Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 27, 28, 29 - Năm học 2020-2021
I.MỤC TIÊU
1. Phẩm chất chủ yếu
- Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng tránh tai nạn giao thông.
2. Năng lực chung
-Tự chủ và tự học: Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn giao thông
3. Năng lực đặc thù
Năng lực điều chỉnh hành vi
- NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông.
- NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những hành vi an toàn, không đồng tình với hành vi không an toàn.
- NL điều chỉnh hành vi: Chủ động thực hiện những cách xử lí phòng tránh tai nạn giao thông.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, trò chơi, âm nhạc (bài hát “Đường em đi” - sáng tác: Ngô Quốc Tính),... gắn với bài học “Phòng, tránh tai nạn giao thông”;
- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).
1. Phẩm chất chủ yếu
- Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng tránh tai nạn giao thông.
2. Năng lực chung
-Tự chủ và tự học: Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn giao thông
3. Năng lực đặc thù
Năng lực điều chỉnh hành vi
- NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông.
- NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những hành vi an toàn, không đồng tình với hành vi không an toàn.
- NL điều chỉnh hành vi: Chủ động thực hiện những cách xử lí phòng tránh tai nạn giao thông.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, trò chơi, âm nhạc (bài hát “Đường em đi” - sáng tác: Ngô Quốc Tính),... gắn với bài học “Phòng, tránh tai nạn giao thông”;
- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 27, 28, 29 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_27_28_29_na.doc
Nội dung text: Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 27, 28, 29 - Năm học 2020-2021
- TUẦN 27 Thứ hai ngày tháng năm 2021 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề 8: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Bài 24: PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG Thời lượng: 1 tiết I.MỤC TIÊU 1. Phẩm chất chủ yếu - Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng tránh tai nạn giao thông. 2. Năng lực chung -Tự chủ và tự học: Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn giao thông 3. Năng lực đặc thù Năng lực điều chỉnh hành vi - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông. - NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những hành vi an toàn, không đồng tình với hành vi không an toàn. - NL điều chỉnh hành vi: Chủ động thực hiện những cách xử lí phòng tránh tai nạn giao thông. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; - Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, trò chơi, âm nhạc (bài hát “Đường em đi” - sáng tác: Ngô Quốc Tính), gắn với bài học “Phòng, tránh tai nạn giao thông”; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint, (nếu có điều kiện). III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: Tổ chức hoạt động tập thể -hát bài "Đường em đi" a. Mục tiêu - Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS hát bài “Đường em đi”. - GV đặt câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát đã phòng, tránh tai nạn giao thông bằngcách nào? - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Bạn nhỏ đã biết đi đường phía bên tay phải, không đi phía bên trái để phòng,tránh tai nạn giao thông. => HS chuẩn bị tâm thế vào bài mới: “ Chủ đề 8: Phòng, tránh tai nạn thương tích, bài: Phòng, tránh tai nạn giao thông” 2. Hoạt động khám phá vấn đề: Hoạt động 1: Nhận diện tình huống nguy hiểm có thể dẫn tới tai nạn giao thông a. Mục tiêu 1
- 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động 1: Xác định hành vi an toàn và hành vi không an toàn. a. Mục tiêu HS biết lựa chọn hành vi an toàn và hành vi không an toàn. b. Cách tiến hành - GV chiếu hoặc treo tranh mục Luyện tập lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc trong SGK. Sau đó, chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn hành vi an toàn, hành vi không an toàn và giải thích vì sao. - HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào hành vi an toàn, sticker mặt mếu vào hành vi không an toàn. HS có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh, sau đó giải thích cho sự lựa chọn của mình. - GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung và sau đó đưa ra kết luận. c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận: - Hành vi an toàn: ngồi ngay ngắn, bám vào mẹ khi ngồi sau xe máy (tranh 1); thắt dây an toàn khi ngôi xe ô tô (tranh 2); đi bộ trên vỉa hè (tranh 4); đi đúng phần đường có vạch kẻ khi sang đường (tranh 5). - Hành vi không an toàn: chơi đùa, chạy nhảy dưới lòng đường (tranh 3). - Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn GV nêu yêu cầu: Em đã làm gì để phòng, tránh tai nạn giao thông? Hãy chia sẻ cùng các bạn. - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết phòng, tránh tai nạn giao thông. - 4. Hoạt động vận dụng: Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên a. Mục tiêu HS biết đưa ra lời khuyên phù hợp cho bạn b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, thảo luận theo nhóm. Mỗi nhóm sẽ cử một bạn đại diện lên bảng và đưa ra những lời nhắc nhở các hành động cần thực hiện để phòng, tránh tai nạn giao thông. - GV giới thiệu tranh tình huống: - Tranh 1: Bạn trèo qua dải phân cách để về nhà nhanh hơn. - Tranh 2: Các bạn thả diều ở đường tàu. - GV đặt câu hỏi: “Em sẽ khuyên bạn điều gì?” - GV gợi ý HS đưa ra những câu trả lời khác nhau: - Tranh 1: 3
- TUẦN 28 Thứ hai ngày tháng năm 2021 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề 8: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Bài 25: PHÒNG, TRÁNH ĐUỐI NƯỚC Thời lượng: 1 tiết I.MỤC TIÊU 1. Phẩm chất chủ yếu - Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng tránh đuối nước. 2. Năng lực chung -Tự chủ và tự học: Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh đuối nước 3. Năng lực đặc thù Năng lực điều chỉnh hành vi - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của đuối nước. - NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh đuối nước. - NL điều chỉnh hành vi: Chủ động thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh đuối nước. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; - Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Bé yêu biển lắm” - sáng tác: Vũ Hoàng), trò chơi “Cá sấu lên bờ”, gắn với bài học “Phòng, tránh đuối nước”; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint, (nếu có điểu kiện). III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: Tổ chức hoạt động tập thể -hát bài "Bé yêu biển lắm" a. Mục tiêu - Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ. b. Cách tiến hành -Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Bé yêu biển lắm" - HS suy nghĩ, trả lời. - GV mở bài hát “Bé yêu biển lắm” hoặc bắt nhịp để HS cùng hát. - GV nêu yêu cầu: - Mùa hè các em có thích đi tắm biển không? - Làm thế nào để chúng ta đi tắm biển thật vui và an toàn? - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Học bơi là một cách bảo vệ bản thân giúp em phòng, tránh đuối nước. => HS chuẩn bị tâm thế vào bài mới: “ Chủ đề 8: Phòng, tránh tai nạn thương tích, bài: Phòng, tránh đuối nước” 2. Hoạt động khám phá vấn đề: 5
- Hoạt động 1: Em chọn việc nên làm a. Mục tiêu HS biết lựa chọn hành vi an toàn và hành vi không an toàn. b. Cách tiến hành - GV chiếu hoặc treo tranh mục Luyện tập lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặctrong SGK. Sau đó, chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việc nào nên làm, việc nào khôngnên làm và giải thích vì sao. - HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào hành vi nên làm sticker mặt mếu vào hành vi không nên làm. HS có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh, sau đó đưa ra lời giải thích cho sự lựa chọn của mình - GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung và sau đó đưa ra kết luận. c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận: - Hành vi an toàn: Tập bơi có áo phao bơi dưới sự hướng dẫn của người lớn (tranh 1); Báo cho người lớn biết khi thấy người khác bị đuối nước (tranh 2); Ném phao xuống nước để cứu người đang bị đuối nước (tranh 4). - Hành vi không nên làm: Lội xuống suối bắt cá (tranh 3); Chơi đùa sát bờ ao (tranh 5). - Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn GV nêu yêu cầu: Em đã thực hiện phòng, tránh đuối nước như thế nào? Hãy chia sẻvới các bạn nhé! - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết phòng, tránh tai nạn giao thông. - 4. Hoạt động vận dụng: Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên a. Mục tiêu HS biết đưa ra lời khuyên phù hợp cho bạn b. Cách tiến hành - GV giới thiệu tình huống: Lần đầu tiên được đi thuyền, Hà vui sướng nên cúi đầu xuống nghịch nước. - GV hỏi: Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn Hà. - GV gợi ý: HS có thể đưa ra những lời khuyên khác nhau: 1/ Hà ơi, đừng làm vậy nguy hiểm đấy! 2/ Hà ơi, bạn cần mặc áo phao và ngồi ngay ngắn. 3/ Hà ơi, bạn cần chú ý an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông đườngthuỷ. - GV cho HS trình bày các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên 7
- TUẦN 29 Thứ hai ngày tháng năm 2021 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề 8: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Bài 26: PHÒNG, TRÁNH BỎNG Thời lượng: 1 tiết I.MỤC TIÊU 1. Phẩm chất chủ yếu - Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng tránh bỏng. 2. Năng lực chung -Tự chủ và tự học: Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh bỏng. 3. Năng lực đặc thù Năng lực điều chỉnh hành vi - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của bỏng. - NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh bỏng. - NL điều chỉnh hành vi: Chủ động thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh bỏng. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức l; - Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Lính cứu hoả” -sáng tác: Nguyễn Tiến Hưng), gắn với bài học “Phòng, tránh bỏng”; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint, (nếu có điều kiện). III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: Tổ chức hoạt động tập thể -hát bài "Lính cứu hỏa" a. Mục tiêu - Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ. b. Cách tiến hành Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Lính cứu hoả" - GV mở bài hát “Lính cứu hoả” hoặc GV bắt nhịp để HS hát theo bài hát này. - GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh liên quan đến chủ đề, hỏi HS về nội dung bài hát: + Lính cứu hoả làm gì để dập lửa? + Chúng ta cần phải làm gì để phòng chống cháy? Kết luận: Cháy là một trong những nguyên nhân gây ra bỏng. => HS chuẩn bị tâm thế vào bài mới: “ Chủ đề 8: Phòng, tránh tai nạn thương tích, bài: Phòng, tránh bỏng” 2. Hoạt động khám phá vấn đề: 9
- làm,sticker mặt mếu vào việc không nên làm. HS có thể dùng thẻ học tập hoặc bút chìđánh dấu vào tranh, sau đó đưa ra lời giải thích cho sự lựa chọn của mình. - Đồng tình với việc làm: + Tranh 3: Bạn nhỏ lắng nghe và thực hiện điều chỉnh nước trước khi tắm. + Tranh 4: Bạn nhỏ nhắc em thổi nguội đồ ăn trước khi ăn. - Không đồng tình với việc làm: + Tranh 1: Bạn sờ vào ấm nước nóng đang cắm điện. + Tranh 2: Bạn bốc thức ăn nóng đang được đun trên chảo. + Tranh 5: Bạn rót nước sôi vào phích. - GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung và sau đó đưa ra kết luận. c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận: Để phòng, tránh bị bỏng, Em cần học tập các bạn trong tranh 3,4, không nên làm theo các bạn trong tranh 1, 2 và 5. - Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với các bạn cách em phòng, tránh bị bỏng. - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặccác em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết cách phòng, tránh bị bỏng. - 4. Hoạt động vận dụng: Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên a. Mục tiêu HS biết đưa ra lời khuyên phù hợp cho bạn b. Cách tiến hành - GV đặt tình huống như trong tranh mục Vận dụng trong SGK. Yêu cầu HS quan sáttranh tình huống, thảo luận. Sau đó mời HS lên đóng vai đưa ra lời khuyên giúp bạngiải quyết tình huống. - GV gợi ý để HS trả lời: 1/ Bạn ơi, đừng nghịch lửa nguy hiểm lắm! 2/ Bạn ơi, chúng ta nên chơi các trò chơi an toàn. - Những HS khác có thể chỉnh sửa và góp ý cho ý kiến của bạn. c.Dự kiến sản phẩm học tập: Đưa ra cách xử lí hay. * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS đưa ra lời khuyên phù hợp . (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận: Không nghịch diêm, không nghịch lửa để phòng, tránh bỏng. Hoạt động 2: Em thực hiện một số cách phòng, tránh đuối nước a. Mục tiêu Rèn luyện thói quen phòng, tránh bị bỏng. b. Cách tiến hành - HS đóng vai theo các tình huống có thể dẫn đến tai nạn bỏng và thực hiện việc đưa ra lời khuyên, xử lí tình huống phòng, tránh tai nạn bỏng. 11