Đơn công nhận sáng kiến Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 6 trong tiết luyện nói và nghe
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận sáng kiến Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 6 trong tiết luyện nói và nghe", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
don_yeu_cau_cong_nhan_sang_kien_mot_so_giai_phap_tao_hung_th.pdf
Nội dung text: Đơn công nhận sáng kiến Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 6 trong tiết luyện nói và nghe
- 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN “MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 6 TRONG TIẾT LUYỆN NÓI VÀ NGHE” Tác giả: TRẦN THỊ HẰNG Đơn vị công tác: THCS TÂN BÌNH Tam Điệp, tháng 4 năm 2024
- 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng TVNV Khoa học & Công nghệ thành phố Tam Điệp; - Hội đồng Sáng kiến Sở GD&ĐT Ninh Bình Tôi là Trần Thị Hằng Tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến : “MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 6 TRONG TIẾT LUYỆN NÓI VÀ NGHE” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục học sinh khối 6 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học 2022 - 2023 I. Mô tả bản chất của sáng kiến 1. Giải pháp cũ thường làm: 1.1. Mô tả giải pháp cũ thường làm Nói và nghe là một trong những kĩ năng quan trọng của quá trình dạy học. Nhưng đối với giải pháp cũ thì các tiết học này chưa được chú trọng cho lắm, học sinh còn sợ và chán học giờ luyện nói trong chương trình. Cả giáo viên và học sinh chưa có sự đầu tư chuẩn bị kĩ càng. Chưa xác định ró mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp dạy học nói và nghe theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Nội dung tiết học còn nặng về lí thuyết. Hoặc chỉ đơn thuần là giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị và học sinh nghe một cách thụ động, nhàm chán. Hoặc có một số giáo viên đã có sự cố gắng trong đổi mới hoạt động này như dùng thêm một số phương pháp, nhưng còn mang tính hình thức. Việc rèn kĩ năng nghe- nói -đọc – viết để nâng cao chất lượng dạy-học môn Ngữ văn những năm gần đây, đặc biệt là việc rèn kĩ năng nói đối với các khối lớp còn nhiều khó khăn, do GV chưa kịp thích nghi với sự đổi mới, còn thụ động và lúng túng trong triển khai áp dụng. 1.2. Ưu, nhược điểm và những tồn tại của phương pháp cũ a. Ưu điểm:
- 3 - Đối với giải pháp cũ, giáo viên học sinh không phải mất nhiều thời gian chuẩn bị - Giúp cho giáo viên và học sinh đỡ vất vả, đỡ phải bỏ công sức , tâm huyết, đỡ lo “cháy giáo án” b. Nhược điểm: - Học sinh chưa tích cực hóa hoạt động học tập của người học. - Chưa tạo được cho HS hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi trong giờ luyện nói như: không khí hào hứng của lớp học, thái độ dễ hợp tác của những người cùng tham gia giao tiếp, sự động viên khuyến khích kịp thời của GV và bạn bè - Chưa tạo cho HS nhu cầu muốn nói, muốn được bộc lộ - Chưa thể hiện được vai trò quan trọng của giáo viên trong việc hướng dẫn, tổ chức tiết học - Làm giảm giá trị và sức hấp dẫn của môn học - Cách dạy như vậy rất khô khan dẫn đến học sinh không hứng thú, ít tập trung. Một số học sinh không giám phản ứng và tỏ thái độ nhưng tâm trí chúng đã vượt ra khỉ không gian lớp học. Vì vậy việc học chỉ là một cuộc đối thoại nhàm tẻ giữa giáo viên và chính giáo viên, là cuộc đối thoại nội tâm, là chương trình phát thanh mà khán giả chẳng muốn để tâm. - Bên cạnh đó một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức tới kĩ năng nói, chỉ coi trọng hoạt động viết vì xác định đó là yêu cầu quan trọng nhất trong mỗi tiết học. Vì vậy, kĩ năng nói dù có nhiều ý tưởng sáng tạo nhưng lại chỉ mang tính hình thức. - Một số học sinhcòn tỏ ra rụt rè, e ngại, chưa phát huy hết năng lực và sở trường nói của bản thân . -Một số học sinh chưa có sự chuẩn bị tốt bài nói trước khi bắt đầu tiết học luyện nói, vốn sống, vốn hiểu biết chưa phong phú dẫn tới các em còn khó khăn trong việc luyện nói. 2. Giải pháp mới cải tiến: 2.1. Mô tả bản chất của giải pháp mới. 2.1.1. Giáo viên nắm vững mục tiêu và những yêu cầu cơ bản khi tổ chức tiết luyện nói. Đây là điều kiện cơ bản có vai trò quyết định đến sự thành công tiết luyện nói.
- 4 * Về mục tiêu: GV cần hiểu rõ, mục tiêu của tiết luyện nói là nhằm giúp học sinh huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị rèn kĩ năng nói - Mục tiêu chung: Góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh ( năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học). Trong đó, với đặc trưng và thế mạnh riêng, dạy học nói và nghe tập trung phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, đặc biệt là năng lực ngôn ngữ. - Mục tiêu cụ thể: Cần phải cụ thể hóa mục tiêu chung sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Bởi học sinh ở mỗi lớp, trường, vùng, miền lại có những đặc điểm riêng biệt. Không có loại sách vở nào hay bất cứ ai khác có thể làm thay cho GV đứng lớp trong việc vạch ra mục tiêu cụ thể. Chỉ có sự nhạy cảm, năng lực sư phạm, tinh thần trách nhiệm và tình yêu trẻ mới giúp chúng ta cụ thể hóa mục tiêu chung một cách sáng tạo, sát hợp.. * Về yêu cầu: - Lựa chọn nội dung trong tiết luyện nói: Cần lựa chọn nội dung luyện tập một cách linh hoạt, đạt hiệu quả.Vừa bám sát vào các bài tập ở SGK vừa vận dụng tình hình, đặc điểm cụ thể để có thể thay đổi, thêm bớt bài tập cho phù hợp. - Xác định vai trò của giáo viên và học sinh trong tiết luyện nói: + Học sinh: Trong tiết luyện nói, người hoạt động chủ yếu là học sinh. Học sinh phải là những chủ nhân thực sự, chiếm lĩnh hầu hết các hoạt động trong tiết học. Các em tựa như những diễn viên hoàn toàn làm chủ sân khấu với những hình thức phong phú, đa dạng : độc thoại, đối thoại, diễn trò, đóng vai... + Giáo viên: Nói chung, đối với tiết luyện nói, giáo viên nên tránh hai khuynh hướng sau: + Cho rằng giờ luyện nói là của học sinh, dành cho HS thực hành là chính; từ đó GV không làm gì cả, khoán trắng, phó mặc cho HS muốn nói thế nào cũng được; tất cả đổ cho năng lực của HS; dẫn đến tiết học đơn điệu, buồn tẻ, mất tác dụng. + Quá lo sợ rằng HS không nói được, không trình bày được vấn đề trước tập thể nên làm thay, nói hộ hết cho HS; hoặc tiến hành tiết dạy một cách qua loa, chiếu lệ cho xong. + Trong tiết luyện nói, GV hoạt động rất ít để trao quyền ưu tiên cho HS hoạt động với thời lượng tối đa có thể được; thậm chí hầu như GV không làm gì cả. Nhưng ở đây, không làm gì cả không có nghĩa là khoán trắng, phó mặc HS kiểu như
- 5 đã nói ở trên; mà GV vẫn là người bao quát, chỉ đạo linh hoạt để đảm bảo cho hoạt động của HS đúng hướng và đạt hiệu quả cao. - Thực hiện khâu chuẩn bị trước khi tiến hành tiết luyện nói: + Trước hết xin được nhấn mạnh tầm quan trọng của khâu chuẩn bị trước khi luyện nói trên lớp. Có thể nói yếu tố quyết định thành công hay thất bại của giờ luyện nói theo hướng đổi mới chính là ở khâu này. + Giáo viên cần định hướng cho các em trong việc chuẩn bị thật cụ thể, rõ ràng về cả nội dung và cách thức (Chuẩn bị cái gì? Chuẩn bị như thế nào, bằng cách nào?) Cũng cần phân công cụ thể cho các đối tượng HS, nhưng chủ yếu là chỉ đạo thông qua đội ngũ tổ trưởng, nhóm trưởng, cán sự bộ môn. 2.1.2.Các giải pháp cụ thể: *Giải pháp thứ nhất: Tổ chức luyện nói và nghe thông qua trò chơi “Hái hoa tìm ý ”. Có thể dùng hình thức này đối với lớp dạy có nhiều HS yếu kém, chưa thành thạo kĩ năng tạo lập kiểu văn bản đang học, chưa quen nói trước tập thể; lại ít có ( hay không có ) nhân tố tích cực ( HS khá, giỏi, lanh lợi, hoạt bát) làm nòng cốt. *) Cách thực hiện: a) Khâu chuẩn bị: - Lựa chọn một bài tập (không ôm đồm nhiều về số lượng bài tập). - Thông báo bài tập đã chọn cho HS biết trước để chuẩn bị. - Định hướng cho HS bằng một số câu hỏi (để giải quyết bài tập). Những câu hỏi này được cung cấp từ trước tiết học để HS suy nghĩ, chuẩn bị lời. - Một bảng phụ- mô hình dàn ý phù hợp với bài tập - Các câu hỏi được viết trên mảnh giấy lớn, chữ to để có thể gắn với mô hình dàn ý (mỗi câu hỏi được trình bày về hình thức tựa như những bông hoa) - HS tự trình bày dàn ý vào vở soạn theo gợi ý từ các câu hỏi cho trước và tập chuẩn bị ngôn ngữ nói trước khi đến lớp. b) Trình tự tiến hành trong tiết học: - Lần lượt mời từng đối tượng HS trong các nhóm lên hái hoa và trình bày trước lớp theo hình thức tiếp sức (để tạo không khí sôi nổi, kích thích sự mạnh dạn, tự tin ) - Lớp và GV lần lượt nhận xét (theo chiều hướng nhắc nhở nhưng vẫn khích lệ, nâng đỡ để tránh cho các em cảm giác xấu hổ, tự ti )về việc trình bày đối với từng câu hỏi của từng nhóm và cùng trao đổi để gắn hoa vào mô hình dàn ý.
- 6 - GV sơ kết, giảng giải ngắn gọn về dàn ý và cách trình bày kiểu văn bản cần tạo lập. - HS khá, giỏi trình bày trước lớp cả bài (theo dàn ý) để khắc sâu cách tạo lập kiểu văn bản đang học. - Nếu còn thời gian, tiếp tục tổ chức cho các em trình bày theo dàn ý trước nhóm (nói từng phần để tạo điều kiện cho nhiều HS được trình bày). Ví dụ 1: Khi dạy học bài Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống mà em quan tâm. Tôi đã tiến hành như sau: - Tôi cho học sinh chuẩn bị nội dung câu hỏi được viết trên mảnh giấy lớn, chữ to để có thể gắn với mô hình dàn ý (mỗi câu hỏi được trình bày về hình thức tựa như những bông hoa) - Tôi chia nhóm - Cho học sinh lựa chọn nội dung: Noi gương người thành công - Định hướng gói câu hỏi cho các em chuẩn bị trước ở nhà: + Câu hỏi 1: Thế nào là người thành công + Câu hỏi 2: Em hiểu như thế nào là noi gương người thành công + Câu hỏi 3: Vì sao phải noi gương người thành công - Lần lượt mời từng đối tượng HS trong các nhóm lên hái hoa và trình bày trước lớp theo hình thức tiếp sức (để tạo không khí sôi nổi, kích thích sự mạnh dạn, tự tin ) * Giải pháp thứ hai: Tổ chức luyện nói và nghe thông qua trò chơi “Trò chơi Dàn hợp xướng - Đây là một hình thức có thể giúp cho các đối tượng HS cùng bổ trợ cho nhau trong quá trình thực hành kỹ năng nói về một vấn đề nào đó. - Tạo cho HS khả năng làm việc tập thể, biết phối hợp nhịp nhàng, ăn ý, biết đoàn kết, hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ. - Hoạt động diễn ra chủ yếu dựa trên cơ sở đơn vị nhóm. Nhóm trưởng giữ vai trò đặc biệt quan trọng (tựa như người nhạc trưởng một dàn nhạc) trong việc điều hành nhóm. *) Cách thực hiện: a. Chuẩn bị: - Phân nhóm, lựa chọn nhóm trưởng. - Thông báo về số lượng nội dung bài tập thực hành; cho các nhóm nhận bài tập cụ thể.
- 7 - Hướng dẫn các nhóm chuẩn bị bài tập (chủ yếu thông qua nhóm trưởng) - Các nhóm HS lên chương trình tập luyện và chuẩn bị: làm dàn ý, sưu tầm tranh ảnh, vật dụng, phân công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm b. Trình tự tiến hành trong tiết học: - Mỗi nhóm trình bày trước lớp về vấn đề đã chuẩn bị dưới sự điều hành của nhóm trưởng. Có thể theo trình tự sau: + Lời chào và lời tự giới thiệu về nhóm và nội dung sẽ trình bày + Giới thiệu dàn ý + Lần lượt trình bày từng phần theo dàn ý ( theo nhiều hình thức sáng tạo khác nhau). + Lời chào kết thúc, lời cảm ơn. Lớp và GV lần lượt nhận xét về phần trình bày của từng nhóm. GV nhấn mạnh lại cách tạo lập của kiểu VB đang học. - HS khá, giỏi trình bày trước lớp cả bài để khắc sâu kiểu VB và kỹ năng nói về kiểu VB ấy. c. Lưu ý: Hình thức Dàn hợp xướng có tác dụng rất tốt nhưng khó thực hiện vì nếu chuẩn bị không kỹ hoặc Nhạc trưởng kém năng lực thì chương trình của nhóm dễ bị rời rạc, thậm chí thất bại. Do đó, khâu chuẩn bị phải được đầu tư chu đáo. Nếu HS đã chuẩn bị kỹ nhưng khi thực hành vẫn gặp khó khăn thì GV nên nhẹ nhàng gỡ bí và dẫn dắt, giúp các em hoàn thành chương trình của nhóm. Mặt khác cũng không nên yêu cầu quá cao, nhất là khi thực hiện hình thức này lần đầu. Ví dụ 1: Khi dạy học bài Nói và nghe Kể lại một truyền thuyết. Tôi đã tiến hành như sau: - Tôi chia nhóm - Chọn truyền thuyết: Thánh Gióng - Phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm: + Nhạc trưởng: dẫn chuyện, giới thiệu dàn ý + Học sinh 1: Chịu trách nhiệm lời chào, giới thiệu các thành viên và nội dung câu chuyện sẽ trình bày . + Học sinh 2: Kể về sự ra đời của Gióng + Học sinh 3: Kể về sự việc Gióng biết nói và đòi đi đánh giặc. + Học sinh 4: Kể về sự việc Gióng lớn nhanh như thổi
- 8 + Học sinh 5: Kể về sự việc Gióng đánh tan quân giặc và bay về trời + Học sinh 6: Kể về sự việc Vua Hùng trả ơn và những dấu tích còn lại. + Học sinh 7: Lời chào kết thúc, lời cảm ơn. Tất cả tạo thành một dàn hợp xướng, rèn luyện khả năng làm việc tập thể, biết phối hợp nhịp nhàng, ăn ý, biết đoàn kết, hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ. * Giải pháp thứ ba: Tổ chức luyện nói và nghe thông qua trò chơi Trò chơi “ Thi nói nhanh” (Thi hùng biện, thi kể chuyện, ) - Hoạt động thực hành này vẫn dựa trên cơ sở gợi ý của SGV. Nghĩa là HS luyện nói ở tổ, nhóm; sau đó nói trước lớp trên cơ sở đã chuẩn bị dàn ý và tập nói ở nhà. Nhưng có thể thay đổi ở chỗ là cơ cấu việc luyện nói ấy thành một cuộc thi để tạo không khí sôi nổi, lôi cuốn HS. - Nên tổ chức hình thức Thi nói hay đối với những lớp khá, HS mạnh dạn, hoạt bát. Mục tiêu cụ thể của tiết dạy khi dùng hình thức này là luyện cho HS khả năng nói đúng, nói hay, nói truyền cảm trước tập thể về một vấn đề. - Cách thực hiện: a) Chuẩn bị: - Bảng phụ (tính điểm) - Thông báo số lượng bài tập, nội dung BT. - Thông báo hình thức hoạt động để HS tập luyện. - Các nhóm chuẩn bị dàn ý, phiếu học tập của nhóm - HS chuẩn bị thêm tranh ảnh, vật dụng liên quan (nếu cần) - Có thể chuẩn bị thêm tranh ảnh, vật dụng - Chuẩn bị vài mòn quà nho nhỏ. - Có thể chọn HS dẫn chương trình. b) Trình tự thực hiện trong tiết học: - GV nêu tiêu chí, yêu cầu, thang điểm -Thi vòng 1: HS nói trong nhóm. Nhóm chọn ra người Nói hay để dự thi vòng 2. - Thi vòng 2: Tranh tài Nói hay giữa các nhóm - Sau mỗi phần tranh tài của một nhóm là có phần nhận xét và bình điểm của lớp, GV. - Kết thúc cuộc thi: Công bố điểm, chọn giải nhất, nhì và trao quà. - Tổng kết tiết học, rút kinh nghiệm.
- 9 Ví dụ 1: Khi dạy học bài Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống gia đình. Tôi đã tiến hành như sau: - Tôi chia lớp thành 5 nhóm - Cho học sinh lựa chọn nội dung: những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương. - Các nhóm chuẩn bị dàn ý, phiếu học tập của nhóm - HS chuẩn bị thêm tranh ảnh, vật dụng liên quan (nếu cần) - Có thể chuẩn bị thêm tranh ảnh, vật dụng - Chuẩn bị vài mòn quà nho nhỏ. - Có thể chọn HS dẫn chương trình. - Tổ chức thi theo 2 vòng: + Thi vòng 1: HS nói trong nhóm. Nhóm chọn ra người Nói hay để dự thi vòng 2. + Thi vòng 2: Tranh tài Nói hay giữa các nhóm - Kết thúc cuộc thi: Công bố điểm, chọn giải nhất, nhì và trao quà. - Tổng kết tiết học, rút kinh nghiệm. 2.2. Tính mới, tính sáng tạo: - Những trò chơi đưa ra áp dụng trong giờ luyện nói có thể nói phát huy đầy đủ tính tích cực của học sinh, nhằm hướng tới lấy học sinh làm trung tâm. Ngoài ra, khi giáo viên tổ chức các hoạt động trò chơi trong tiết luyện nói giúp các em hứng thú trong tiết học văn, biến giờ luyện nói nhàm chán trước đây thành tiết học mới lạ, hứng thú và học sinh tích cực tham gia. - Có rất nhiều trò chơi được áp dụng trong giờ ngữ văn nhưng giờ luyện nói theo hướng tôi đưa ra có thể nói rất ít được áp dụng. Đó chính là tính mới của sáng kiến kinh nghiệm. Tạo tâm thế thỏa mái cho học sinh tiếp nhận giờ học, để phát triển tốt nhất năng lực học sinh đi theo hướng thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với xu thế đổi mới, tránh nhàm chán cho học sinh. II. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI 1. Hiệu quả kinh tế - Sáng kiến này tuy không đem lại hiệu quả kinh tế nhưng không gây tốn kém gì, chỉ cần một chút thời gian cộng với một chút nhiệt tình đam mêvà giáo viên có chút kiến thức về công nghệ thông tin là thực hiện được.
- 10 - Sáng kiến này không cần đầu tư kinh phí, cũng không ảnh hưởng đến thời gian học trên lớp. 2. Hiệu quả xã hội Phương pháp này tạo được hứng thú học tập cho học sinh, hạn chế được tình trạng ngại nói, ngại viết văn. Các em có sự say mê, yêu thích môn học, chủ động tìm tòi, sáng tạo trong cách tiếp cận bài mới ngay từ đầu bài học. Giúp giáo viên sử dụng thời gian một cách hiệu quả, giới thiệu bài học một cách nhẹ nhàng và hấp dẫn. Sau khi áp dụng các giải pháp trên, tôi nhận thấy học sinh đã say mê hứng thú hơn khi học tiết luyện nói và nghe, nhiều em yêu thích và đam mê tiết học. Vào tiết học, học sinh không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng , các em được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập mà không hề hay biết. Giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan. Đặc biệt thông qua các hình thức trò chơi mà tôi vừa nêu trên đã góp phần quan trọng không nhỏ vào việc phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Rõ ràng, sử dụng trò chơi trong tiết nói và nghe, tôi đã giúp HS hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất như: năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thảo luận nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực phản xạ nhanh Sau khi áp dụng các giải pháp trên vào dạy học môn Ngữ văn, tôi nhận thấy kết quả rất đáng mừng. Cụ thể: Kết quả khảo sát mức độ hứng thú học tập khi chưa áp dụng giải pháp Đầu năm học 2023 – 2024 Mức độ hứng thú Tổng số/ Hứng thú Không hứng thú Bình thường Đối TS % TS % TS % tượng 45/ HS 7 16 30 67 8 18 lớp 6B Kết quả khảo sát mức độ hứng thú học tập khi đã áp dụng giải