Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 17+18 - Năm học 2020-2021

I.MỤC TIÊU
1. Phẩm chất chủ yếu
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác thực hiện đúng việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
2. Năng lực chung
-Tự chủ và tự học: thực hiện đúng việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
3. Năng lực đặc thù
Năng lực điều chỉnh hành vi
- NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thực hiện đúng việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. Nhắc nhở bạn bè biết giữ trật tự trong giờ ngủ trưa.
- NL điều chỉnh hành vi: thực hiện được một số nền nếp học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát Giờ nào việc nấy” - nhạc: Quỳnh Hợp, lời: Nguyễn Viêm),... gắn với bài học “Học tập, sinh hoạtđúng giờ”;
- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hoạt động khởi động: “ Bài hát: Giờ nào việc nấy"
a. Mục tiêu
- Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS hát bài “Giờ nào việc nấy”.
- GV đặt câu hỏi: Em học tập được điều gì từ bạn nhỏ trong bài hát?
- HS suy nghĩ, trả lời.
Kết luận: Bạn nhỏ trong bài hát đã học được nhiều điều hay, thói quen tốt trong cuộc sống trong đó có thói quen giờ nào việc nấy, học tập, sinh hoạt đúng giờ.
=> HS chuẩn bị tâm thế vào bài mới: “ Chủ đề 5: Sinh hoạt nề nế.; bài " Học tập sinh hoạt đúng giờ”
doc 6 trang Đức Hạnh 11/03/2024 2380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 17+18 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_1718_nam_ho.doc

Nội dung text: Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 17+18 - Năm học 2020-2021

  1. TUẦN 17 Thứ hai ngày tháng năm 2020 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề 5: SINH HOẠT NỀ NẾP Bài 16: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ Thời lượng: 1 tiết I.MỤC TIÊU 1. Phẩm chất chủ yếu - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác thực hiện đúng việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. 2. Năng lực chung -Tự chủ và tự học: thực hiện đúng việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. 3. Năng lực đặc thù Năng lực điều chỉnh hành vi - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. - NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thực hiện đúng việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. Nhắc nhở bạn bè biết giữ trật tự trong giờ ngủ trưa. - NL điều chỉnh hành vi: thực hiện được một số nền nếp học tập, sinh hoạt đúng giờ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; - Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát Giờ nào việc nấy” - nhạc: Quỳnh Hợp, lời: Nguyễn Viêm), gắn với bài học “Học tập, sinh hoạtđúng giờ”; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint, (nếu có điều kiện). III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: “ Bài hát: Giờ nào việc nấy" a. Mục tiêu - Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS hát bài “Giờ nào việc nấy”. - GV đặt câu hỏi: Em học tập được điều gì từ bạn nhỏ trong bài hát? - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Bạn nhỏ trong bài hát đã học được nhiều điều hay, thói quen tốt trong cuộc sống trong đó có thói quen giờ nào việc nấy, học tập, sinh hoạt đúng giờ. => HS chuẩn bị tâm thế vào bài mới: “ Chủ đề 5: Sinh hoạt nề nế.; bài " Học tập sinh hoạt đúng giờ” 2. Hoạt động khám phá vấn đề: Khám phá lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ a. Mục tiêu - HS nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. b. Cách tiến hành 1
  2. Học tập, sinh hoạt đúng giờ là nhiệm vụ của mỗi HS. Em nên học tập theo bạn ở tranh 2 và không nên làm theo các bạn ở tranh 1, 3. Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn - GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với các bạn về một ngày học tập, sinh hoạt của em. - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một sỗ em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết thực hiện thời gian biểu khoa học, hợp lí để học tập, sinh hoạt đúng giờ. 4. Hoạt động vận dụng: Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn a. Mục tiêu - HS đưa ra lời khuyên cho bạn chưa biết giữ trật tự trong giờ ngủ trưa. b. Cách tiến hành - GV chiếu/treo tranh mục Vận dụng lên bảng, yêu cầu HS quan sát, thảo luận đưa ralời khuyên cho bạn chưa biết giữ trật tự trong giờ ngủ trưa ở trường. - Gợi ý: 1/ Bạn ơi, bạn về chỗ ngủ trưa đi. 2/ Bạn ơi, đừng chơi đùa làm ồn nữa, về chỗ ngủ trưa đi. 3/ Bạn ơi, đừng làm thế. - GV cho HS nêu các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên hay nhất c.Dự kiến sản phẩm học tập: Đưa ra các lời khuyên của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh . (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: Chúng ta cần học tập, sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ và không làm ảnh hưởng đến người khác. Hoạt động 2: Em cùng bạn thực hiện thời gian biểu hợp lí để có lợi cho sức khỏe và học tập. a. Mục tiêu - Học sinh thực hiện theo thời gian biểu hợp lí. b. Cách tiến hành Thực hiện theo thời gian biểu hợp lí là rất quan trọng, ai chưa có thời gian biểu hợp lí cho việc ăn uống, học tập, chơi, ngủ, thì cần điều chỉnh cho phù hợp để có lợi cho sức khoẻ và đảm bảo việc học tập. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vàoSGK), đọc. 3
  3. Câu 1. Việc làm nào giúp nơi học tập gọn gàng, ngăn nắp? a. Sắp xếp sách vở khi ở nhà, ở trường gọn gàng. b. Để đồ dùng, sách vở bừa bộn. c. Khi học xong chạy đi chơi. Câu 2. Việc làm nào thực hiện nội quy? a. Nói chuyện riêng với bạn trong giờ học. b. Viết, vẽ lên bàn, lên tường lớp học. c. Trật tự nghe cô giáo giảng bài. Câu 3. Hành vi nào không nên làm? a, Chị chải tóc cho em. b. Chị trêu chọc, giật tóc em đau, em khóc rất to. c. Anh trêu chọc em. Câu 4. Các việc cần làm khi bị ốm là gì? a. Thông báo cho người lớn về tình hình sức khoẻ không tốt. b. Nghỉ ngơi, uống thuốc theo hướng dẫn của người lớn và cán bộ y tế. c. Cả A và B. Câu 5. Hà đang ngồi xem một bộ phim rất hay mà em thích. Mẹ nhờ Hà trông em bé để mẹ nấu cơm. Hà nên làm gì? a. Hà từ chối, không trông em. b. Hà trông em nhưng cáu kỉnh, khó chịu với em bé. c. Hà vui vẻ đáp: “Mẹ cứ yên tâm, con sẽ trông em và vui vẻ chơi với em”. Câu Câu 6. Những dụng cụ nào là cần thiết để giúp em luôn sạch sẽ? a. Lược, khăn mặt. b. Bấm móng tay, bàn chải và kem đánh răng. c. Cả A và B. Câu 7: Hành vi nào nên làm? a. Làm 2 việc cùng một lúc, vừa đọc truyện vừa ăn trưa. b. Vẽ tranh trong giờ học toán. c. Giờ ăn trưa ở lớp, bạn tập trung ăn đúng thời gian quy định. GV tổng kết kết quả cuộc thi, vinh danh cảc trạng nguyên trong cuộc thi“Rung chuông vàng”. Lưu ý: GV có thể thay đổi, bổ sung hay điều chinh nội dung các câu trắc nghiệm khách quan tùy theo tình hình cụ thể. Hoạt động 2: Tuyên dương những ngôi sao sáng Mục tiêu: - HS tự đánh giá, nhận xét việc thực hiện nội quy; sinh hoạt nề nếp; tự chăm sóc bản thân; tự giác làm việc của mình và yêu thương gia đình; quan tâm chăm sóc người thân trong gia đình. - HS được phát triến năng lực tư duy phê phán và năng lực giao tiếp. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Đếm các viên sỏi/bông hoa. . . trong các “Giỏ việc tốt”, “Giỏ yêu thương”. Cứ 7 viên sỏi/bông hoa được quy đổi thành một ngôi sao. 5