Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2017_2018_co.doc
HDC DE CHINH THUC NGU VAN 2018.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS TỈNH NINH BÌNH NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Ngữ văn ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 14/3/2018 Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 06 câu trong 02 trang Phần I: Đọc - hiểu (6,0 điểm) Lễ hội Hoa Lư: Nơi tôn vinh giá trị văn hóa, lịch sử vùng đất “địa linh nhân kiệt” Lễ hội Hoa Lư (trước đây là Lễ hội Trường Yên) được tổ chức tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư-nơi có đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, cùng các nhân vật lịch sử có liên quan đến hai triều đại Đinh-Tiền Lê. Lễ hội Hoa Lư lớn không chỉ bởi tầm vóc, quy mô tổ chức mà còn bởi đây chính là nơi hội tụ, kết tinh bản sắc văn hóa truyền thống của Ninh Bình, là niềm tự hào của biết bao thế hệ người dân cố đô Hoa Lư. Theo đó, Lễ hội được thực hiện theo kịch bản lễ hội đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong Kế hoạch tổ chức Lễ hội cũng đã chỉ rõ quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương; từ đó kêu gọi được sự chung tay, vào cuộc của toàn xã hội góp phần để Lễ hội thành công và ngày càng thể hiện sức sống mãnh liệt trong cộng đồng dân cư. Theo sử sách ghi lại, mùa xuân năm Mậu Thìn 968, cách đây 1050 năm, trên mảnh đất Trường Yên, Đinh Bộ Lĩnh đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử thống nhất 12 sứ quân-lên ngôi Hoàng đế, lập nên Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên ở nước ta, chọn Hoa Lư làm Kinh đô, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu là Thái Bình, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc-Kỷ nguyên độc lập, tự chủ sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Sau đó, khi vua Lí Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, nhân dân địa phương đã xây dựng đền thờ trên nền móng cũ của cung điện để tưởng nhớ công đức của hai vị vua. Lễ hội Hoa Lư được cộng đồng dân cư nơi đây tổ chức cũng nhằm mục đích ghi nhận những công lao to lớn của vua Đinh, vua Lê trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Thông qua các phần tế lễ cổ truyền, người dân gửi vào đó những nét văn hóa tâm linh, niềm tự hào về truyền thống văn hóa của địa phương, quê hương mình. Hiện nay, Lễ hội Hoa Lư được phục dựng lại gần như đầy đủ các phần lễ của thời cha ông, bao gồm: Lễ Mở cửa đền, Rước nước, Tế lễ cổ truyền, Rước kiệu, Cầu siêu, Hoa đăng, Mộc dục, Tiến phẩm, cùng với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của các huyện, thành phố trong tỉnh như: Biểu diễn Múa rồng, Cồng chiêng, Múa trống, thi thư pháp, thi cờ người, triển lãm ảnh nghệ thuật non nước Ninh Bình, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm thủ công mĩ nghệ truyền thống tạo thành không khí Lễ hội linh thiêng nhộn nhịp và đa sắc màu văn hóa. Lễ hội Hoa Lư năm 2018 dự kiến tổ chức song hành cùng Lễ kỉ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2018) nhằm mục đích khẳng định vị trí, vai trò và giá trị lịch sử to lớn của sự kiện Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, lập nên nước Đại Cồ Việt. Từ đó, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế. Thông qua các hoạt động kỉ niệm, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, cổ vũ động viên các tầng lớp nhân dân trong tỉnh ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, là cơ hội để quảng bá tiềm năng, thế mạnh kinh tế, những nét văn hóa đặc sắc, những danh 1
- lam thắng cảnh nổi tiếng về đất và người Cố đô; từ đó thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, phát triển các hoạt động thương mại, du lịch, xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh. Hạnh Chi (Theo gia-tri-van-hoa-lich-su-vung-dat-dia-linh-nhan-kiet-2018) Câu 1 (0,5 điểm) Lễ hội Hoa Lư thường được tỉnh Ninh Bình tổ chức vào thời gian nào? Câu 2 (1,5 điểm) Sử dụng thể văn thuyết minh trong văn bản trên có tác dụng gì? Câu 3 (2,0 điểm) Hãy chỉ ra và giải thích tại sao chúng ta cần kết hợp tổ chức phần Lễ và phần Hội trong Lễ hội Hoa Lư? Câu 4 (2,0 điểm) Giá trị lớn nhất mà địa phương Ninh Bình nhận được từ việc tổ chức Lễ hội Hoa Lư? Phần II: Làm văn (14,0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm) Khởi đầu mùa Lễ hội năm 2017, trên các phương tiện truyền thông tràn ngập hình ảnh chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để cướp lộc ở Hội Gióng-Sóc Sơn, ném lộc phản cảm của sư ông ở chùa Hương. Đặc biệt, Hội Phết Hiền Quan (Tam Nông-Phú Thọ) nổi bật với hình ảnh vỡ trận khi 100 bảo vệ đã phải “đầu hàng” bỏ vị trí để đám thanh niên cởi trần, lội bùn, xâu xé dành cho được quả phết với tâm niệm được sở hữu những vật phẩm này thì may mắn, tài lộc sẽ theo về nhà (Theo Dân trí.com.vn) Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nêu trên bằng một bài văn ngắn (khoảng 600 từ). Câu 2 (8,0 điểm) Điều còn lại mà chiến tranh không thể lấy đi trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng? . ..HẾT . .. Họ và tên thí sinh :......................................................Số báo danh .......................................... Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:....................................Giám thị 2:............................................. 2