Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

doc 2 trang Bích Hường 11/06/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2017_2018_co.doc
  • docMÔN SINH (Đáp án).doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS CẤP TỈNH TỈNH NINH BÌNH NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Sinh học. ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 14/3/2018 Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 09 câu trong 02 trang Câu 1 (3,0 điểm) a) Vì sao ADN của các loài khác nhau lại rất khác nhau mặc dù chúng đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit? b) Một phân tử ADN dạng vòng kép dài 0,51mm có Ađênin chiếm 20% nhân đôi một số lần tạo ra các phân tử ADN con, trong đó số phân tử ADN con chứa mạch ADN của mẹ chiếm 0,03125. Hãy xác định: - Số liên kết hóa trị nối giữa các nucleotit có trong phân tử ADN mẹ. - Số lần nhân đôi của phân tử ADN mẹ. - Số nucleotit mỗi loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của phân tử ADN mẹ. Câu 2 (2,5 điểm) Dưới đây là hình vẽ minh họa cho 1 tế bào của cơ thể lưỡng bội đang thực hiện phân bào A A A A B B b b D D d d a) Tế bào trên đang ở kì nào của hình thức phân bào nào? Giải thích. b) Giả sử mỗi chữ cái trong hình là kí hiệu cho 1 gen và quy ước các gen quy định các tính trạng như sau: A – cây cao, a – cây thấp; B – hạt vàng, b – hạt xanh; D – hạt trơn, d – hạt nhăn. Biết các gen trội hoàn toàn. Phép lai giữa 2 cơ thể có kiểu gen giống nhau như hình trên sẽ cho đời con (tính theo lí thuyết): - Sự di truyền các tính trạng trên tuân theo quy luật di truyền nào? Giải thích. - Số loại kiểu gen và kiểu hình? - Tỉ lệ cá thể có kiểu hình khác bố mẹ? - Tỉ lệ cá thể có kiểu gen giống bố mẹ? Câu 3 (2,5 điểm) BD Một tế bào sinh giao tử của một loài động vật có kiểu gen Aa bd XEY. a) Cơ thể có tế bào này là cơ thể đực hay cơ thể cái? Nêu ví dụ chứng minh. b) Nếu tế bào trên là tế bào của một loài thú, khi giảm phân tạo giao tử, trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là giao tử của tế bào? Trường hợp nào không phải là giao tử của tế bào? Giải thích (Biết rằng không xảy ra trao đổi đoạn và không xảy ra rối loạn phân li của nhiễm sắc thể trong giảm phân) 1 - ABDXE và abdY 2 - ABDXE và AbdY 1
  2. 3 - ABDXE, abdY, AbdXE, aBDY, aBDXE, AbdY, abdXE và ABDY Câu 4 (2,5 điểm) Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định (không có alen tương ứng trên Y). Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường, bên phía vợ có ông ngoại của vợ bị bệnh máu khó đông, những người khác trong gia đình đều có kiểu hình bình thường. a) Theo lí thuyết, xác suất cặp vợ chồng trên sinh một con trai bị bệnh máu khó đông là bao nhiêu? b) Nếu cặp vợ chồng trên đã sinh được một đứa con mắc bệnh máu khó đông thì theo lí thuyết, xác xuất sinh đứa con thứ hai có kiểu hình bình thường là bao nhiêu? Câu 5 (2,0 điểm) Có những loại biến dị di truyền nào vừa không làm thay đổi trật tự phân bố gen và vừa không làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể? Phân biệt các loại biến dị đó về định nghĩa, cơ chế phát sinh và vai trò. Câu 6 (2,0 điểm) a) Dùng con lai kinh tế để làm giống dẫn đến hậu quả gì? Giải thích. b) Tại sao khi thực hiện lai kinh tế giữa giống ngoại nhập với giống địa phương, người ta thường sử dụng con cái thuộc giống địa phương? c) Hoá chất cônsixin khi ngấm vào tế bào có thể gây ra tác động nào? Sử dụng hoá chất này trong công tác giống để làm gì? Câu 7 (1,75 điểm) Trong các nhân tố: ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm; nhân tố nào có vai trò quan trọng nhất đối với sự sống, sinh trưởng - phát triển và sinh sản của sinh vật? Giải thích. Câu 8 (2,0 điểm) a) Em hãy sắp xếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ sinh thái khác loài cho phù hợp: 1. Chim ăn sâu bọ và sâu bọ. 2. Trâu và bò, biết rằng chúng cùng ăn cỏ trên một cánh đồng. 3. Vi khuẩn lam và nấm trong địa y. 4. Sâu bọ và kiến, biết các con sâu này sống nhờ trong tổ kiến. 5. Dây tơ hồng sống trên các cây bụi. 6. Chim mỏ đỏ và linh dương, biết rằng chim mỏ đỏ bắt rận trên da linh dương. b) Nêu ý nghĩa của mối quan hệ hỗ trợ và canh tranh cùng loài. Câu 9 (1,75 điểm) a) Khống chế sinh học là gì? Nêu ý nghĩa lí thuyết và thực tiễn của hiện tượng này? Lấy ví dụ minh họa cho ý nghĩa thực tiễn của khống chế sinh học b) Trong một lọ thủy tinh đựng nước trong đó có vi khuẩn lam và vi khuẩn phân giải. Lọ thủy tinh này có được gọi là một hệ sinh thái không? Tại sao? ------HẾT------ Họ và tên thí sinh :..................................................... Số báo danh:..................................... Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:......................................................................................... Giám thị 2:......................................................................................... 2