Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2021_2022_co.doc
Hoa hoc_Huong dan cham_2022.DOC
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS CẤP TỈNH TỈNH NINH BÌNH NĂM HỌC 2021-2022 Môn: HOÁ HỌC ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 23/02/2022 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 06 câu trong 02 trang Họ và tên thí sinh:.....................................................Số báo danh:........................................... Họ và tên, chữ ký: Cán bộ coi thi thứ nhất:........................................................................... Cán bộ coi thi thứ hai:............................................................................. Câu 1 (4,5 điểm) 1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(OH)2 dư. - Thí nghiệm 2: Dẫn khí clo vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH, sau đó nhỏ 1-2 giọt dung dịch vừa tạo thành vào mẩu giấy quỳ tím. - Thí nghiệm 3: Cho dung dịch axit axetic dư vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2. - Thí nghiệm 4: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch chứa hỗn hợp HCl và AlCl3. 2. Cho 2 lọ mất nhãn: 1 lọ chứa dung dịch X, 1 lọ chứa dung dịch Y. Dung dịch X chứa hỗn hợp BaCl2 và NaOH, dung dịch Y chứa hỗn hợp NaAlO 2 và NaOH. Chỉ dùng khí CO2, hãy trình bày cách phân biệt hai lọ dung dịch trên. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 2 (3,0 điểm) (1) (2) (3) (4) 1. Cho sơ đồ phản ứng: A B C D E. Biết A là thành phần chủ yếu của đường mía; B, C, D là các hợp chất hữu cơ; E là este có công thức phân tử C 3H6O2. Xác định các chất A, B, C, D và viết các phương trình hóa học xảy ra để hoàn thành sơ đồ phản ứng trên. 2. Cho dung dịch H2SO4 loãng dư lần lượt tác dụng với các chất rắn sau: NaHCO 3, FeS, Na2SO3 thu được các khí X, Y, Z. Biết: X + Y T + H2O; to Y + O2 dư X + H2O. T là chất rắn màu vàng, dùng để xử lý khi bầu thủy ngân trong nhiệt kế bị vỡ. Xác định các chất X, Y, Z, T và viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 3 (3,0 điểm) 1. Sục từ từ a mol CO 2 vào dung dịch chứa b mol Ca(OH)2. Hãy biện luận và vẽ đồ thị về sự phụ thuộc của số mol kết tủa vào số mol CO 2. Lập biểu thức tính số mol kết tủa theo a, b. 2. Hòa tan 6,76 gam oleum X vào lượng nước dư thu được dung dịch A. Để trung hòa 1/20 lượng dung dịch A cần dùng 80 ml dung dịch NaOH 0,1M. Tìm công thức của oleum X. Câu 4 (3,5 điểm) 1. Cho m gam bột kim loại R có hóa trị không đổi vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đều có nồng độ 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được (m + 27,2) gam hỗn hợp rắn A và dung dịch Y. A tác dụng với dung dịch HCl thấy có khí H2 thoát ra. Tìm kim loại R và tính số mol muối tạo thành trong dung dịch Y. 2. Hỗn hợp khí X gồm H 2 và 2 hiđrocacbon A, B được chứa trong một bình kín có sẵn bột Ni, đun nóng bình đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 13,44 lít khí Y (ở đktc). Chia Y thành hai phần bằng nhau:
- 2 - Phần 1 dẫn qua dung dịch nước brom thấy dung dịch nhạt màu và thu được duy nhất một hiđrocacbon A. Đốt cháy hoàn toàn A thu được CO2 và H2O với tỉ lệ về khối lượng tương ứng là 88 : 45. - Phần 2 đốt cháy hoàn toàn thu được 30,8 gam CO2 và 10,8 gam H2O. a. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, B. b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong X. Câu 5 (4,5 điểm) 1. Cho 34,2 gam hỗn hợp X gồm Al 2O3, CuO và Fe2O3 tác dụng với CO dư nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 27,8 gam chất rắn. Mặt khác 0,15 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm H 2SO4 1M và HCl 1,5M, sau phản ứng thu được m gam muối. Tính m. 2. Cho hỗn hợp M chứa 3 hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X, Y, Z. Trong đó X và Y là 2 đồng phân; Y và Z kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng (MX<MZ). Làm bay hơi 8,2 gam M thì thể tích hơi thu được bằng thể tích của 5,5 gam CO2 trong cùng điều kiện. Để đốt cháy hoàn toàn 32,8 gam M cần 29,12 lít O 2 (đktc), sản phẩm cháy chỉ gồm CO 2 và hơi nước với thể tích bằng nhau. Cho 9,84 gam M tác dụng với NaHCO3 lấy dư, thu được 2,016 lít CO2 (đktc). Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của X, Y, Z và tính phần trăm về khối lượng của X trong hỗn hợp M. Câu 6 (1,5 điểm) Cho chất béo X là trieste của glixerol với axit stearic (công thức cấu tạo của axit stearic là C17H35COOH). Tiến hành thí nghiệm hóa học sau: Cho một lượng chất béo X vào cốc thủy tinh chịu nhiệt đựng một lượng dư dung dịch NaOH, thấy chất trong cốc tách thành hai lớp; đun sôi hỗn hợp một thời gian đến khi thu được chất lỏng đồng nhất; để nguội hỗn hợp và thêm vào một ít muối ăn, khuấy cho tan hết thấy hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng. 1. Xác định công thức cấu tạo của X và viết phương trình hóa học xảy ra. 2. Hãy cho biết lớp chất rắn màu trắng thu được là chất gì? Nêu vai trò của muối ăn trong thí nghiệm trên. Cho: H = 1; C = 12; O = 16; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; ------HẾT------