Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 25 - Phạm Thị Mai Hương

Chủ đề: THAM GIA HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG
Bài: TRÒ CHƠI SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG
I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất
- Nhân ái: Thể hiện tiếng của một số con vật, phương tiện giao thông gần gũi, thân quen ( gà trống gáy, chó sủa, mèo kêu, chim hót, tàu hoả, ô tô,...).
2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: HS biết chia sẽ ý tưởng trong việc trò chơi sinh hoạt cộng đồng.
3. Năng lực đặc thù
- Năng lực thích ứng với cuộc sống.
+ HS thực hiện một số ý tưởng trong việc trò chơi sinh hoạt cộng đồng.
+ HS biết đánh gia bản thân và bạn bè theo 3 mức độ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
a) Đối với GV
- Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
- Một số trò chơi sinh hoạt cộng đồng như: vỗ cái tay lên đi, úm ba la bùm bùm, tung tăng múa ca, tìm chỗ, làm quen, âm thanh đồng quê, nhịp mưa rơi, chanh chua cua kẹp,...
- Hướng dẫn một số HS tập làm quản trò.
b) Đối với HS
Sưu tầm các trò chơi, tập làm quản trò để hướng dẫn các bạn chơi.
docx 11 trang Đức Hạnh 14/03/2024 380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 25 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_tu.docx

Nội dung text: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 25 - Phạm Thị Mai Hương

  1. TUẦN 25, TIẾT 1 Thứ hai, ngày tháng năm 2021 Hoạt động trải nghiệm KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề: THAM GIA HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG Bài: TRÒ CHƠI SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Nhân ái: Thể hiện tiếng của một số con vật, phương tiện giao thông gần gũi, thân quen ( gà trống gáy, chó sủa, mèo kêu, chim hót, tàu hoả, ô tô, ). 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: HS biết chia sẽ ý tưởng trong việc trò chơi sinh hoạt cộng đồng. 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống. + HS thực hiện một số ý tưởng trong việc trò chơi sinh hoạt cộng đồng. + HS biết đánh gia bản thân và bạn bè theo 3 mức độ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động; - Một số trò chơi sinh hoạt cộng đồng như: vỗ cái tay lên đi, úm ba la bùm bùm, tung tăng múa ca, tìm chỗ, làm quen, âm thanh đồng quê, nhịp mưa rơi, chanh chua cua kẹp, - Hướng dẫn một số HS tập làm quản trò. b) Đối với HS Sưu tầm các trò chơi, tập làm quản trò để hướng dẫn các bạn chơi.
  2. ( gà trống gáy, chó sủa, mèo kêu, chim hót, tàu hoả, ô tô, ). 2. Triển khai hoạt động: □ Trò chơi “Âm thanh đồng quê” - Quản trò phân công các đội tham gia chơi thực hiện những nhiệm vụ khác nhau: + Đội 1: Giả tiếng gà gáy ò ó o, tiếng mèo kêu meo meo, tiếng chó sủa gâu gâu. + Đội 2: Giả tiếng chim chích choè hót: chích choè chích choè, tiếng còi xe: bim bim bim bim, tiếng tàu hoả chạy: tu tu, xình xịch, tu, xình xịch. - Quản trò chỉ vào đội nào thì đội đó thực hiện. - Quản trò có thể dùng hai tay chỉ vào nhiều đội khác nhau. - Khi quản trò giơ cả hai tay lên: Tất cả cùng thực hiện. Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến hết thời gian. □ Trò chơi “Nhịp mưa rơi” - Người điều khiển (quản trò) đưa tay dưới thắt lưng - mưa nhỏ, người chơi vỗ tay nhẹ. Người điều khiển đưa tay lên cao dần - mưa to dần, người chơi vỗ tay to và nhanh dần. - Khi người điều khiển đưa tay cao quá đầu là mưa rất to, người chơi vỗ tay to nhất. - Người điều khiển vẫy tay sang trái, phải - vừa mưa vừa gió, người chơi phải vừa vỗ tay vừa tạo âm thanh “ù ù” làm gió. - Người điều khiển hất tay lên trời, nhảy cao lên - có sấm chớp, người chơi phải hô to “đùng đoàng” đồng thời nhảy lên, tạo không khí sôi động. - Người điều khiển có thể đưa tay lên cao hoặc xuống thấp nhiều lần, với tốc độ nhanh chậm khác nhau để tạo âm thanh đa dạng. ♦ Lưu ý: Có thể lựa chọn các trò chơi khác nhau để hướng dẫn cho HS như: trò chơi xếp hàng, tìm chỗ, trồng cây, thỏ nhảy, thỏ đổi chuồng, lắng nghe tôi nói,
  3. TUẦN 25, TIẾT 2 Thứ tư, ngày tháng năm 2021 Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ: THAM GIA HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG BÀI 17: HÀNG XÓM NHÀ EM I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Nhân ái: Có ý thức yêu thương, quan tâm với những người hàng xóm xung quanh. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Biết ứng xử phù hợp với những người hàng xóm xung quanh. 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống: + Kể được những việc làm thể hiện quan hệ tốt với hàng xóm. + Thể hiện được lời nói, hành động thân thiện, kính trọng, lễ phép với những người hàng xóm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Các tình huống làm quen với những người hàng xóm mới hoặc giúp đỡ lẫn nhau của những người hàng xóm, phù hợp với thực tiễn để HS tập giải quyết, xử lí. b) Đối với HS - Nhớ lại những kĩ năng làm quen với bạn mới, thân thiện với mọi người để vận dụng vào làm quen và thân thiện với hàng xóm, đồng thời chuẩn bị nội dung chia sẻ với cả lớp vể những người hàng xóm của mình; thẻ học tập. III. PHƯƠNG PHÁP - Động não - Suy ngẫm - Thảo luận nhóm IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC • Khởi động: GV cho cả lớp hát tập thể/ chơi trò chơi để HS có tâm thế thoải mái
  4. - GV khái quát từng ý kiến của các nhóm và yêu cầu HS trong lớp thể hiện sự đồng tình/ không đồng tình bằng cách giơ thẻ học tập. - GV nhận xét và giải thích thêm để HS hiểu được vì sao cần thực hiện những việc nên làm và tránh những việc không nên làm với gia đình hàng xóm. - Liên hệ: GV yêu cầu HS dựa vào những điều đã khám phá được qua nhiệm vụ vừa thực hiện để xác định những việc em đã làm được với hàng xóm nhà em, khi: + Em nhỏ nhà hàng xóm muốn chơi với em. + Gặp người lớn tuổi là hàng xóm nhà em. + Người khuyết tật là hàng xóm nhà em. + Bạn hàng xóm muốn vui chơi, học tập cùng em. - Gọi một số HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, khen ngợi, động viên những HS đã biết làm những việc tốt với hàng xóm của gia đình mình.  Kết luận hoạt động 1: Để tạo mối quan hệ tốt với hàng xóm, em cẩn chào hỏi lễ phép người lớn, quan tâm, thăm hỏi, giúp đỡ những người khó khăn, đau ốm và có thái độ thắn thiện với các bạn hàng xóm. • Hoạt động 2: Kể về một người hàng xóm nhà em 1. Mục tiêu: Kể được những người hàng xóm xung quanh. 2. Cách tiến hành - Giao nhiệm vụ: Mỗi HS kể trước nhóm những điều em biết về một người hàng xóm mà em quan tâm hoặc thân thiết với gia đình em. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm để thực hiện nhiệm vụ trên. - Yêu cầu mỗi nhóm cử 2 - 3 bạn trình bày trước lớp. - Nhận xét, khen ngợi, động viên những HS đã mạnh dạn, tự tin và có chia sẻ hay trước lớp.
  5. TUẦN 25, TIẾT 3 Thứ sáu, ngày tháng năm 2021 Hoạt động trải nghiệm KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chủ đề: THAM GIA HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG Bài : SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất - Nhân ái: Có ý thức yêu thương, quan tâm với những người hàng xóm xung quanh. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Biết ứng xử phù hợp với những người hàng xóm xung quanh. 3. Năng lực đặc thù - Năng lực thích ứng với cuộc sống: + Kể được tên những hoạt động cộng đồng mà em đã tham gia. + Chia sẻ những việc tốt em đã làm được với hàng xóm. + HS biết đánh giá bản thân và bạn bè theo 3 mức độ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a) Đối với GV - Phần thưởng nhỏ dành cho những HS hoàn thành tốt. b) Đối với HS - Kiến thức từ những tiết học trước. - Thẻ đánh giá theo 3 mức độ. III. PHƯƠNG PHÁP - Động não. - Suy ngẫm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC • Hoạt động 1: Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau. 1. Mục tiêu: - HS nhận biết được những điều đã thực hiện tốt để tiếp tục phát huy và những điều còn hạn chế để sau này khắc phục. 2. Triển khai hoạt động: a) Sơ kết tuần: - GV gợi ý cán bộ lớp, tổ trưởng để các em thực hiện. - Cán bộ lớp, tổ trưởng sơ kết theo từng tổ về các mặt:
  6. - Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên. b) Đánh giá theo tổ/ nhóm GV hướng dẫn tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau vể các nội dung sau: -Có biết được những việc nên làm với hàng xóm không. -Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, hay không. c) Đánh giá chung của GV GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/ nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung.