Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 18 - Phạm Thị Mai Hương

I. MỤC TIÊU.
1. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Bảo vệ bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường.
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập và làm việc.
2. Năng lực chung:
- Tự chủ, tự học: Hình thành thói quen luyện tập, chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ cho bản thân.
3. Năng lực đặc thù:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được các nhiệm vụ với những yêu cầu khác nhau.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: HS tích cực tham gia vào hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
a) Đối với nhà trường:
- Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động.
- Phân công GV, các lớp phụ trách hoạt động.
- Phẩn thưởng cho các tiết mục tham gia.
b) Đối với GV:
- GV TPT:
- Phân công lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ.
- Phân công lớp chuẩn bị tiêu phẩm nói vê' sự cẩn thiết và cách chăm sóc, rèn luyện sức khoẻ học đường.
- Yêu cẩu các lớp chuẩn bị thi đồng diễn thê’ dục đê’ truyên tải thông điệp Vận động - sức khoẻ.
- Chuẩn bị nội dung cho Ngày hội Vì sức khoẻ học đường.
- Phân công BGK chấm thi các tiết mục tham gia trong ngày hội.
- GVCN:
Phân công, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ được giao trong Ngày hội Vì sức khoẻ học đường.
doc 10 trang Đức Hạnh 14/03/2024 500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 18 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_tu.doc

Nội dung text: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 18 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Trường TH Trinh Phú 3 TUẦN 18, TIẾT 1 Thứ hai, ngày 4 tháng 1 năm 2021 Chủ đề: EM QUY TRỌNG BẢN THÂN Bài: NGÀY HỘI VÌ SỨC KHOẺ HỌC ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU. 1. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Bảo vệ bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường. - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập và làm việc. 2. Năng lực chung: - Tự chủ, tự học: Hình thành thói quen luyện tập, chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ cho bản thân. 3. Năng lực đặc thù: - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được các nhiệm vụ với những yêu cầu khác nhau. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: HS tích cực tham gia vào hoạt động nhóm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: a) Đối với nhà trường: - Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động. - Phân công GV, các lớp phụ trách hoạt động. - Phẩn thưởng cho các tiết mục tham gia. b) Đối với GV: - GV TPT: - Phân công lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ. - Phân công lớp chuẩn bị tiêu phẩm nói vê' sự cẩn thiết và cách chăm sóc, rèn luyện sức khoẻ học đường. - Yêu cẩu các lớp chuẩn bị thi đồng diễn thê’ dục đê’ truyên tải thông điệp Vận động - sức khoẻ. - Chuẩn bị nội dung cho Ngày hội Vì sức khoẻ học đường. - Phân công BGK chấm thi các tiết mục tham gia trong ngày hội. - GVCN: Phân công, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ được giao trong Ngày hội Vì sức khoẻ học đường. c) Đối với HS: - Hai HS dẫn chương trình. Phạm Thị Mai Hương
  2. Trường TH Trinh Phú 3 khoẻ ở lứa tuổi HS. 2. Triển khai hoạt động: - HS diễn tiểu phẩm đã chuẩn bị. - HS toàn trường theo dõi, quan sát tiểu phẩm để trả lời câu hỏi: + Tiểu phẩm gửi đến chúng ta thông điệp gì? + Em có nhận xét gì vể tiểu phẩm? + Những điểu em học được qua tiểu phẩm? + Cảm xúc của em khi xem tiểu phẩm? - Mời một số HS trả lời câu hỏi. Phát quà tặng động viên cho những em có câu trả lời hay và đúng. 3. Dự kiến sản phẩm: - Rèn kĩ năng thiết kế và tổ chức hoạt động. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI HS tích cực, tự giác rèn luyện sức khoẻ ở gia đình và tham gia các hoạt động thể dục thể thao của lớp, trường. ĐÁNH GIÁ - GV TPT nhận xét tinh thần, thái độ của HS khi tham gia Ngày hội Vì sức khoẻ học đường, tuyên dương những tập thể, cá nhân có ý tưởng sáng tạo và được bình chọn. - Mời HS chia sẻ ý kiến qua câu hỏi: Em có thích tham gia Ngày hội Vì sức khoẻ học đường không? Em thích nhất điều gì trong ngày hội này? TUẦN 18, TIẾT 2 Thứ tư, ngày 6 tháng 1 năm 2021 Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ: EM QUÝ TRỌNG BẢN THÂN BÀI 11: GIỮ VỆ SINH CÁ NHÂN I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Rèn luyện thói quen tự giác, tự lực, có trách nhiệm trong việc giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ hằng ngày. Phạm Thị Mai Hương
  3. Trường TH Trinh Phú 3 • Hoạt động 1: chia sẻ những việc cần làm để giữ vệ sinh cá nhân 1. Mục tiêu: Kể tên và nhận diện được những việc cần làm để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 2. Cách tiến hành - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS nêu tên những việc mọi người thường làm hằng ngày để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK, suy nghĩ và vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân để chia sẻ trước lớp theo gợi ý sau: + Em đã tự làm được những việc nào để giữ vệ sinh cá nhân? + Kể lại cách em thực hiện một đến hai việc giữ vệ sinh cá nhân mà em đã tự làm được. Gợi ý: Khi kể, em hãy nói rõ tên việc làm; thời gian làm việc đó trong ngày; tác dụng và các bước thực hiện việc đó. - Mời lần lượt các em HS trong lớp trình bày, chia sẻ trước lớp. - Gọi HS trong lớp nhận xét và nêu cảm nghĩ của mình vể việc bạn đã làm được. - Tuyên dương, khen ngợi những HS đã tự thực hiện và kể lại được những việc giữ vệ sinh cá nhân tốt. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ sau: Quan sát nhóm hình 2 - hoạt động 1, vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân để sắp xếp các hình cho đúng trình tự rửa mặt (4-3-1-2-5: Vò khăn bằng nước sạch - Vắt khăn - Đặt khăn vào hai lòng bàn tay - Lau sạch mắt - Lau hai bên má, trán, mũi, cằm). Phạm Thị Mai Hương
  4. Trường TH Trinh Phú 3 b) Thực hành rửa tay - Yêu cầu mỗi nhóm cử 3 - 4 bạn lên bảng thực hiện các bước rửa tay (cử những HS chưa lên bảng thực hiện các bước rửa mặt). HS khác quan sát, nhận xét tương tự như đã thực hiện ở hoạt động thực hành rửa mặt. - GV nhận xét chung kết quả thực hành của HS. Khen ngợi, động viên những HS thực hành tốt trước lớp. Có thể tặng bông hoa cắt bằng giấy màu hoặc phần thưởng nhỏ để khích lệ các em. VẬN DỤNG • Hoạt động 3: Thực hiện các việc giữ vệ sinh cá nhân hằng ngày 1. Mục tiêu: HS có ý thức giữ vệ sinh cá nhân hằng ngày. 2. Cách tiến hành: GV yêu cầu HS về nhà thực hiện các việc sau: - Tự giác rửa mặt, đánh răng, rửa tay chân, tắm gội để rèn luyện thói quen giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày. - Nhờ ba mẹ, người lớn hướng dẫn thêm những việc bản thân chưa tự làm được hoặc làm chưa đúng trong việc giữ vệ sinh cá nhân. - Nhờ ba mẹ, người thân đánh giá việc làm của mình để báo cáo vào giờ học sau. Tổng kết: - GV mời một số HS chia sẻ những điều học được và cảm nhận của các em sau khi tham gia các hoạt động. - GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Hằng ngày, các em cần thực hiện các công việc giữ vệ sinh cá nhân đúng cách để giữ cho cơ thể luôn thơm tho, sạch sẽ và mạnh khoẻ. TUẦN 18, TIẾT 3 Thứ sáu, ngày 8 tháng 1 năm 2021 Hoạt động trải nghiệm KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề: EM QUÝ TRỌNG BẢN THÂN Bài : SINH HOẠT LỚP Phạm Thị Mai Hương
  5. Trường TH Trinh Phú 3 + HS nêu được những điều mình thấy bổ ích trong Ngày hội Vì sức khỏe học đường. + HS chia sẻ trước lớp việc giữ vệ sinh cá nhân hằng ngày. 2. Cách tiến hành GV cho HS chia sẻ: - Những điều em đã học hỏi và cảm nhận được trong Ngày hội Vì sức khoẻ học đường. - Những việc đã làm được ở gia đình để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Cảm nhận của bản thân khi làm được những việc đó. - Chơi trò chơi, học múa hát. ĐÁNH GIÁ a) Cá nhân tự đánh giá GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây: - Tốt: Thường xuyên thực hiện được các yêu cầu sau: + Tự làm được những việc giữ vệ sinh cá nhân hằng ngày. + Giữ vệ sinh cá nhân đúng cách, sạch sẽ. + Tự giác thực hiện việc giữ vệ sinh cá nhân. - Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên. - Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên. b) Đánh giá theo tổ/ nhóm GV hướng dẫn tổ trưởng/ nhóm trưởng điểu hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau vể các nội dung sau: - Có chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao không. Phạm Thị Mai Hương