Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020_2021_co.docx
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS TỈNH NINH BÌNH NĂM HỌC 2020-2021 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn Ngày thi: 09/03/2021 Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 06 câu trong 02 trang Họ và tên thí sinh:...................................................... Số báo danh:.................................. Họ và tên, chữ ký: Giám thị thứ nhất:............................................................................... Giám thị thứ hai:................................................................................. Phần I: Đọc - hiểu (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau: Hồi còn nhỏ, tôi có một người hàng xóm mà mọi người gọi là bác sĩ Gibbs. Ông không giống như bất kỳ bác sĩ nào tôi từng biết. Ông rất giản dị và hiền từ, nhất là đối với bọn nhóc nghịch ngợm chúng tôi. Ngoài giờ làm công việc cứu người, bác sĩ Gibbs thường trồng cây. Ông muốn biến mảnh đất rộng 10 mẫu tây của mình thành một khu rừng mà! Vị bác sĩ hiền lành ấy có những lý thuyết trồng cây rất thú vị, ngược hẳn với nguyên tắc mà mọi người cho là hiển nhiên. Không bao giờ ông tưới nước cho những cây mới sinh trưởng – ông giải thích với tôi rằng tưới nước sẽ làm chúng sinh ra hư hỏng, và thế hệ cây kế tiếp sẽ ngày một yếu đi. Vì thế cần phải tập cho chúng đối mặt với khắc nghiệt. Cây nào không chịu nổi sẽ bị nhổ bỏ ngay từ đầu. Rồi ông hướng dẫn cho tôi cách tưới nước cho những cây rễ mọc trên cạn, để chúng khô hạn thì sẽ phải tự bén rễ sâu mà tìm nguồn nước. Thảo nào, chẳng bao giờ tôi thấy ông tưới nước cho cây cả. Ông trồng một cây sồi, mỗi sáng thay vì tưới nước, ông lấy tờ báo cuộn tròn lại và đập vào nó: Bốp! Bốp! Bốp! Tôi hỏi ông tại sao lại làm vậy thì ông trả lời: để làm nó chú ý. Bác sĩ Gibbs từ giã cõi đời hai năm sau khi tôi xa gia đình. Giờ đây, về nhìn lại những hàng cây nhà ông, tôi lại như tưởng tượng ra dáng ông đang trồng cây 25 năm về trước. Những thân cây ngày ấy nay đã lớn mạnh và tràn trề sức sống. Như những thanh niên cường tráng, mỗi sáng chúng thức dậy, tự hào ưỡn ngực và sẵn sàng đón nhận những gian nan, thử thách. Vài năm sau, tôi cũng tự trồng lấy hai cây xanh. Mùa hè cháy nắng tôi tưới nước; mùa đông giá rét tôi bơm thuốc và cầu nguyện cho chúng. Chúng cao gần chín mét sau hai năm, nhưng lại là những thân cây luôn dựa dẫm vào bàn tay người chăm bẵm. Chỉ cần một ngọn gió lạnh lướt qua, chúng đã run rẩy và đánh cành lập cập – trông chẳng khác gì những kẻ yếu đuối! Chẳng bù với rừng cây của bác sĩ Gibbs. Xem ra nghịch cảnh và thiếu thốn dường như lại hữu ích cho chúng hơn sự đầy đủ.
- 2 Hằng đêm trước khi đi ngủ, tôi thường ghé phòng hai đứa con trai và ngắm nhìn chúng ngủ ngon lành. Nhìn thân thể nhỏ bé đang phập phồng nhịp thở của cuộc sống, tôi luôn cầu nguyện cho chúng có một cuộc sống dễ chịu. Nhưng gần đây, tôi chợt nghĩ đã đến lúc cần phải thay đổi lời nguyện cầu ấy. (Nguồn Câu 1 (2,0 điểm): Cách trồng cây của bác sĩ Gibbs và nhân vật tôi thể hiện quan niệm gì về nuôi dưỡng và giáo dục con người? Câu 2 (1,0 điểm): Vì sao nhân vật tôi thấy cần phải thay đổi lời nguyện cầu cho những đứa con? Câu 3 (1,0 điểm): Theo anh/chị, nhân vật tôi sẽ thay đổi lời nguyện cầu ấy như thế nào? Câu 4 (2,0 điểm): Từ câu chuyện trên, anh/chị rút ra cho mình những bài học gì? Phần II: Tạo lập văn bản (14,0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm) Từ văn bản phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề: Cuộc sống và sự đối mặt. Câu 2 (8,0 điểm) Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng... (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ, SGK Ngữ văn 9 tập 2, NXBGD, tr14) Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du, hãy làm sáng tỏ nhận định. ------HẾT------
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS CẤP TỈNH NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Ngữ văn Ngày thi 09/03/2021 (Hướng dẫn chấm này gồm 05 trang) Phần Câu Nội dung Điểm Các câu hỏi trong đề thi ra theo hướng mở, thí sinh được quyền trả lời theo ý hiểu của bản thân, nhưng cần đảm bảo sức thuyết phục. Giám khảo tham khảo các gợi ý sau để đánh giá, cho điểm. - Cách trồng cây của bác sĩ Gibbs là: tập cho chúng đối mặt với sự khắc 1 nghiệt, thể hiện quan niệm cần rèn cho con người bản lĩnh, ý chí đối mặt với 1,0 (2,0 khó khăn, thử thách trong cuộc sống. I: Đọc điểm) - Cách trồng cây của nhân vật tôi là: thường xuyên chăm bẵm kĩ càng, thể 1,0 - hiểu hiện quan niệm phải bao bọc, nâng đỡ con người ngay từ khi còn nhỏ. (6,0 Nhân vật tôi thấy cần thay đổi lời nguyện cầu cho những đứa con vì: điểm) - Nhân vật tôi đã chứng kiến kết quả của hai sự chăm sóc: Những cây xanh 0,5 của bác sĩ Gibbs lớn mạnh và tràn trề sức sống. Như những thanh niên cường 2 tráng, mỗi sáng chúng thức dậy, tự hào ưỡn ngực và sẵn sàng đón nhận (1,0 những gian nan, thử thách. Còn những cây xanh của nhân vật tôi là những điểm) thân cây luôn dựa dẫm vào bàn tay người chăm bẵm. Chỉ cần một ngọn gió lạnh lướt qua, chúng đã run rẩy và đánh cành lập cập! - Nhân vật tôi cũng hiểu rằng: nghịch cảnh, thiếu thốn gây khó khăn nhưng 0,5 cũng rất hữu ích với mọi người trong cuộc đời. 3 - Nhân vật tôi nguyện cầu cho những đứa con: mạnh mẽ hơn, có ý chí và (1,0 bản lĩnh để đối mặt với giông tố, sẵn sàng vượt qua những khó khăn, thử 1,0 điểm) thách trong cuộc đời. HS có thể rút ra nhiều bài học khác nhau, miễn là phù hợp với nội dung của 4 ngữ liệu. Sau đây là một số định hướng: (2,0 - Khó khăn, thử thách, gian khổ luôn là điều tất yếu mà con người phải đối 1,0 điểm) mặt trong cuộc đời. Bởi vậy, chúng ta không nên né tránh, sợ hãi, mà phải dũng cảm đương đầu, có bản lĩnh và ý chí vượt qua. - Con người sẽ trưởng thành mạnh mẽ hơn trong thử thách. Bởi vậy, người 0,5 lớn không nên bao bọc, nâng đỡ con trẻ quá mức. - Con người cần phải rèn luyện cho mình lối sống tự lập, tự chủ. 0,5 Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội đúng và trúng theo yêu cầu của đề bài.
- 2 - Bài văn có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, văn viết có cảm xúc, biết vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận, không mắc các loại lỗi. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, II: 1. song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Tạo Nghị a. Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,25 lập luận b. Giải quyết vấn đề nghị luận 5,5 văn xã * Giải thích: bản hội - Đối mặt: là chấp nhận, sẵn sàng đương đầu, vượt lên mọi khó khăn, thử 0,25 (14,0 (6,0 thách, nghịch cảnh trong cuộc sống. điểm) điểm) * Bàn luận, chứng minh: 3,0 - Thái độ dũng cảm đối mặt với khó khăn rất cần thiết với mỗi con người. 0,5 Bởi vì: + Cuộc sống vốn phức tạp, tiềm ẩn rất nhiều biến động, thử thách, thậm chí 0,5 nghịch cảnh, éo le. + Nếu con người luôn có bản lĩnh vững vàng, sẵn sàng đối diện, chấp nhận thử thách, thì sẽ có động lực để vượt qua mọi khó khăn. Chúng ta sẽ phát 1,25 huy được tận độ năng lực của bản thân, chủ động nắm bắt cơ hội, trưởng thành vững vàng, và thành công trong cuộc đời. + Ngược lại, nếu con người sợ hãi, trốn tránh, không dám đối mặt với thách 0,75 thức, sóng gió, thì sẽ trở nên yếu đuối, thụ động, và thất bại. (Lưu ý: Trong quá trình bàn luận, người viết phải liên hệ với thực tế đời sống và trải nghiệm của bản thân để đưa ra những dẫn chứng thuyết phục.) * Mở rộng, nâng cao: 1,25 - Trong cuộc sống, con người không chỉ cần phải sẵn sàng đối mặt với khó khăn từ ngoại cảnh, mà đồng thời phải dám đối diện với những hạn chế, thất 0,5 bại, của chính bản thân mình để vươn lên hoàn thiện. - Đồng thời, mỗi chúng ta cũng phải tỉnh táo, biết lượng sức mình khi đối mặt với thử thách để bảo đảm được sự an toàn, bình yên, hạnh phúc cho 0,25 mình, gia đình, và cộng đồng. - Ca ngợi/phê phán: + Ca ngợi: những tấm gương dũng cảm, bản lĩnh, vượt qua nghịch cảnh để 0,25 sống đẹp, sống có ích, cống hiến cho cộng đồng xã hội. + Phê phán: những con người yếu đuối, sống ỷ lại, dựa dẫm, và cách nuôi 0,25 dưỡng con cái theo lối nuông chiều, bao bọc. * Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động: 1,0
- 3 - Cần biết chấp nhận khó khăn, thử thách, thất bại với tâm thế bình tĩnh, chủ 0,5 động; tỉnh táo sáng suốt tìm ra giải pháp để vượt qua. - Rèn luyện ý chí, bản lĩnh, nghị lực, trau dồi tri thức, kĩ năng sống, để 0,5 hoàn thiện bản thân. c. Kết thúc vấn đề nghị luận 0,25 * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm một bài nghị luận văn học đúng và trúng theo yêu cầu của đề bài. - Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, văn phong trong sáng, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục, văn viết có cảm xúc, biết vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận, không mắc các loại lỗi. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a. Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,25 2. b. Giải quyết vấn đề nghị luận 7,5 Nghị * Giải thích nhận định: 1,5 luận - Tác phẩm lớn: là những tác phẩm mang nội dung sâu sắc, phản ánh được 0,25 văn những vấn đề nhân sinh cốt thiết không chỉ của một thời mà của mọi thời, học kết tinh tư tưởng nhân văn, nhân đạo cao cả, được thể hiện thông qua hình (8,0 thức nghệ thuật độc đáo, mới mẻ. điểm) - Ánh sáng của tác phẩm: là vẻ đẹp của nội dung tư tưởng, sự mãnh liệt, chân 0,25 thành của cảm xúc, những triết lí nhân sinh sâu sắc được tác giả truyền tải thông qua cái hay của ngôn từ nghệ thuật và cái đẹp của hình tượng nghệ thuật. - Rọi vào bên trong: là khả năng kì diệu của tác phẩm trong việc soi sáng 0,25 nhận thức, mở rộng hiểu biết; bồi đắp tâm hồn, tình cảm; nâng cao thị hiếu thẩm mĩ, của con người, hướng con người tới Chân – Thiện – Mĩ. - Mỗi tác phẩm mang một ánh sáng riêng: in đậm dấu ấn, phong cách độc 0,25 đáo, thể hiện cái nhìn mang tính khám phá, phát hiện của nhà văn về cuộc đời. -> Nhận định đã đề cập tới chức năng cao quý của văn học: tác động mạnh 0,5 mẽ vào tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, nhận thức của người đọc, làm thay đổi suy nghĩ, lối sống, giúp chúng ta hướng thiện, vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. * Bàn luận: 1,0
- 4 - Xuất phát từ mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống: Văn học là cuốn bách khoa toàn thư về đời sống. Qua tác phẩm văn học, con người có được những hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình. 0,5 - Xuất phát từ tiêu chí đánh giá một tác phẩm văn học đích thực: phải là một 0,25 khám phá về nội dung và một phát minh về hình thức, giúp con người hoàn thiện tri thức, nhân cách, tâm hồn. - Xuất phát từ thiên chức của người nghệ sĩ chân chính: phải là người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp. Thông qua cái hay của ngôn từ và cái đẹp của 0,25 hình tượng nghệ thuật, nhà văn tác động vào nhận thức, tình cảm, thức tỉnh, thanh lọc tâm hồn con người. * Chứng minh qua kiệt tác Truyện Kiều: Phân tích đúng định hướng, có điểm sáng, điểm nhấn, theo đặc trưng thể loại 4,25 làm nổi bật ánh sáng riêng của kiệt tác Truyện Kiều soi rọi vào bên trong chúng ta theo các luận điểm sau: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. 0,5 - Tác phẩm nâng cao hiểu biết về con người, cuộc đời: + Qua Truyện Kiều, người đọc hiểu được bức tranh hiện thực về xã hội 0,5 phong kiến bất công, tàn bạo, đầy rẫy những thế lực hắc ám (quan lại, sai nha, buôn thịt bán người, ), sự lên ngôi của đồng tiền. + Qua kiệt tác này, bạn đọc thấu hiểu số phận bi thảm của con người, đặc 0,5 biệt là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh trong xã hội phong kiến suy tàn. + Qua tác phẩm, độc giả thấm thía hơn những triết lí nhân sinh sâu sắc: hồng 0,25 nhan bạc mệnh, tài mệnh tương đố, - Truyện Kiều bồi đắp cho độc giả những tình cảm nhân văn cao quý: + Biết đồng cảm, thấu hiểu với những khổ đau, bất hạnh của con người. 0,5 + Biết yêu cái thiện, ghét cái ác, biết trân trọng khát vọng tình yêu hạnh 0,5 phúc, khát vọng tự do công lý. + Thấm thía giá trị thiêng liêng của tình cảm gia đình. 0,25 - Nâng cao thị hiếu thẩm mĩ, hướng con người tới cái đẹp: + Biết trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách của con người. 0,5 + Biết tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên. 0,25 + Biết thưởng thức vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm: ngôn từ trong sáng, giàu đẹp, lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu; nghệ thuật tả cảnh, tả người 0,25 (đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nội tâm) tài hoa, tinh tế, điêu luyện bậc thầy => Truyện Kiều là kiệt tác, không chỉ có vị trí quan trọng trong lịch sử văn 0,25 học Việt Nam, mà còn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm hồn dân tộc –
- 5 như mạch nguồn trong trẻo bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, nhân cách bao thế hệ con người Việt Nam. * Đánh giá, khái quát nâng cao: 0,75 - Đây là nhận định sâu sắc, có tầm khái quát cao. 0,25 - Yêu cầu với người sáng tạo: nghệ sĩ phải là những nhà tư tưởng lớn, sâu nặng tình yêu con người và cuộc đời, không ngừng mài giũa ngòi bút để 0,25 sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật đích thực. - Yêu cầu với người tiếp nhận: Người đọc phải sống hết mình với tác phẩm, biến việc đọc văn thành quá trình tự nhận thức, tự giáo dục, để hoàn thiện 0,25 nhân cách, đồng sáng tạo, tri âm với tác giả. c. Kết thúc vấn đề nghị luận 0,25 Lưu ý: - Câu Nghị luận văn học, phần chứng minh nếu học sinh chỉ phân tích các đoạn trích Truyện Kiều đơn thuần, thì tối đa cho 2,0 điểm. - Điểm toàn bài: Giám khảo linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm. Cho điểm lẻ đến 0,25. Thưởng 0,5 điểm cho bài làm có tính sáng tạo nếu điểm toàn bài chưa đạt điểm tối đa./. ------Hết------