Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 5 đến 8 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất chủ yếu
- Nhân ái: Biết yêu thương gia đình, quan tâm chăm sóc người thân trong gia đình.
2. Năng lực chung
-Tự chủ và tự học: Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương của người thân trong GĐ.
- Giao tiếp hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ lời nói, cử chỉ thể hiện sự quna tâm, yêu thương người thân trong gia đình.
3.Năng lực đặc thù
Năng lực điều chỉnh hành vi
- NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được những biểu hiện của sự yêu thương gia đình
- NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình .
- NL điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương của người thân trong GĐ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Tranh, bài hát “ Cả nhà thường nhau”
- Phiếu thể hiện tình yêu thương gia đình
doc 14 trang Đức Hạnh 11/03/2024 1600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 5 đến 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_5_den_8_nam.doc

Nội dung text: Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 5 đến 8 - Năm học 2020-2021

  1. TUẦN 5, 6 Thứ ngày tháng năm 2020 ĐẠO ĐỨC KẾ HOẠCH DẠY HỌC Chủ đề: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH Bài 5: GIA ĐÌNH CỦA EM Thời lượng: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất chủ yếu - Nhân ái: Biết yêu thương gia đình, quan tâm chăm sóc người thân trong gia đình. 2. Năng lực chung -Tự chủ và tự học: Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương của người thân trong GĐ. - Giao tiếp hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ lời nói, cử chỉ thể hiện sự quna tâm, yêu thương người thân trong gia đình. 3.Năng lực đặc thù Năng lực điều chỉnh hành vi - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được những biểu hiện của sự yêu thương gia đình - NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình . - NL điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương của người thân trong GĐ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Tranh, bài hát “ Cả nhà thường nhau” - Phiếu thể hiện tình yêu thương gia đình Việc làm Dành cho HS Dành cho bố T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN mẹ HS Ngoan hiền Vâng lời người lớn Chăm học, chăm làm Quan tâm chăm sóc người thân trong gia đình Em đánh dấu (+) nếu có thực hiện, đánh dấu (-) nếu chưa thực hiện. 2. Học sinh: Thẻ Đúng, Sai, SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: “ Cả nhà thương nhau” a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh b. Cách tiến hành 1
  2. + Khi lạc nhà, thỏ con gặp điều gì? Thỏ con núp dưới bụi cây đói bụng, cô đơn, sợ hãi - Giáo viên liên hệ thêm: Ở nhà các em thường được bố, mẹ và người thân quan tâm, chăm sóc như thế nào? - HS tự liên hệ bản thân kể ra. + Nếu thiếu sự quan tâm, chăm sóc trong gia đình thì điều gì sẽ xảy ra? Nếu thiếu sự quan tâm, chăm sóc trong gia đình thì sẽ không được dạy các kĩ năng sống, không được chăm sóc đầy đủ, dễ bị lôi kéo vào các hoạt động tiêu cực, dễ trở thành một đứa trẻ tự kỷ, tăng động. - Kết luận: Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Sự quan tâm chăm sóc của người thân là cầu nối, tạo sự liên kết giữa các thành viên trong gia đình. 2.2. Hoạt động 2: Khám phá những biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình. a. Mục tiêu - Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương của người thân trong GĐ. b. Cách tiến hành - Treo 8 bức tranh trang 15, 16 chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm 4 học sinh. Giao nhiệm vụ mỗi thành viên trong nhóm kể về một hành động hoặc việc làm thể hiện tình yêu thương trong gia đình -Giáo viên lắng nghe, nhận xét - Từng nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi. - Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình về các việc làm thể hiện tình yêu thương trong gia đình. + Tranh 1:Vui vẻ quây quần bên mâm cơm gia đình + Tranh 2: Chúc tết ông bà cha mẹ + Tranh 3: Cả nhà vui vẻ dắt nhau đi chơi + Tranh 4: Cùng nhau quét dọn, trang trí nhà cửa. + Tranh 5: Cả nhà quây quần bên nhau trong ngày sinh nhật. + Tranh 6: Các cháu kể chuyện cho ông bà nghe. + Tranh 7: Bạn nhỏ thể hiện tình yêu thương với mẹ c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, HS kể được một hành động và việc làm thể hiện tình yêu thương trong gia đình(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: Mỗi chúng ta đều mong muốn nhận được sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của người thân trong gia đình. Vì vậy chúng ta nên có những hành động việc làm đúng để bày tỏ sự biết ơn, quan tâm của mình với mọi người. TIẾT 2 3. Hoạt động luyện tập 3.1 Hoạt động luyện tập 1: Chia sẻ với bạn về gia đình em a. Mục tiêu - HS được củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức, kĩ năng đã học về tình yêu thương trong gia đình. 3
  3. c.Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của bạn tromg tranh. (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: Chúng ta cần đồng tình với những việc làm biết thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình. Không đồng tình với những thái độ, hành vi lười biếng thiếu quan tâm, không giúp đỡ người thân. 4. Hoạt động vận dụng: Đưa ra lời khuyên cho bạn a. Mục tiêu - Học sinh biết vận dụng những việc làm cụ thể, thể hiện tình yêu thương của người thân trong GĐ trong đời sống hàng ngày b. Cách tiến hành Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu nội dung ở tranh 1 và tranh 2 mục Vận dụng và thảo luận nhóm đôi để đưa ra lời khuyên cho bạn trong mỗi tình huống. + Tình huống tranh 1: Bạn ơi, bạn giúp bố quét nhà đi/ Bạn ơi bố đã đi làm về mệt. bạn giúp bố đi + Tình huống tranh 2: Chia sẻ cảm xúc của em khi được bố mẹ tổ chức sinh nhật (rất vui/ rất hạnh phúc/ rất hào hứng ) Giáo viên cho mời các nhóm đưa ra lời khuyên Giáo viên nhận xét, bổ sung - .Dự kiến sản phẩm học tập: Qua bài học các em rút ra được những kĩ năng ứng xử trong gia đình. - Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, giải quyết tình huống . (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: Khi được người thân yêu thương, quan tâm, chăm sóc em cần thể hiện cảm xúc của mình và bày tỏ lòng biết ơn đối với những người thân yêu đó 5. Hoạt động tổng kết: -Mục tiêu: Giáo viên, học sinh nhận biết được mức độ học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực sau bài học - Thực hành trên phiếu học tập. - Học sinh biết thực hiện những thái độ, hành động thể hiện tình yêu thương gia đình - Giao nhiệm vụ tiếp nối sau giờ học: phát cho mỗi HS một Phiếu “Tuần thể hiện tình yêu thương gia đình”, yêu cầu HS về nhà thực hiện và chia sẻ lại kết quả với giáo viên vào giờ học sau. Chiếu thông điệp bài học: Em yêu gia đình nhỏ Có ông bà, mẹ cha Anh chị em ruột thịt Tình thương mến chan hòa. Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học. 5
  4. - HS lắng nghe GV tổng kết: Chim vành khuyên biết nói lời lễ phép, chào hỏi mọi người nên luôn được mọi người yêu thương, quý mến => HS chuẩn bị tâm thế vào bài mới: “ Chủ đề 3: Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình; bài Lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị" 2. Hoạt động khám phá vấn đề: 2.1.Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao cần lễ phép, vâng lời với ông bà, cha mẹ, anh chị a. Mục tiêu - Chủ động thực hiện những lời nói, việc làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị b. Cách tiến hành - GV treo lần lượt từng tranh ở mục Khám phá trong SGK (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để trình chiếu). GV yêu cầu HS quan sát kĩ hành động và lời nói của các bạn trong tranh và trả lời câu hỏi “Bạn trong tranh đã thể hiện sự lễ phép, vâng lời với ông bà, cha mẹ, anh chị như thế nào?” - GV lắng nghe, khen ngợi HS và tổng kết: + Tranh 1: Bà gọi dậy, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép (ạ ở cuối câu). + Tranh 2: Chị gái hỏi, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép. + Tranh 3: Mẹ nói, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép. + Tranh 4: Trước khi đi học, bạn đã lễ phép chào ông bà. - GV nêu câu hỏi: Vì sao em cần lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị? - HS suy nghĩ, trả lời. c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, nêu được vì sao cần lễ phép, vâng lời với ông bà, cha mẹ, anh chị (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) d. Kết luận Lễ phép, vâng lời là thể hiện lòng kính yêu mọi người trong gia đình. Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng thái độ, lời nói, cử chỉ phù hợp 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động 1: Em chọn việc nên làm a. Mục tiêu - Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của sự lễ phép, vâng lời b. Cách tiến hành - GV treo 3 tranh ở mục Luyện tập trong SGK (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình), chia HS thành các nhóm (từ 4 - 6 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh để lựa chọn: Bạn nào biết lễ phép, vâng lời? Bạn nào chưa biết lễ phép, vâng lời? Vì sao? - HS có thể dùng sticker mặt cười (thể hiện sự đồng tình), mặt mếu (thể hiện không đồng tình) hoặc thẻ màu để đại diện các nhóm lên gắn kết quả thảo luận dưới các tranh. 7
  5. Tình huống 1: + Con đang xem ti-vi mà mẹ! + Mẹ bảo anh (chị) làm đi! + Con xem xong đã! + Vâng ạ! Con làm ngay ạ! Tình huống 2: + Mặc kệ em! + Chị cứ đi ngủ đi! + Em vẽ xong đã! + Vâng! Em cất ngay đây ạ! - HS cả lớp nêu ý kiến: Lời nói nào thể hiện sự lễ phép, vâng lời? Lời nói nào chưa thể hiện sự lễ phép vâng lời? Vì sao? (Hành động vào lời nói: “Vâng ạ! Con làm ngay ạ!”; “Vâng! Em cất ngay đây ạ!” thể hiện lễ phép, vâng lời. Những lời nói còn lại thể hiện chưa vâng lời, chưa lễ phép). - HS chia sẻ những việc mình đã biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị. - GV khen ngợi và chỉnh sửa. c.Dự kiến sản phẩm học tập: Cách xử lí của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, nêu ra được cách xử lí . (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận: Em luôn thể hiện sự lễ phếp, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng lời nói, việc làm phù hợp: biết chào hỏi trước khi đi ra ngoài và khi về đến nhà; khi được đưa thứ gì thì nên nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn Hoạt động 2: Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị a. Mục tiêu - Học sinh nêu được các việc làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị b. Cách tiến hành - GV nhắc nhở HS thể hiện lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng thái độ, lời nói, việc làm phù hợp với bản thân. Đồng thời gợi ý HS đóng vai xử lí các tình huống giả định ở mục Luyện tập hoặc các tình huống có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống hằng ngày nhằm giúp HS cùng nhau rèn luyện thói quen tốt. c.Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá HS trả lời thành câu hoàn chỉnh, (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) Kết luận : Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng lời nói và việc làm cụ thể. Thông điệp: Gv viết thông điệp lên bảng Bé ngoan lễ phép, vâng lời Ông bà, cha mẹ rạng ngời niềm vui Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học 9
  6. - Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. *Dự kiến đánh giá: - Học sinh hát và vỗ tay theo giai điệu bài hát, trả lời thành câu hoàn chỉnh. (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) HS lắng nghe GV tổng kết: : Ông bà luôn cần sự quan tâm, chăm sóc của con cháu. Bài hát này giúp em nhận biết biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc ông bà. => HS chuẩn bị tâm thế vào bài mới: “ Chủ đề 3: Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình; bài Quan tâm, chăm sóc ông bà" 2. Hoạt động khám phá vấn đề: Khám phá những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà. a. Mục tiêu - HS nhận biết được những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà và biết vì sao cần quan tâm, chăm sóc ông bà. b. Cách tiến hành - GV treo 5 tranh ở mục Khám phá trong Sgk, chia HS thành 5 nhóm, giaonhiệm vụ cho các nhóm quan sát các tranh để trả lời câu hỏi. + Bạn nhỏ dưới đây đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà? - GV trình chiếu kết quả trên bảng. Tranh 1: Bạn hỏi thăm sức khỏe ông bà. Tranh 2: Bạn chúc tết ông bà khỏe mạnh sống lâu. Tranh 3: Bạn mời ông uống nước. Tranh 4: Bạn khoe ông bà vở tập viết, được cô khen viết đẹp. Tranh 5: Bạn nhỏ cùng bố về quê thăm ông bà. - GV hỏi: + Vì sao cần quan tâm chăm sóc ông bà? + Em đã quan tâm, chăm sóc Ông Bà bằng những việc làm nào? - GV khen ngợi những học sinh có những câu trả lời đúng, nêu được nhiều việc phù hợp, chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng. Kết luận: Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, hỏi thăm sức khỏe Ông Bà, chăm sóc ông bà khi ốm, chia sẻ niềm vui với ông bà, nói những lời yêu thương đối với ông bà. c.Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá - HS tích cực tham gia các hoạt động học tập, trả lời được các câu hỏi nhận biết về biểu hiện ý nghĩa của những việc làm quan tâm chăm sóc ông bà. d. Kết luận Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, hỏi thăm sức khỏe Ông Bà, chăm sóc ông bà khi ốm, chia sẻ niềm vui với ông bà, nói những lời yêu thương đối với ông bà. 3. Hoạt động luyện tập 3.1 Hoạt động 1: “Em chọn việc nên làm” a. Mục tiêu - HS nhận biết được việc nào nên làm hoặc không nên làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà. 11