Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_2022_2023_co_d.docx
HDC CHÍNH THỨC- VẬT LÍ.docx
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS CẤP TỈNH TỈNH NINH BÌNH NĂM HỌC 2022-2023 Môn: VẬT LÍ ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 14/02/2023 Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 05 câu trong 02 trang. Họ và tên thí sinh :..............................................................Số báo danh ............................................ Họ và tên, chữ ký: Giám thị thứ nhất: ................................................................................................. Giám thị thứ hai:.................................................................................................... Câu 1. (5,0 điểm) 1. Một tàu hỏa chiều dài L = 200m đang chuyển động đều với vận tốc v 0 =15m/s trên đường ray thẳng và song song với đường quốc lộ. Một xe máy và một xe đạp đang chuyển động thẳng trên đường quốc lộ ngược chiều nhau, xe máy chuyển động cùng chiều với tàu hỏa. Vận tốc của xe máy và xe đạp không đổi lần lượt là v1 và v2. Tại thời điểm t0 = 0, xe đạp bắt đầu gặp đầu tàu còn xe máy bắt đầu đuổi kịp tàu. a) Xe máy bắt đầu vượt qua tàu khi nó đi được quãng đường s 1 = 800m (kể từ thời điểm t0 = 0). Tính vận tốc v1 của xe máy. b) Xe máy và xe đạp gặp nhau tại vị trí cách đầu tàu một khoảng l 160 m theo phương song song với đường ray. Tính vận tốc v2 của xe đạp. c) Khi xe đạp bắt đầu đi qua tàu, tính khoảng cách giữa xe đạp và xe máy? 2. Cho cơ hệ như Hình 1. Vật m1 có khối lượng 5kg, vật m 2 có khối lượng 3kg, khoảng cách AB = 20cm. Thanh OB có khối lượng không đáng kể. Dây không giãn, bỏ qua khối lượng dây và ròng rọc. Tính chiều dài của thanh OB để thanh cân Hình 1 bằng nằm ngang. Câu 2. (3,0 điểm) Người ta thả một miếng đồng có khối lượng m 1 = 0,2kg đã được nung nóng đến nhiệt o độ t1 vào một nhiệt lượng kế chứa m 2 = 0,3kg nước ở nhiệt độ t 2 = 40 C. Nhiệt độ khi cân bằng o nhiệt là t3 = 90 C. Biết nhiệt dung riêng, khối lượng riêng của đồng lần lượt là c 1 = 380J/kg.K, 3 3 D1 = 8980kg/m và của nước là c 2 = 4200J/kg.K, D2 = 1000kg/m . Nhiệt hóa hơi của nước là L = 2,3.106 J/kg (nhiệt lượng cần cung cấp để 1kg nước hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với nhiệt lượng kế và môi trường xung quanh, trong quá trình thả miếng đồng vào nhiệt lượng kế thì nước không tràn ra ngoài. a) Xác định nhiệt độ t1 của miếng đồng (bỏ qua sự bốc hơi của nước xung quanh miếng đồng nóng khi thả vào nhiệt lượng kế). b) Ngay sau khi xảy ra cân bằng nhiệt, người ta thả thêm một miếng đồng có khối lượng m3 cũng ở nhiệt độ t 1 vào nhiệt lượng kế trên thì khi cân bằng nhiệt lần thứ hai mực nước trong nhiệt lượng kế vẫn bằng mực nước trước khi thả miếng đồng m3. Xác định m3. R1 C R2 Câu 3. (5,0 điểm) Cho mạch điện như Hình 2. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu A, B có giá R4 R trị U không đổi. Biết các điện trở có giá trị bằng nhau và bằng R 0 . 3 1. Mắc vào hai điểm B, D một ampe kế lí tưởng. Hãy tìm: D + - a) Điện trở tương đương của đoạn mạch AB theo R0. U B b) Số chỉ của ampe kế theo U và R . A 0 Hình 2 2. Tháo ampe kế ra khỏi B, D. Dùng vôn kế có điện trở r0 lần lượt đo hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở R1, R2 thì số chỉ của vôn kế tương ứng là U1, U2. Tính tỉ số U1/U2.
- 3. Cho hiệu điện thế giữa hai đầu A, B là 26V. Dùng vôn kế trên để đo hiệu điện thế giữa hai Hiệu điện thế UAC UCB UAD UDC đầu mỗi điện trở thì thu được số liệu như bảng bên. Biết rằng trong các số liệu ở bảng bên có Giá trị 10V 13V 4V 4V một giá trị ghi sai. a) Tính tỉ số R0/r0. b) Giá trị hiệu điện thế nào ở bảng trên sai? Giá trị đúng của nó là bao nhiêu? Câu 4. (4,0 điểm) 1. Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15cm. Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên trục chính, cho ảnh thật A1B1 = 3AB . a) Vẽ hình và tính khoảng cách từ vật tới thấu kính. b) Giữ vật cố định, dịch chuyển thấu kính đến vị trí thứ 2 sao cho thu được ảnh thật 1 A B = AB . 2 2 2 - Phải dịch chuyển thấu kính theo chiều nào và một đoạn bằng bao nhiêu? - Khi dịch chuyển thấu kính từ vị trí thứ 1 đến vị trí thứ 2 thì ảnh đã di chuyển được quãng đường bằng bao nhiêu? 2. Hai gương phẳng G1 và G2 được đặt vuông góc với mặt bàn thí nghiệm, mặt phản xạ của hai gương hướng vào nhau và hợp với nhau một góc là φ. Một điểm sáng S cố định trên mặt bàn, nằm trong khoảng giữa hai gương. Gọi I và J là hai điểm nằm trên hai đường tiếp giáp giữa mặt bàn lần lượt với các gương G1 và G2 như Hình 3. Ảnh của S qua gương G 1 là S1, ảnh của S ¶ ¶ qua gương G2 là S2. Biết các góc SIJ và SJI . Cho gương G1 quay quanh I, gương G2 quay quanh J sao cho trong khi quay mặt phẳng các gương Hình 3 vẫn luôn vuông góc với mặt bàn. Tính góc φ hợp bởi hai gương trên sao cho khoảng cách S1S2 là lớn nhất. Câu 5. (3,0 điểm) 1. Hình 4 mô tả cấu tạo của một dụng cụ để phát hiện dòng điện (một loại điện kế). Dụng cụ này gồm một ống dây B (Hình 4a), trong lòng ống dây B có một thanh nam châm A nằm thăng bằng, vuông góc với trục ống dây và có thể quay quanh một trục OO' đặt giữa thanh, vuông góc với mặt phẳng chứa bảng hiển thị của dụng cụ (Hình 4b). Nếu dòng điện qua ống dây B có chiều như hình vẽ thì kim chỉ quay sang bên phải hay bên trái? Giải thích tại sao? Hình 4a Hình 4b Hình 4 2. Cho các dụng cụ sau: Hai khối trụ đồng chất, hình dáng bên ngoài giống hệt nhau, có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Một khối đặc và một khối bị rỗng, lỗ rỗng hình trụ có trục song song với trục của khối, chiều dài của lỗ coi như bằng chiều dài của khối. Một thước đo thẳng và một bình nước. Cho khối lượng riêng của nước là D. Hãy trình bày và giải thích một phương án thực nghiệm để xác định: a) Khối lượng riêng của chất cấu tạo nên các khối trên. b) Bán kính lỗ rỗng. ----------HẾT---------- 2