Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 21, 22, 23 - Năm học 2020-2021

I.MỤC TIÊU
1. Phẩm chất chủ yếu
- Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện được những việc cần tự giác làm ở nhà.
2. Năng lực chung
-Tự chủ và tự học: tự giác làm những việc nhà vừa sức.
3. Năng lực đặc thù
Năng lực điều chỉnh hành vi
- NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được những việc cần những việc cần tự giác làm ở nhà.
- NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: thực hiện được các hành động tự giác làm những việc nhà vừa sức. Nhắc nhở bạn bè tự giác làm việc ở nhà.
- NL điều chỉnh hành vi: thực hiện được một số thói quen làm việc nhà.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Bé quét nhà” - sáng tác: Hà Đức Hậu),... gắn với bài học “Tự giác làm việc nhà”;
- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hoạt động khởi động: “ Bài hát: Bé quét nhà"
a. Mục tiêu
- Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS hát bài “Bé quét nhà”.
- GV đặt câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát đã làm việc gì? Em đã tự giác làm được những việc gì giúp đỡ bố mẹ?
- HS suy nghĩ, trả lời.
Kết luận: Mỗi chúng ta cần tự giác làm những việc nhà phù hợp với lứa tuổi.
=> HS chuẩn bị tâm thế vào bài mới: “ Chủ đề 6: Tự giác làm việc của mình.; bài " Tự giác làm việc nhà”
doc 11 trang Đức Hạnh 11/03/2024 2560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 21, 22, 23 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_21_22_23_na.doc

Nội dung text: Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 21, 22, 23 - Năm học 2020-2021

  1. TUẦN 21 Thứ hai ngày tháng năm 2021 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề 6: TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH Bài 19: TỰ GIÁC LÀM VIỆC NHÀ Thời lượng: 1 tiết I.MỤC TIÊU 1. Phẩm chất chủ yếu - Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện được những việc cần tự giác làm ở nhà. 2. Năng lực chung -Tự chủ và tự học: tự giác làm những việc nhà vừa sức. 3. Năng lực đặc thù Năng lực điều chỉnh hành vi - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được những việc cần những việc cần tự giác làm ở nhà. - NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: thực hiện được các hành động tự giác làm những việc nhà vừa sức. Nhắc nhở bạn bè tự giác làm việc ở nhà. - NL điều chỉnh hành vi: thực hiện được một số thói quen làm việc nhà. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; - Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Bé quét nhà” - sáng tác: Hà Đức Hậu), gắn với bài học “Tự giác làm việc nhà”; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint, (nếu có điều kiện ). III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: “ Bài hát: Bé quét nhà" a. Mục tiêu - Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS hát bài “Bé quét nhà”. - GV đặt câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát đã làm việc gì? Em đã tự giác làm được những việc gì giúp đỡ bố mẹ? - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Mỗi chúng ta cần tự giác làm những việc nhà phù hợp với lứa tuổi. => HS chuẩn bị tâm thế vào bài mới: “ Chủ đề 6: Tự giác làm việc của mình.; bài " Tự giác làm việc nhà” 2. Hoạt động khám phá vấn đề: Tìm hiểu những việc em cần tự giác làm ở nhà và lợi ích của các việc đó a. Mục tiêu - HS nêu được những việc cần tự giác làm việc nhà và lợi ích các việc đó. b. Cách tiến hành - GV chiếu bảng phân công các việc nhỏ trong nhà theo lứa tuổi từ 6 đến 7 tuổi (hoặchướng dẫn HS xem tranh ở mục Khám phá trong SGK). Yêu cầu HS 1
  2. 4. Hoạt động vận dụng: Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn a. Mục tiêu - HS đưa ra lời khuyên cho bạn tự giác làm việc nhà vừa sức b. Cách tiến hành - GV nêu tình huổng: Trước khi đi làm, mẹ nhắc bạn nhỏ ở nhà cất quẩn áo. Tuy nhiên, khi mẹ đi làm về, bạn nhỏ chưa cất, mẹ hỏi: Con vẫn chưa cất quẩn áo à? Emhãy đưa ra lời khuyên cho bạn. - GV gợi ý cho HS: 1/ Bạn hãy cất quẩn áo luôn nhé! 2/ Bạn hãy xin lỗi mẹ và lần sau cẩn tự giác làm việc nhà nhé! - GV mời HS trả lời và yêu cầu các bạn khác lắng nghe, nhận xét, góp ý (nếu có). Ngoài ra, GV có thể mở rộng bài học và yêu câu HS đóng vai xử lí tình huống nhằmgiúp HS hiểu được ý nghĩa của việc tự giác làm việc nhà. c.Dự kiến sản phẩm học tập: Đưa ra các lời khuyên của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh . (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: Bạn nhỏ nên tự giác làm những việc nhà vừa sức, dù bố mẹ có dặn hay không. Hoạt động 2: Em rèn luyện thói quen tự giác làm việc nhà a. Mục tiêu - Học sinh thực hiện cách rèn luyện thói quen tự giác làm việc nhà b. Cách tiến hành GV có thể hướng dẫn HS cùng tự giác thực hiện giặt, phơi, gấp, cất quần áo vào tủ mỗi ngày. - GV lưu ý HS: Các em không cần vội phải biết làm ngay tất cả mọi việc mà có thể tậpgấp, cất quần áo vào tủ trước rối dần dần tập thêm việc giặt, phơi, và duy trì rèn luyện thường xuyên, các em sẽ tạo được thói quen tốt tự giác giặt quần áo. Kết luận: Tự giác giặt, phơi, gấp, cất quần áo là thói quen tốt, em cần thực hiện mỗi ngày. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc. 3
  3. Khám phá vì sao không nên nói dối a. Mục tiêu - HS biết vì sao không nên nói dối và lợi ích của việc nói thật b. Cách tiến hành - GV treo 5 tranh (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình) và kể câu chuyện “Cất cánh”. + Tranh 1: Trên ngọn núi cao, sát bờ biển, có gia đình đại bàng dũng mãnh sinh sống. + Tranh 2: Muốn các con giỏi giang, đại bàng mẹ căn dặn: Các con hãy chăm chỉluyện tập! + Tranh 3: Trên biển, đại bàng đen siêng năng tập bay còn đại bàng nâu nằm ngủ. + Tranh 4: Sắp đến ngày phải bay qua biển, đại bàng mẹ hỏi: Các con tập luyện tốtchưa? Nâu và đen đáp: Tốt rồi ạ! + Tranh 5: Ngày bay qua biển đã đến, đại bàng mẹ hô vang: Cất cánh nào các con! Đại bàng đen bay sát theo mẹ, đại bàng nâu run rẩy rồi rơi xuống biển sâu. _ GV mời một HS kể tóm tắt câu chuyện. Mời các HS trong lớp bổ sung nếu thiếu nội dung chính. - GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu truyện: + Đại bàng nâu đã nói dối mẹ điều gì? + Vì nói dối, đại bàng nâu nhận hậu quả như thế nào? + Theo em, vì sao chúng ta không nên nói dối? - GV khen ngợi, tổng kết ý kiến của HS qua lời kết luận sau: * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, biết vì sao không nên nói dối và lợi ích của việc nói thật (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận Vì nói dối mẹ nên đại bàng nâu đã bị rơi xuống biển. Nói dối không nhữngcó hại cho bản thân mà còn bị mọi người xa lánh, không tin tưởng. c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động 1: Em chọn cách làm đúng a. Mục tiêu đồng tình với những thái độ, hành vi thật thà; không đồng tinh với những thái độ, hành vi không thật thà b. Cách tiến hành - GV treo tranh (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình), chia HStheo nhóm (4 hoặc 6 HS), nêu rõ yêu cầu: Em chọn cách nào? Vì sao? (Trong tinhhuống bạn nhỏ nghe mẹ hỏi: Con đang ôn bài à?) + Cách làm 1: Bạn nói: Con đang ôn bài ạ! (Khi bạn đang chơi xếp hình) + Cách làm 2: Bạn nói: Vâng ạ! + Cách làm 3: Bạn nói: Con đang chơi xếp hình ạ! 5
  4. - HS đóng vai nhắc nhau nói lời chân thật, HS có thể tưởng tượng và đóng vai theocác tình huống khác nhau. - Ngoài ra, GV nhắc HS về nhà ôn lại bài học và thực hiện nói lời chân thật với thầy cô, cha mẹ, bạn bè, để được mọi người yêu quý và tin tưởng. Kêt luận: Em luôn nói lời chân thật. Thông điệp:GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vàoSGK), đọc. 7
  5. kể câu chuyện “Chuyện của Ben”. + Tranh 1: Ben là cậu bé ham mê sưu tầmđồ chơi. Một hôm, Ben sang nhà Bi chơi, Ben ngạc nhiên thốt lên: “Bạn có nhiều đồ chơi đẹp thế!” + Tranh 2: Thấy chiếc ô tô của Bi đẹp quá, Ben liền giấu đi và đem về nhà. + Tranh 3: Bi tìm khắp nhà không thấy ô tô đâu, cậu khóc ầm lên. + Tranh 4: Mẹ Ben biết chuyện liền nhắc Ben: “Con không được tự ý lấy đồ chơi của bạn. Con hãy trả lại bạn ngay!”. Ben nghe lời mẹ trả lại đồ chơi cho bạn. - GV mời một HS kể tóm tắt câu chuyện. Mời các HS trong lớp bổ sung nếu thiếu nội dung chính. - HS cả lớp trao đồi: + Em hãy nhận xét về hành động của Ben trong câu chuyện trên. + Theo em, vì sao không nên tự ý lấy đồ của người khác? - GV khen ngợi, tổng kết ý kiến của HS qua lời kết luận sau: * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS trả lời thành câu hoàn chỉnh (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận Tự ý lấy đồ của người khác là việc không nên làm, nó sẽ tạo cho mình thói quen xấu. Khi muốn dùng đồ của người khác, em cần hỏi mượn và chỉ lấy khi được sự đồng ý. c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động 1: Xác định bạn nào đáng khen, bạn nào cần nhắc nhở a. Mục tiêu Thể hiện thái độ không đồng tình với việc tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác. b. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát hai tranh mục Luyện tập trong SGK (hay treo tranh hoặc chiếuhình). - GV chia HS thảo luận theo nhóm (4 hoặc 6 em), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Bạnnào đáng khen, bạn nào cẩn nhắc nhở? Vì sao? - GV khen ngợi các ý kiến của HS và tổng kết. * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: -Bạn nam hỏi mượn bút của bạn nữ rồi mới dùng, hành vi đó đáng khen(tranh 1). Không hỏi mượn mà tự ý lấy thước của bạn thật đáng chê (tranh 2). - Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn GV đặt câu hỏi: Đã có khi nào em tự ý lấy và sử dụng đồ của người khác chưa? Khi đó em cảm thấy như thế nào? - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặccác em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. 9