Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất chủ yếu
- Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện các công việc để giữ sạch đôi tay, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn vệ sinh cho đôi tay sạch nhằm chăm sóc sức khỏe cho bản thân.
2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tự thực hiện giữ vệ sinh đôi bàn tay đúng cách.
3.Năng lực đặc thù
3.1 Năng lực điều chỉnh hành vi
- NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được các việc cần làm để giữ sạch đôi bàn tay; trình bày được vì sao phải làm như thế.
- NL điều chỉnh hành vi: Tự thực hiện được giữ vệ sinh đôi bàn tay đúng cách.
3. 2 Năng lực phát triển bản thân
- Thực hiện các việc chăm sóc bản thân như giữ sạch đôi tay, biết vệ sinh răng, miệng, tóc, cơ thể, ăn mặc gọn gàng,...
- Tự tìm hiểu thêm một số cách để chăm sóc bản thân nói chung, giữ sạch đôi tay nói riêng qua việc học bạn, người thân, những người xung quanh, thầy cô,....
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Tranh, phiếu đánh giá hoạt động học tập ở lớp, xà bông, nước sạch.
2. Học sinh: Bút, các vật dụng cá nhân như khăn lau tay.
doc 20 trang Đức Hạnh 11/03/2024 740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_1_den_4_nam.doc

Nội dung text: Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2020-2021

  1. TUẦN 1 TIẾT 1 Thứ hai ngày tháng năm 2020 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN Bài 1: EM GIỮ SẠCH ĐÔI TAY Thời lượng: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất chủ yếu - Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện các công việc để giữ sạch đôi tay, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. - Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn vệ sinh cho đôi tay sạch nhằm chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Tự thực hiện giữ vệ sinh đôi bàn tay đúng cách. 3.Năng lực đặc thù 3.1Năng lực điều chỉnh hành vi - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được các việc cần làm để giữ sạch đôi bàn tay; trình bày được vì sao phải làm như thế. - NL điều chỉnh hành vi: Tự thực hiện được giữ vệ sinh đôi bàn tay đúng cách. 3. 2 Năng lực phát triển bản thân - Thực hiện các việc chăm sóc bản thân như giữ sạch đôi tay, biết vệ sinh răng, miệng, tóc, cơ thể, ăn mặc gọn gàng, - Tự tìm hiểu thêm một số cách để chăm sóc bản thân nói chung, giữ sạch đôi tay nói riêng qua việc học bạn, người thân, những người xung quanh, thầy cô, II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Tranh, phiếu đánh giá hoạt động học tập ở lớp, xà bông, nước sạch. 2. Học sinh: Bút, các vật dụng cá nhân như khăn lau tay. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: Trò chơi " Tôi yêu” a. Mục tiêu: Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ. b. Cách tiến hành - HS ngồi tại chỗ của mình và chơi trò chơi “Tôi yêu” - HS lắng nghe giáo viên nói: “ Tôi yêu, tôi yêu - HS hỏi: “ Yêu gì, yêu gì” - GV sẽ đưa ra một yêu cầu, ví dụ như yêu cái bàn, yêu mái tóc, yêu đôi bàn tay Khi gv nhắc đến bộ phận nào thì HS phải nhanh chóng chỉ bộ phận đó. - GV khi hô cũng sẽ minh họa hành động nhưng sẽ chạm vào bộ phận khác để HS lúng túng và nhầm lẫn nhằm tạo không khí vui vẻ trước khi vào bài học. - HS lắng nghe GV tổng kết: Để có cơ thể khỏe mạnh thì điều đầu tiên phải giữ đôi tay sạch sẽ. c.Dự kiến sản phẩm: 1
  2. HS quan sát các bước rửa tay trang 6 SGK GV hỏi: Quan sát tranh và cho biết: Em rửa tay theo các bước như thế nào? GV gợi ý em sẽ rửa tay theo các bước sau: 1/ Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước. 2/ Xoa xà phòng vào hai lòng bàn tay 3/ Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết các ngón tay vào kẽ ngón tay 4/ Chà từng ngón tay vào lòng bàn tay 5/ Rửa tay sạch dưới vòi nước 6/ Làm khô tay bằng khăn sạch. GV hướng dẫn HS thực hiện. HS lên thực hiện, HS nhận xét c.Dự kiến sản phẩm: HS thực hiện được * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS thực hiện được (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: Em cần thực hiện đúng các bước rửa tay để có bàn tay sạch sẽ. 3. Hoạt động luyện tập 3.1 Hoạt động luyện tập 1: “Ai nhanh hơn” a. Mục tiêu - Học sinh học tập bạn biết giữ đôi tay sạch. b. Cách tiến hành - Bước 1: Chia nhóm ngẫu nhiên theo số đếm từ 1 đến 4; học sinh cùng số tạo thành 1 nhóm. - Bước 2: Nhóm quan sát các bức tranh và lựa chọn bạn đã biết giữ vệ sinh đôi tay SGK trang 7: - Những bạn nào dưới đây đã biết giữ vệ sinh đôi tay? 3
  3. Hoạt động luyện tập 3: Chia sẻ cùng bạn -GV nêu yêu cầu: HS thảo luận nhóm đôi cùng chia sẻ với các bạn cách giữ sạch đôi tay. - Đại diện nhóm trình bày. -GV nhận xét và điều chỉnh cho HS 4. Hoạt động vận dụng: Hoạt động 1: “Đưa ra lời khuyên cho bạn” a. Mục tiêu - Học sinh tự biết rửa tay trước khi ăn. - Tập thói quen giữ sạch đôi tay để cơ thể khỏe mạnh. b. Cách tiến hành - Bước 1: Học sinh quan sát tranh thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi - GV giới thiệu tình huống và gợi ý: + Bạn cần rửa tay trước khi ăn. + Bạn ơi không nên bốc thức ăn như vậy. + Bạn ơi hãy giữ vệ sinh để có cơ thể khỏe mạnh. - Bước 2: Học sinh thực hiện nêu các lới khuyên khác nhau rồi chọn ra lời khuyên hay nhất - Bước 3: Học sinh trình bày - Bước 4: GV lắng nghe cùng học sinh, khen những học sinh thực hiện tốt, động viên, hướng dẫn giữ vệ sinh đúng cách đôi tay mình. c.Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, nêu ra được các lời khuyên hay . (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: Chúng ta cần rửa tay trước khi ăn để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Hoạt động 2: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hằng ngày a. Mục tiêu - Học sinh tự đánh giá bản thân biết rửa tay hằng ngày - Tập thói quen giữ sạch đôi tay để cơ thể khỏe mạnh. b. Cách tiến hành - Học sinh thảo luận nhóm đôi xem tay ai sạch sẽ - Học sinh thực hiện - Học sinh trình bày - GV lắng nghe cùng học sinh, khen những học sinh thực hiện tốt, động viên, hướng dẫn giữ vệ sinh đúng cách đôi tay mình. c.Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: Em luôn giữ răng miệng sạch sẽ hằng ngày để có nụ cười xinh, hơi thở thơm tho 5. Hoạt động tổng kết: - HS trả lời câu hỏi: Các em rút ra được điều gì sau bài học này? GV chốt lại nội dung bài: - Chúng ta cần phải rửa tay trước khi ăn để bảo vệ sức khỏe của bản thân. 5
  4. TUẦN 2 TIẾT 2 Thứ hai ngày tháng 9 năm 2020 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN Bài 2: EM GIỮ SẠCH RĂNG MIỆNG Thời lượng: 1 tiết I.MỤC TIÊU 1.Phẩm chất chủ yếu - Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện các công việc để giữ sạch răng miệng, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. - Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch nhằm chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Tự thực hiện giữ vệ sinh răng miệng đúng cách. 3.Năng lực đặc thù 3.1 Năng lực điều chỉnh hành vi - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được các việc cần làm để giữ sạch răng miệng; trình bày được vì sao phải làm như thế. - NL điều chỉnh hành vi: Tự thực hiện được giữ vệ sinh răng miệng đúng cách. 3.2 Năng lực phát triển bản thân - Thực hiện các việc chăm sóc bản thân như giữ sạch răng miệng, biết vệ sinh răng, miệng, tóc, cơ thể, ăn mặc gọn gàng, - Tự tìm hiểu thêm một số cách để chăm sóc bản thân nói chung, giữ sạch răng miệng nói riêng qua việc học bạn, người thân, những người xung quanh, thầy cô, II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Giáo viên: Tranh, truyện, hình dán mặt cười- mặt miếu , âm nhạc (bài hát “Anh Tí sún”sáng tác Hùng Lân 2. Học sinh: Bút, các vật dụng cá nhân . III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: “ Bài hát: Anh Tí sún" a. Mục tiêu - Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ. - Học sinh nêu được các việc cần làm để giữ sạch răng miệng. b. Cách tiến hành - HS xem video vừa hát vừa vỗ tay bài hát “ Anh Tí sún” -GV nêu: + Bài hát nói đến nội dung gì? + Em sẽ khuyên bạn Tí điều gì để không bị sâu răng? + Các em có thường xuyên đánh răng không? - HS lần lượt trả lời. 7
  5. GV hướng dẫn HS thực hiện. HS lên thực hiện, HS nhận xét c.Dự kiến sản phẩm: HS thực hiện được * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS thực hiện được (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận: - Giữ sạch răng miệng giúp em có hơi thở thơm tho và nụ cười xinh. - Không chăm chỉ vệ sinh răng miệng có thể khiến răng bị sâu, bị đau. - Chải răng đúng cách giúp em giữ vệ sinh răng miệng để có hàm răng chắc khỏe. 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động 1: “Ai nhanh hơn” a. Mục tiêu - Học sinh học tập bạn biết giữ vệ sinh răng miệng. b. Cách tiến hành - Bước 1: Chia nhóm ngẫu nhiên theo số đếm từ 1 đến 4; học sinh cùng số tạo thành 1 nhóm. - Bước 2: Nhóm quan sát tranh trả lời 2 câu hỏi SGK trang 9: - Những bạn nào dưới đây đã biết giữ vệ sinh răng miệng? - Hành động nào nên làm, hành động nào không nên làm để giữ sạch răng miệng? Vì sao? - Nhóm trình bày vào bảng nhóm đính lên bảng khi hết thời gian. - Tuyên dương nhóm làm tốt, động viên các nhóm còn lại. c.Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, nên học tập những bạn biết giữ vệ sinh răng miệng. (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: - Em cần học tập giữ vệ sinh răng miệng của bạn ở tranh 1, 2, 3; không nên làm theo hành động của bạn trong hình 4. Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn -GV nêu yêu cầu: HS thảo luận nhóm đôi cùng chia sẻ với các bạn cách em giữ sạch răng miệng. - Đại diện nhóm trình bày. -GV nhận xét và điều chỉnh cho HS 4. Hoạt động vận dụng: Hoạt động 1: “Đưa ra lời khuyên cho bạn” a. Mục tiêu - Học sinh tự biết đánh răng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. - Tập thói quen giữ vệ sinh răng miệng nhằm chăm sóc sức khỏe cho bản thân. b. Cách tiến hành - Bước 1: Học sinh quan sát tranh thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi - GV giới thiệu tình huống và gợi ý: + Bạn ơi! Không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ vì sẽ sâu răng đấy! + Bạn ơi! Nên đánh răng trước khi đi ngủ! 9
  6. TUẦN 3 TIẾT 3 Thứ hai ngày tháng 9 năm 2020 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN Bài 3: EM TẮM, GỘI SẠCH SẼ Thời lượng: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất chủ yếu - Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện các công việc để giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. - Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn đầu tóc, cơ thể sạch sẽ nhằm chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 2. Năng lực chung Tự chủ và tự học: Tự thực hiện tắm, gội đúng cách. 3. Năng lực đặc thù 3.1 Năng lực điều chỉnh hành vi - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được các việc cần làm để giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ; trình bày được vì sao phải làm như thế. - NL điều chỉnh hành vi: Tự thực hiện tắm, gội đúng cách. 3.2 Năng lực phát triển bản thân - Thực hiện các việc chăm sóc bản thân như giữ sạch đôi tay, biết vệ sinh răng, miệng, tóc, cơ thể, ăn mặc gọn gàng, - Tự tìm hiểu thêm một số cách để chăm sóc bản thân nói chung, giữ đầu tóc, cơ thể sạch sẽ nói riêng qua việc học bạn, người thân, những người xung quanh, thầy cô, II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Tranh, phiếu đánh giá hoạt động học tập ở lớp. 2. Học sinh: Bút, các vật dụng cá nhân III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: Bài hát " Chòm tóc xinh” a. Mục tiêu: - Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ. - Học sinh nêu được các việc làm để có mái tóc sạch sẽ. b. Cách tiến hành - HS vừa hát vừa vỗ tay bài hát “ Chòm tóc xinh” - HS trả lời câu hỏi: + Bài hát nói đến điều gì? + Để có mái tóc sạch sẽ em cần làm gì? - HS nhận xét - GV nhận xét, giới thiệu bài c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. *Dự kiến đánh giá: 11