Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_lop_9_nghe_nam_hoc_2020_2021.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS TỈNH NINH BÌNH NĂM HỌC 2020-2021 Môn: ĐỊA LÍ ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 09/3/2021 Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 05 câu trong 01 trang Họ và tên thí sinh:................................................................... Số báo danh:...................................... Họ và tên, chữ ký: Giám thị thứ nhất :............................................................................................... Giám thị thứ hai:.................................................................................................. Câu 1 (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a) Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến khí hậu nước ta. b) Giải thích tại sao lũ ở sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh và đột ngột? Câu 2 (3,0 điểm). a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, cho biết những biểu hiện nào chứng tỏ trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp. Giải thích nguyên nhân? b) Vì sao Đồng bằng sông Hồng là vùng có dân cư tập trung đông nhất cả nước? Câu 3 (5,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a) Phân tích thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta. b) Chứng minh công nghiệp điện là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. c) Giải thích vì sao quốc lộ 1 là tuyến đường bộ quan trọng nhất nước ta? Câu 4 (5,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a) Chứng minh nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển. b) So sánh thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển công nghiệp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Tây Nguyên. c) Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước? Câu 5 (4,0 điểm). Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1943 - 2019 Năm 1943 1976 1983 2005 2019 Tổng diện tích rừng (triệu ha) 14,3 11,1 7,2 12,4 14,5 - Rừng tự nhiên (triệu ha) 14,3 11,0 6,8 9,5 10,3 - Rừng trồng (triệu ha) 0 0,1 0,4 2,9 4,2 Độ che phủ rừng (%) 43,0 33,5 21,7 38,3 43,8 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, NXB Thống kê 2020) a) Chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943 - 2019. b) Nhận xét và giải thích sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943 - 2019. ------HẾT------ (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Giám thị không giải thích gì thêm).
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS CẤP TỈNH NĂM HỌC 2020-2021 Môn: ĐỊA LÍ - Ngày thi 09/3/2021 (Hướng dẫn chấm này gồm 04 trang). Câu Đáp án Điểm a) Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến khí hậu nước ta (2,0 điểm) - Vị trí nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới của Bắc Bán Cầu nên 0,5 khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới. - Nước ta nằm trong khu vực hoạt động điển hình của gió mùa châu Á 0,5 nên khí hậu có hai mùa rõ rệt. - Vị trí giáp biển Đông - nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, kết hợp với các khối khí di chuyển qua biển đã đem lại cho nước ta lượng mưa và 0,5 độ ẩm lớn. 1 - Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán...). 0,5 (3,0 điểm) b) Giải thích tại sao lũ ở sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh và đột ngột? (1,0 điểm) - Lãnh thổ miền Trung hẹp ngang, địa hình núi lan sát ra biển nên 0,25 sông ngòi miền Trung thường ngắn, dốc. - Lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn. 0,25 - Thảm thực vật đầu nguồn nhiều nơi bị tàn phá. 0,25 - Ý khác: ở đồng bằng dòng chảy quanh co, cửa sông hẹp; nhà máy 0,25 thủy điện xả lũ... a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, cho biết những biểu hiện nào chứng tỏ trình độ đô thị hóa của nước ta còn thấp. Giải thích nguyên nhân? (2,0 điểm) * Biểu hiện (1,25 điểm) - Tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực, thế giới 0,5 (dẫn chứng). - Quy mô các đô thị phần lớn là vừa và nhỏ, phân bố phân tán; chức năng hành chính là chủ yếu; lối sống đô thị nhiều nơi còn đan xen lối 0,5 sống nông thôn... - Cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội...) còn ở mức thấp so với các nước trong 0,25 khu vực và trên thế giới. 2 * Nguyên nhân (0,75 điểm) (3,0 điểm) - Quá trình công nghiệp hóa diễn ra còn chậm (đang ở giai đoạn đầu 0,25 của quá trình CNH - HĐH đất nước). - Sau Đổi mới kinh tế đã có nhiều chuyển biến, nhưng về cơ bản trình 0,25 độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp. - Hầu hết phát triển trên các đô thị cũ từ trước, khó nâng cấp, cải tạo 0,25 do nhiều lí do khác nhau b) Vì sao Đồng bằng sông Hồng là vùng có dân cư tập trung đông nhất cả nước? (1,0 điểm) - Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất đai,...) thuận lợi cho sản xuất, 0,25 cư trú. - Trình độ thâm canh lúa cao, nghề thủ công phát triển cần nhiều lao động. 0,25 - Mạng lưới các trung tâm kinh tế, công nghiệp, dịch vụ dày đặc thu hút lượng lớn dân cư và lao động nhập cư (dẫn chứng). 0,25 - Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. 0,25 1
- a) Phân tích thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta (2,0 điểm) * Thuận lợi: - Tài nguyên đất đa dạng gồm: 0,25 + Đất phù sa (diện tích, phân bố) thuận lợi phát triển cây lương thực - thực phẩm (nhất là lúa), cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả. + Đất feralit (diện tích, phân bố) thuận lợi phát triển cây công nghiệp, cây 0,25 ăn quả. - Khí hậu: + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào là cơ sở để 0,25 phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. + Khí hậu phân hoá đa dạng (theo chiều Bắc - Nam, theo mùa và theo độ cao) nên cơ cấu cây trồng đa dạng, cơ cấu mùa vụ tăng và có sự 0,25 khác nhau giữa các vùng. - Nguồn nước: dồi dào gồm nguồn nước mặt và nước ngầm cung cấp nước tưới cho các vùng nông nghiệp. 0,25 - Sinh vật: tài nguyên thực - động vật phong phú là cơ sở thuần dưỡng, 0,25 lai tạo nhiều giống cây trồng và vật nuôi. * Khó khăn: - Đất đai: ở miền núi dễ bị xói mòn, rửa trôi, ở đồng bằng nhiều diện 0,25 tích đất bị bạc màu, ô nhiễm; diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. - Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn 0,25 hán,...) ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng và vật nuôi. b) Chứng minh công nghiệp điện là ngành công nghiệp trọng điểm của 3 nước ta (2,0 điểm) (5,0 điểm) * Có thế mạnh lâu dài: - Cơ sở nhiên liệu phong phú: 0,25 + Nguồn than, dầu khí với trữ lượng lớn là cơ sở nhiên liệu cho công nghiệp nhiệt điện; + Trữ năng thủy điện lớn là điều kiện phát triển các nhà máy thủy 0,25 điện; + Nhiều nguồn năng lượng mới như: mặt trời, sức gió,... 0,25 - Nhu cầu thị trường lớn (phục vụ các ngành kinh tế và đời sống của người 0,25 dân). * Mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao: - Kinh tế: sản lượng điện tăng nhanh liên tục; chiếm tỉ trọng khá cao 0,25 trong cơ cấu giá trị ngành công nghiệp; là tiền đề thực hiện CNH - HĐH đất nước, - Xã hội: có tác động mạnh mẽ đến đời sống sinh hoạt, sản xuất hàng 0,25 ngày, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. * Tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển của các ngành kinh tế khác: ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, 0,5 dịch vụ) từ quy mô, kĩ thuật, công nghệ, chất lượng sản phẩm. c) Tại sao quốc lộ 1 là tuyến đường bộ quan trọng nhất nước ta (1,0 điểm) - Là tuyến đường dài nhất, chạy dọc đất nước từ Lạng Sơn đến Cà 0,25 Mau. - Là tuyến đường "xương sống" của hệ thống đường bộ nước ta. 0,25 - Nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế 0,25 lớn của cả nước. - Hội nhập vào tuyến đường bộ xuyên Á. 0,25 2
- a) Chứng minh nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển (2,0 điểm) - Ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: + Sinh vật biển phong phú, giàu có về thành phần loài (dẫn chứng); có 0,25 nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra còn có nhiều loài đặc sản (dẫn chứng). + Tổng trữ lượng hải sản nhiều, cho phép khai thác hàng năm lớn. 0,25 - Ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển: + Dọc bờ biển có nhiều điều kiện để sản xuất muối; có nhiều bãi cát có chứa oxit titan có giá trị xuất khẩu; cát trắng là nguyên liệu cho 0,25 công nghiệp thủy tinh, pha lê. + Vùng thềm lục địa có dầu mỏ và khí đốt, phân bố trong các bể trầm 0,25 tích. - Ngành du lịch biển - đảo: + Dọc bờ biển có nhiều bãi cát rộng, phong cảnh đẹp thuận lợi cho 0,25 việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng. + Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên 0,25 thế giới. - Ngành giao thông vận tải biển: 0,25 + Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng. + Ven biển có nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng các cảng nước sâu; 0,25 một số cửa sông thuận lợi cho việc xây dựng cảng. b) So sánh thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển công nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên (2,0 điểm) 4 * Giống nhau: 0,25 (5,0 điểm) - Đều có những loại khoáng sản trữ lượng lớn hoặc giá trị kinh tế cao. - Đều có tiềm năng lớn về thủy điện. 0,25 * Khác nhau: - Khoáng sản: 0,25 + Trung du miền núi Bắc Bộ: giàu khoáng sản nhất nước ta, khoáng sản phong phú, đa dạng (năng lượng, kim loại và phi kim,...). + Tây Nguyên: khoáng sản không nhiều về chủng loại nhưng có bô xít trữ 0,25 lượng hàng tỉ tấn. - Thủy điện: 0,25 + Trung du miền núi Bắc Bộ: tiềm năng lớn nhất cả nước (dẫn chứng). + Tây Nguyên: tiềm năng lớn thứ 2 cả nước (dẫn chứng). 0,25 - Thế mạnh khác: + Trung du miền núi Bắc Bộ: vùng biển Quảng Ninh có nguồn lợi lớn 0,25 về hải sản có khả năng phát triển ngành công nghiệp chế biến hải sản. + Tây Nguyên: có thế mạnh về tài nguyên rừng, có diện tích rừng lớn nhất cả nước, có khả năng phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ 0,25 và lâm sản. c) Giải thích tại sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước (1,0 điểm) - Nền kinh tế - xã hội phát triển nhất cả nước. 0,25 - Việc phát triển mạnh các ngành kinh tế: công nghiệp, dịch vụ cùng với sự hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất...; chuyển dịch cơ cấu 0,5 kinh tế diễn ra nhanh nên khả năng tạo nhiều việc làm thu hút lao động. - Người lao động dễ kiếm việc làm, thu nhập cao; điều kiện sinh hoạt 0,25 tốt, có triển vọng cải thiện cuộc sống nên thu hút lao động. 3
- a) Chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943 - 2019 (1,0 điểm) - Dạng biểu đồ cột chồng (tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng) kết hợp với đường biểu diễn (độ che phủ rừng). 1,0 (Nếu chọn dạng biểu đồ khác không cho điểm) b) Nhận xét và giải thích sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943 - 2019 (3,0 điểm) * Sự biến động diện tích rừng: - Giai đoạn 1943 - 1983: + Tổng diện tích rừng và diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh (dẫn 0,5 chứng). + Nguyên nhân: 0,25 . Do chiến tranh, chặt phá rừng trái phép, cháy rừng... . Diện tích rừng trồng tăng nhưng không bù đủ cho sự suy giảm của 5 0,25 (4,0 điểm) diện tích rừng tự nhiên. + Diện tích rừng trồng tăng chậm (dẫn chứng). Do thời kì này nước ta bắt đầu triển khai trồng rừng trong điều kiện đất nước còn nhiều khó 0,25 khăn. - Giai đoạn 1983 - 2019: + Tổng diện tích rừng và diện tích rừng tự nhiên tăng mạnh (dẫn 0,5 chứng). + Chủ yếu do công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được đẩy mạnh; ý thức 0,5 của người dân ngày càng được nâng cao + Diện tích rừng trồng tăng nhanh (dẫn chứng) do nước ta đẩy mạnh 0,25 việc trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. * Độ che phủ rừng: - Biến động qua các năm (giảm thời kì 1943 - 1983; tăng thời kì 1983 0,25 - 2019) - Do sự biến động của diện tích rừng. 0,25 Tổng điểm 20,0 ---Hết--- 4