Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

docx 2 trang Bích Hường 11/06/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2021_2022_co.docx
  • docxHDC CHÍNH THỨC-HSG 9- 2021-2022.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH TỈNH NINH BÌNH NĂM HỌC 2021-2022 Môn: SINH HỌC Ngày thi: 23/02/2022 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 08 câu, trong 02 trang Họ tên thí sinh: ., Số báo danh: . Họ và tên, chữ ký: Cán bộ coi thi thứ nhất: . Cán bộ coi thi thứ hai: ........................ Câu 1 (2,0 điểm ) 1. a) Trước khi phẫu thuật ở người, vì sao cần phải xét nghiệm máu? b) Anh An và anh Bình cùng đi truyền máu cho một bệnh nhân. Sau khi xét nghiệm máu thấy huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh An mà không ngưng kết hồng cầu của anh Bình. Cho biết bệnh nhân có nhóm máu nào? Biết anh An có nhóm máu A, anh Bình có nhóm máu B. 2. Cho biết trị số huyết áp và vận tốc máu trong mạch ở người bình thường như sau: Tên mạch máu Huyết áp (mm Hg) Vận tốc máu (mm/s) Động mạch chủ 120 - 140 500 - 550 Động mạch lớn 110 - 125 150 - 200 Động mạch nhỏ 40 - 60 5 - 10 Mao mạch 20 - 40 0,5 - 1,2 Tĩnh mạch chủ ≈ 0 200 - 250 Nhận xét về sự biến đổi huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch (không cần giải thích). Nêu các yếu tố có thể làm thay đổi huyết áp. Câu 2 (1,75 điểm) 1. Nêu ý nghĩa của hiện tượng kinh nguyệt ở người? 2. Chu kì kinh nguyệt có sự tham gia của một số hoocmôn. Một trong những hoocmôn có những biến động về nồng độ được thể hiện trong đồ thị bên. Hãy cho biết: a) Đồ thị bên biểu hiện nồng độ hoocmôn nào trong chu kì kinh nguyệt? Giải thích. b) Sự thay đổi của nồng độ hoocmôn này khi hợp tử được tạo thành? Giải thích. Câu 3 (3,0 điểm) 1. Nguyên tắc bổ sung thể hiện ở những cơ chế di truyền nào? 2. Hai đoạn ADN cùng có số lượng nuclêôtit như nhau nhưng đoạn ADN 1 có khả năng chịu nhiệt cao hơn đoạn ADN 2. Hãy cho biết sự khác biệt về mặt cấu trúc giữa 2 đoạn ADN này? G X 3. Ở loài vi khuẩn E.coli, gen D có 3600 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A T = 2 a) Tìm số lượng từng loại nuclêôtit của gen D. b) Gen D bị đột biến điểm thành gen d. Gen d có chiều dài bằng gen D nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô. Đây là dạng đột biến nào? Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen d? Câu 4 (2,75 điểm) 1. Hình vẽ bên mô tả một giai đoạn của quá trình phân bào ở một loài sinh vật. Hãy cho biết: a) Tế bào đang ở giai đoạn phân bào nào? Xác định bộ nhiễm sắc thể của loài. b) Ba tế bào sinh tinh của một cơ thể có kiểu gen AaBb thực hiện giảm phân thì có thể tạo tối đa mấy loại giao tử?
  2. 2 2. a) Đối với loài sinh sản hữu tính, những quá trình sinh học nào xảy ra ở cấp độ tế bào đảm bảo duy trì bộ NST lưỡng bội (2n) qua các thế hệ? Nêu ý nghĩa của các quá trình sinh học đó. b) Trong một cơ thể lưỡng bội, biết không có đột biến xảy ra, các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân khác với qua giảm phân như thế nào? Câu 5 (2,5 điểm) 1. Ở sinh vật có thể xuất hiện các loại biến dị nào? Trong các loại biến dị đó, loại nào di truyền được, không di truyền được? Loại nào vừa không làm thay đổi trật tự sắp xếp các gen, vừa không làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể? 2. Bộ NST lưỡng bội của một loài thực vật hạt kín có 6 cặp NST kí hiệu là: I, II, III, IV, V, VI. Khi khảo sát một quần thể của loài này người ta phát hiện các thể đột biến kí hiệu là A, B, C, D, E. Phân tích tế bào của các thể đột biến, người ta thu được kết quả như sau: Thể đột biến Số lượng NST đếm được ở từng cặp I II III IV V VI A 3 3 3 3 3 3 B 4 4 4 4 4 4 C 4 2 2 2 2 2 D 2 2 3 2 2 2 E 2 2 2 1 2 2 a) Xác định tên gọi của các thể đột biến trên. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến D? b) Nếu mỗi NST đều chứa một gen có 2 alen thì các thể đột biến D có thể có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về 6 gen nói trên? Câu 6 (2,0 điểm) 1. Bác Hoà có một cây hoa Lan đột biến có giá trị kinh tế cao. Bác đã nhân nhanh tạo ra số lượng lớn cây giống nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Bác Hoà đã sử dụng phương pháp nhân giống nào? Nêu ngắn gọn các bước tiến hành của phương pháp đó. 2. Để tạo giống mới ở vật nuôi có thể sử dụng những phương pháp nào? Vì sao giao phối gần ở vật nuôi thường gây hậu quả xấu nhưng trong chọn giống người ta vẫn sử dụng? Câu 7 (2,0 điểm) Phả hệ dưới đây ghi lại sự di truyền của bệnh N trong một dòng họ ở người như sau: 1. Có thể biết chính xác kiểu gen của những người nào trong phả hệ? 2. Xác suất sinh con trai, bị bệnh của cặp vợ chồng II8 và II9 là bao nhiêu ? Câu 8 (4,0 điểm) 1. Ở lúa, thực hiện các phép lai sau: - Phép lai 1: P cây thân cao x cây thân thấp →F1 gồm 100% cây thân cao; cho F1 tự thụ phấn → F2 gồm 75% cây thân cao, 25% cây thân thấp. - Phép lai 2: P cây hạt tròn x cây hạt dài → F1 gồm 100% cây hạt tròn; cho F1 tự thụ phấn → F2 gồm 75% cây hạt tròn, 25% cây hạt dài. - Phép lai 3: Cho 2 cây thân cao, hạt tròn giao phấn với nhau → F1 gồm 25% cây thân cao, hạt dài; 50% cây thân cao, hạt tròn; 25% cây thân thấp, hạt tròn. Biết các gen quy định các tính trạng đang xét nằm trên NST thường và không xảy ra đột biến. a) Từ phép lai 1 và phép lai 2 xác định quy luật di truyền chi phối mỗi tính trạng. b) Biện luận và xác định kiểu gen có thể có của P trong phép lai 3. Viết sơ đồ lai minh hoạ. 2. Ở một loài động vật, xét phép lai P: ♂AaBbDd x ♀ aaBbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, người ta thấy có 20% số tế bào mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Cơ thể đực giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, hợp tử có kiểu gen AaBBbDd ở F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu? ------HẾT------