Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2022_2023_co.docx
Huong dan cham De chinh thuc Hoa hoc 2023.docx
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS CẤP TỈNH TỈNH NINH BÌNH NĂM HỌC 2022-2023 Môn: HOÁ HỌC ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 14/02/2023 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 06 câu trong 02 trang Họ và tên thí sinh:.....................................................Số báo danh:........................................... Họ và tên, chữ ký: Giám thị thứ nhất:.................................................................................... Giám thị thứ hai :..................................................................................... Cho: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Ba=137. Câu 1. (4,0 điểm) 1. Đốt cháy hoàn toàn a gam cacbon trong oxi dư, sau đó dẫn sản phẩm cháy sục vào 200ml dung dịch KOH b M thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau: Phần 1: cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được c gam kết tủa. Phần 2: cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được d gam kết tủa. Biết d > c. Tìm mối liên hệ giữa a và b. 2. Hỗn hợp X gồm 4 chất khí sau: CO2, C2H2, SO2 và H2. Trình bày phương pháp hoá học chứng tỏ sự tồn tại của các khí có trong X. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Câu 2. (4,0 điểm) 1. Nung nóng hỗn hợp Cu, Ag trong O 2 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A. Cho A vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được dung dịch B và khí C. Cho C tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch D. Dung dịch D vừa có khả năng tác dụng với dung dịch BaCl2, vừa có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH. Xác định các chất có trong A, B, C, D và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. 2. Hòa tan hoàn toàn 17,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt vào 200 gam dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch A và 2,24 lít khí H2 (đktc). Thêm 33 gam nước vào dung dịch A thu được dung dịch B. Nồng độ phần trăm của HCl trong dung dịch B là 2,92%. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 34,4 gam hỗn hợp X vào dung dịch H 2SO4 đặc nóng, thu được V lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). a) Xác định công thức hóa học của oxit sắt trong X. b) Tìm khoảng giá trị của V. Câu 3. (3,0 điểm) 1. Cho các sơ đồ phản ứng điều chế các chất khí sau: t0 MnO2 + HClđặc khí X + t0 KClO3 khí Y + MnO2 t0 NH4Cl + NaNO2 khí Z + 0 FeS + HCl t khí M + ... Cho các khí X, Y, Z, M phản ứng với nhau từng đôi một ở điều kiện thích hợp. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có). 2. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp n (mol) CaCO3 gồm K2O và CaO vào nước thu được dung dịch A. Sục từ từ đến hết x lít CO2 (đktc) vào dung dịch A. Kết tủa tạo thành biến thiên theo đồ thị hình vẽ bên, biết khi CO 2 phản ứng vừa hết thì cũng là lúc kết tủa vừa tan V (lít) hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng CO2 hóa học xảy ra và tính giá trị của m, x. 0 4,48 11,2 x
- Câu 4. (2,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 4 gam hiđrocacbon X (chất khí ở điều kiện thường). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH) 2 tạo ra 15 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng tăng 1,8 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo ở dạng mạch hở của X. Câu 5. (5,0 điểm) 1. Viết phương trình phản ứng hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): Tinh bột X Ancol etylic Y Natri axetat Z Axetilen T Axetilen 2. Cho các dung dịch và các chất lỏng riêng biệt: đường saccarozơ, axit axetic, ancol etylic, đường glucozơ, dầu thực vật. Các chất này đựng trong các ống nghiệm không theo thứ tự có ký hiệu là A, B, C, P, Q. Thực hiện lần lượt thí nghiệm với các chất trên, kết quả thu được ở bảng dưới đây: Các chất Thuốc thử, điều kiện phản ứng Hiện tượng A NaHCO3 Có sủi bọt khí 0 B dung dịch AgNO3/NH3, t C Có kết tủa Ag Thủy phân trong dung dịch H 2SO4 loãng, trung hòa môi trường, sau đó C Có kết tủa Ag cho tác dụng với dung dịch 0 AgNO3/NH3, t C P Nước cất Tạo hai lớp chất lỏng không đồng nhất A, B, C và Q Nước cất Tạo dung dịch đồng nhất không màu Xác định các chất có trong A, B, C, P, Q. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. 3. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este đơn chức Z, mạch hở với 30 ml dung dịch MOH 20% (Ddd = 1,2g/ml, M là kim loại kiềm). Kết thúc phản ứng, sục khí CO 2 tới dư vào dung dịch thu được, sau đó cô cạn tới khối lượng không đổi thu được chất rắn A và 3,2 gam ancol B. Đốt cháy hoàn toàn A, thu được 9,54 gam muối cacbonat và 9,3 gam hỗn hợp gồm CO 2, H2O. Biết rằng, nếu nung nóng A với NaOH xúc tác CaO thu được hiđrocacbon T, đốt cháy hoàn toàn T thu được số mol H2O lớn hơn số mol CO2. Xác định M và viết công thức cấu tạo của Z. Câu 6. (2,0 điểm) 1. Chất béo là một thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật. Khi để lâu trong không khí chất béo thường bị ôi. Em hãy giải thích hiện tượng trên và nêu cách hạn chế chất béo bị ôi. 2. Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra với mỗi thí nghiệm sau: a) Cho hỗn hợp chất rắn trộn đều gồm Ba(OH) 2 và NH4HCO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1:1) vào nước. b) Cho từ từ dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch NaAlO2. ------------HẾT------------ 2