Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 33, 34, 35 - Năm học 2020-2021

I.MỤC TIÊU
1. Phẩm chất chủ yếu
- Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng tránh bị xâm hại.
2. Năng lực chung
- -Tự chủ và tự học: Thực hiện được những cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh bị xâm hại.
3. Năng lực đặc thù
Năng lực điều chỉnh hành vi
- NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được những vùng cấm trên cơ thể mà người khác không được chạm vào; những việc cần làm để phòng, tránh bị xâm hại
- NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thực hiện được những cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh bị xâm hại.
- NL điều chỉnh hành vi: Chủ động thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh bị xâm hại.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
- Tranh ảnh, video bài hát, trò chơi,... gắn với bài học “Phòng, tránh xâm hại”;
- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điểu kiện).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hoạt động khởi động: Tổ chức HS chơi trò chơi “ Sói bắt cừu”
a. Mục tiêu
- Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ.
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi “Sói bắt cừu”.
- GV mời 5 - 10 HS lên chơi. Một bạn đóng vai là sói, các bạn còn lại là những chú cừu. Sói dụ dỗ cừu bằng cỏ non. Nếu chú cừu nào ham ăn sẽ bị sói bắt.
- GV đặt câu hỏi: “Trong trò chơi, sói đã dùng thứ gì để dụ dỗ cừu?”
Kết luận: Sói đã dụ dỗ cừu bằng cỏ non, cũng giống như khi có người lạ dụ dỗ chúng ta bằng đồ chơi, bánh kẹo,... Chúng ta cần học cách từ chối để bảo vệ bản thân
=> HS chuẩn bị tâm thế vào bài mới: “ Chủ đề 8: Phòng, tránh tai nạn thương tích, bài: Phòng, tránh bị xâm hại”
doc 9 trang Đức Hạnh 11/03/2024 2680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 33, 34, 35 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_33_34_35_na.doc

Nội dung text: Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 33, 34, 35 - Năm học 2020-2021

  1. TUẦN 33 Thứ hai ngày tháng năm 2021 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề 8: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Bài 30: PHÒNG, TRÁNH XÂM HAI Thời lượng: 1 tiết I.MỤC TIÊU 1. Phẩm chất chủ yếu - Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng tránh bị xâm hại. 2. Năng lực chung - -Tự chủ và tự học: Thực hiện được những cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh bị xâm hại. 3. Năng lực đặc thù Năng lực điều chỉnh hành vi - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được những vùng cấm trên cơ thể mà người khác không được chạm vào; những việc cần làm để phòng, tránh bị xâm hại - NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thực hiện được những cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh bị xâm hại. - NL điều chỉnh hành vi: Chủ động thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh bị xâm hại. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; - Tranh ảnh, video bài hát, trò chơi, gắn với bài học “Phòng, tránh xâm hại”; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint, (nếu có điểu kiện). III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: Tổ chức HS chơi trò chơi “ Sói bắt cừu” a. Mục tiêu - Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS chơi trò chơi “Sói bắt cừu”. - GV mời 5 - 10 HS lên chơi. Một bạn đóng vai là sói, các bạn còn lại là những chú cừu. Sói dụ dỗ cừu bằng cỏ non. Nếu chú cừu nào ham ăn sẽ bị sói bắt. - GV đặt câu hỏi: “Trong trò chơi, sói đã dùng thứ gì để dụ dỗ cừu?” Kết luận: Sói đã dụ dỗ cừu bằng cỏ non, cũng giống như khi có người lạ dụ dỗ chúng ta bằng đồ chơi, bánh kẹo, Chúng ta cần học cách từ chối để bảo vệ bản thân => HS chuẩn bị tâm thế vào bài mới: “ Chủ đề 8: Phòng, tránh tai nạn thương tích, bài: Phòng, tránh bị xâm hại” 2. Hoạt động khám phá vấn đề: *Hoạt động 1: Nhận biết vùng cấm trên cơ thể 1
  2. để phòng,tránh bị xâm hại”. - HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào việc nên sticker mặt mếu vào việc không nên làm (có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh). - GV nhận xét, bổ sung các ý kiến. c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận: - Việc nên làm là: Chống lại và hét to khi người lạ muốn ôm, hôn (tranh 1); Hét to, bỏ chạy khi người lạ có ý định xâm hại (tranh 3); Chia sẻ với mẹ khi gặp nguy cơ bị xâm hại (tranh 4); Từ chối nhận quà của người lạ (tranh 5). - Việc không nên làm là: Đi một mình ở nơi tối, vắng vẻ (tranh 2). - Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với bạn cách em đã làm để phòng, tránh bị xâm hại. - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và bổ sung các ý kiến. 4. Hoạt động vận dụng: Hoạt động 1: Xử lí tinh huống a. Mục tiêu - HS biết xử lí các tình huống nguy hiểm khi bị xâm hại b. Cách tiến hành - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát tranh ở mục Vận dụng trong SGK, thảo luận và đưa ra các phương án xử lí tình huống: Một người đàn ông dụ dỗ bé gái: “Cháu bé, vào nhà chú chơi, chú có nhiều đồ ăn ngon lắm!”. - GV gợi ý một số cách xử lí: 1/ Chạy đi rủ các bạn cùng vào nhà chú; 2/ Bảo chú mang đồ ăn ra cho; 3/ Từ chối không vào nhà chú; - GV cho HS các nhóm đóng vai cách xử lí của nhóm, các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung, khen ngợi nhóm đóng vai hay và có cách xử lí tình huống tốt; phân tích để định hướng cho HS cách xử lí tốt nhất (cách 3). Lưu ý: Nếu trong số các em, có em nào cảm thấy không an toàn và gặp nguy cơ bị xâm hại, hãy gặp riêng bố mẹ, thầy cô, những người em tin tưởng để chia sẻ. Mọi người luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ các em. c.Dự kiến sản phẩm học tập: Đưa ra cách xử lí hay. * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS đưa ra lời khuyên phù hợp . (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) 3
  3. TUẦN 34 Thứ hai ngày tháng năm 2021 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Bài: ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ Thời lượng: 1 tiết I.MỤC TIÊU Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau: - Được củng cố, khắc sâu về các chuẩn mực: tự giác làm việc của mình; thật thà. - Thực hiện được các hành vi theo các chuẩn mực đã học phù hợp với lứa tuổi. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Giáo viên: - Một số dụng cụ: chuông, micro đô chơi. -Bảng con, phấn. - Phần thưởng cho người xuất sắc (nếu có). - Hoa khen. 2. Học sinh: - SGK, Vở bài tập Đạo đức 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: “ Bài hát: Hai chú mèo ngoan" a. Mục tiêu - Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ. b. Cách tiến hành - HS vừa hát vừa vỗ tay bài hát “ Hai chú mèo ngoan” -GV nêu: Vì sao mèo đen và mèo vàng trong bài hát lại được cô yêu, bạn quý, mẹ khen? GV dẫn dắt vào bài học. 2. Hoạt động luyện tập Hoạt động 1: Cuộc thi “Rung chuông vàng” Mục tiêu: - HS được củng cố hiểu biết về các chuẩn mực đã học: tự giác làm việc của mình; thật thà. - HS được phát triển năng lực tư duy và hợp tác. Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS thi “Rung chuông vàng” : + Cách chơi: GV chiếu từng câu hỏi trên bảng với các phương án trả lời. HS trả lời câu hỏi bằng cách ghi đáp án vào bảng con và giơ lên khi có chuông hiệu lệnh. + Luật chơi: Sau mỗi câu hỏi, nếu HS trả lời đúng đáp án sẽ được quyền trả lời câu hỏi tiếp theo. HS trả lời sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Những HS trả lời được đến câu hỏi cuối cùng sẽ được lên bảng rung chuông vàng. HS thực hiện trò chơi. 5
  4. + Bạn sẽ làm gì khi mắc lỗi? + Hãy kế lại một trường hợp bạn đã dũng cảm nói thật. + Khi nhặt được của rơi, bạn đã làm cách nào để trả lại cho người bị mất? GV khen ngợi những HS đã có nhiều việc làm tốt và nhắc nhở các em tiếp tục thực hiện các hành vi, việc làm theo các chuẩn mực: Tự giác làm việc nhà; Thật thà. Lưu ý: GV nên cho HS luân phiên làm phóng viên sau một số câu hỏi. 7
  5. GV nhận xét đánh giá trò chơi và khen ngợi những HS trả lời được nhiều câu hỏi. Câu 1. Hành vi nào sau đây an toàn? a. Ngồi ngay ngắn, tay ôm người lái khi ngồi sau xe máy. b. Cầm đồ chơi khi đang đi xe đạp. c. Chạy nhảy dưới lòng đường. Câu 2. Việc nào nên làm để phòng, tránh đuối nước? a. Lội xuống suối bắt cá. b. Tập bơi khi có áo phao dưới sự hướng dẫn của người lớn. c. Chơi đùa sát bờ ao. Câu 3. Em sẽ làm gì để phòng bị bỏng? a, Em rót nước sôi vào phích. b. Em sờ vào âm nước nóng đang cắm điện. c. Em cần tránh xa nguồn gây bỏng như bình nước sôi, chảo thức ăn nóng. Câu 4. Em chọn việc nên làm? a. Mặc đồ bảo hộ khi chơi thể thao. b. Không trèo cây hái quả. c. Cả A và B. GV tổng kết kết quả cuộc thi, vinh danh cảc trạng nguyên trong cuộc thi“Rung chuông vàng”. Lưu ý: GV có thể thay đổi, bổ sung hay điều chỉnh nội dung các câu trắc nghiệm khách quan tùy theo tình hình cụ thể. Hoạt động 2: Trò chơi “Phóng viên” Mục tiêu: HS nêu được những việc bản thân đã thực hiện theo các chủ đề đã học: Phòng, tránh tai nạn thương tích Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò “Phóng viên” để phỏng vấn các bạn trong lớp về việc thực hiện các chuẩn mực: Phòng, tránh tai nạn thương tích. - HS thực hiện trò chơi. Một số câu hỏi gợi ý cho phóng viên: + Bạn đã làm gì để phòng tránh bị ngã? + Bạn hãy nêu cách phòng tránh đuối nước? + Để phòng tránh bị bỏng, bạn nên làm gì? + Khi nhìn thấy dây điện bị hở do chuột cắn, bạn nên làm gì? GV khen ngợi những HS đã có nhiều việc làm tốt và nhắc nhở các em tiếp tục thực hiện các hành vi, việc làm theo các chuẩn mực: phòng tránh tai nạn, thương tích. Lưu ý: GV nên cho HS luân phiên làm phóng viên sau một số câu hỏi. GV khen ngợi những HS đã có nhiều việc làm tốt và nhắc nhở các em tiếp tục thực hiện các hành vi, việc làm theo các chuẩn mực: Phòng, tránh tai nạn thương tích. 9