,25 ta nói riêng và toàn cầu nói chung: c. Đảm bảo yêu cầu về nội dung Thí sinh lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách để làm rõ vấn đề. Có thể triển khai theo hướng sau: 1,5 - Giải pháp phù hợp để giảm thiểu sự biến đổi khí hậu ở nước ta nói riêng và toàn cầu nói chung: + Tăng cường phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác hại của biến đổi khí hậu đến với tất cả mọi người và ý nghĩa của việc ngăn chặn sự biến đổi khí hậu . + Phủ xanh đất trống đồi trọc, không chặt phá rừng bừa bãi. + Tiết kiệm năng lượng. + Giảm thiểu rác thải. + Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, và tham gia các hoạt động thu gom và tái chế rác thải. - Mở rộng, liên hệ bản thân Câu 2 Phân tích đặc điểm nhân vật bà nội trong đoạn trích 4,0 (4,0 điểm) truyện ở phần đọc hiểu. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học. 0.25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. - Phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. - Bài viết có bố cục đầy đủ 3 phần, luận điểm rõ ràng, 0.25 không mắc lỗi chính tả. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: c. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song cần 3,0 đảm bảo các nội dung sau: 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giới thiệu về nhân vật người 0,25 bà và ấn tượng chung về nhân vật. 2. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: * Giới thiệu khái quát vị trí, nội dung, bối cảnh câu chuyện: 0,25 Câu chuyện xảy ra vào sáng những ngày chủ nhật tại nhà của người cháu. Bà nội từ ngoại thành vào thành phố thăm con cháu. Mỗi lần bà đến đều mang theo quà và trò chuyện ríu rít với con cháu, chăm lo cho con cháu. Đặt nhân vật người bà trong tình huống giản dị của cuộc sống đời thường, người bà đã bộc lộ rõ những nét đẹp trong tính cách * Phân tích các đặc điểm của bà: - Bà là người luôn quan tâm, yêu chiều các cháu: + Luôn đến thăm con cháu vào mỗi dịp cuối tuần. + Khi bà đến luôn mang đủ thứ, mùa nào thức ấy.
- + Tâm lí, tỉ mỉ, ân cần chăm sóc con cháu. - Bà là người tần tảo, chăm chỉ: + Hòe ra nụ, bà bắc thang hái rồi sao phơi, đóng vào từng bọc giấy báo mang ra. + Bà bận rộn, luôn tay luôn chân mỗi lần đến thăm cháu: sửa sang lại bàn thờ; phủi bụi trên những tấm huân chương của bố,... 1.5 - Bà là người sống tình nghĩa, giàu đức hi sinh: + Bà vẫn lưu giữ kỉ vật của ông để lại: Bà vẫn dùng cái túi vải thô cũ mà ông để lại để đựng quà. + Nhớ tất cả những kỉ niệm về ông: hay bị nhức đầu, hoa mắt, không bao giờ ra mồ hôi. + Bà không ra thành phố ở với con cháu mà ở quê một mình vì như bà nói, còn họ hàng nội ngoại, nhà cửa, vườn tược, còn hàng xóm láng giềng, còn là nơi đi về của các hương hồn tiên tổ. - Bà là người khéo léo, thân thiện, hòa đồng + Những món ăn bà nấu rất ngon: nấu canh cua rau rút, chân giò nấu với giấm tỏi + Bà góp phần tạo không khí gia đình đầm ấm, vui vẻ (HS lấy dẫn chứng, phân tích ở các đặc điểm nhân vật sao cho phù hợp) * Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vât của nhà văn: Sử dụng ngôi kể thứ nhất; ngôn ngữ giản dị, tình huống 0,5 truyện đơn giản xoay quanh cuộc sống đời thường; nhân vật được xây dựng chủ yếu trên hai phương diện là lời nói, hành động, qua cái nhìn của nhân vật người cháu. * Ý nghĩa hình tượng nhân vật: Bà là hình ảnh của người phụ nữ tần tảo, chịu thương, chịu khó, có tình yêu thương và quan tâm sâu sắc đến gia đình. Bà là nguồn động lực và niềm 0,25 tự hào của gia đình. 3. Kết thúc vấn đề nghị luận: Nêu ấn tượng và đánh giá về 0,25 nhân vật. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, sáng tạo. 0.25 - Giáo viên căn cứ cụ thể vào bài thi để chấm điểm một cách linh hoạt, hợp lý, phù hợp với đặc trưng bộ môn. - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ vấn đề được yêu cầu trong đề bài, đảm bảo kỹ năng Lưu ý hành văn, nội dung được sắp xếp lô-gic, hợp lý. - Khuyến khích những bài làm có nhiều tìm tòi, phát hiện, sáng tạo trong nội dung và hình thức thể hiện; trừ điểm đối với những bài mắc lỗi kiến thức cơ bản, lỗi hành văn và trình
- bày. Tổng điểm 10,0 điểm Người duyệt Tam Điệp, ngày 21 tháng 10 năm 2024 Người ra đề Bùi Thị Thơm Trần Thị Hằng