Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương

I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất:
- Nhân ái: HS có tình yêu đối với bạn bè, thầy cô và nhà trường.
- Trung thực : HS biết nhận xét, đánh giá đúng về bạn.
2. Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: HS tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập của mình.
3. Năng lực đặc thù:
Năng lực ngôn ngữ:
- Phát triển kĩ năng đọc thông qua thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự đơn giản; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi về nhân vật; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh về một số hoạt động quen thuộc (đá bóng, đọc sách, kéo co, múa) và suy luận từ tranh được quan sát.
- Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của văn bản và nội dung được thể hiện trong tranh, về những gì các em thích và không thích cũng như những thay đổi của các em từ khi đi học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên:
+ GV nắm được đặc điểm VB tự sự, người viết tự giới thiệu về mình; nội dung của VB Tôi là học sinh lớp 1 (lời kể của cậu bé Nam, nói về bản thân mình từ ngày đi học đến nay).
+ GV nắm được kĩ năng giới thiệu bản thân trước nhiêu người để có thể làm mẫu hoặc hướng dẫn cho HS (mắt nhìn vào người đối thoại, gương mặt tươi cười, biểu cảm tự tin, nói năng mạch lạc,...).
+GV nắm được nghĩa của các từ ngữ :đồng phục, hãnh diện, chững chạc để giải thích cho HS.
+Quan sát kĩ từng em để thấy được sự tiến bộ ở từng cá nhân. GV có biện pháp khích lệ, giúp đỡ các em hoàn thiện bản thân.
- Phương tiện dạy học
Các tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to
- Học sinh: SHS, vở ô li, bảng con.
doc 18 trang Đức Hạnh 12/03/2024 480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_19_nam_h.doc

Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Trường TH Trinh Phú 3 Tuần 19 Thứ hai, ngày 4 tháng 1 năm 2021 Chủ đề 1: TÔI VÀ CÁC BẠN Bài 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 1 (4tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: - Nhân ái: HS có tình yêu đối với bạn bè, thầy cô và nhà trường. - Trung thực : HS biết nhận xét, đánh giá đúng về bạn. 2. Năng lực chung: Tự chủ và tự học: HS tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập của mình. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - Phát triển kĩ năng đọc thông qua thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự đơn giản; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi về nhân vật; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh về một số hoạt động quen thuộc (đá bóng, đọc sách, kéo co, múa) và suy luận từ tranh được quan sát. - Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của văn bản và nội dung được thể hiện trong tranh, về những gì các em thích và không thích cũng như những thay đổi của các em từ khi đi học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: + GV nắm được đặc điểm VB tự sự, người viết tự giới thiệu về mình; nội dung của VB Tôi là học sinh lớp 1 (lời kể của cậu bé Nam, nói về bản thân mình từ ngày đi học đến nay). + GV nắm được kĩ năng giới thiệu bản thân trước nhiêu người để có thể làm mẫu hoặc hướng dẫn cho HS (mắt nhìn vào người đối thoại, gương mặt tươi cười, biểu cảm tự tin, nói năng mạch lạc, ). +GV nắm được nghĩa của các từ ngữ :đồng phục, hãnh diện, chững chạc Phạm Thị Mai Hương -1-
  2. Trường TH Trinh Phú 3 ngữ khó trong bài (đồng phục: quần áo được may hàng loạt cùng một kiểu dáng, cùng một màu sắc theo quy định của một trường học, cơ quan, tổ chức; hãnh diện: vui sướng và tự hào; chững chạc: đàng hoàng, ở đây ý nói: có cử chỉ và hành động giống như người lớn). + HS đọc đoạn theo nhóm đôi. - Đọc toàn văn bản: + HS đọc lại toàn văn bản ( lưu ý với HS khi đọc văn bản, hãy coi mình là nhân vật Nam, giọng đọc biểu lộ sự sôi nổi, vui vẻ và hào hứng. + GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi. TIẾT 2 3.Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS đọc đúng, rõ ràng một văn bản tự sự; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi về nhân vật. b. Cách tiến hành: - Cho 1 HS đọc to đoạn 1, trả lời câu hỏi: a. Bạn Nam học lớp mấy? - Cho 1 HS đọc to đoạn 2, trả lời câu hỏi: b. Hồi đẩu năm, Nam học gì? c. Bây giờ, Nam biết làm gì? - GV cho HS làm việc theo nhóm đôi, gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời. (a. Nam học lớp 1; b. Hồi đẩu năm học, Nam mới bắt đẩu học chữ cái; c. Bây giờ, Nam đã đọc được truyện tranh, biết làm toán.) 4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3. a. Mục tiêu: HS hiểu, trả lời chính xác câu hỏi & viết đúng nội dung câu hỏi. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của BT. - GV hỏi lại HS: Bạn Nam học lớp mấy? - Vài HS trả lời, HS nhận xét. - GV ghi bảng Nam học lớp 1. Phạm Thị Mai Hương -3-
  3. Trường TH Trinh Phú 3 - GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm đôi để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu hoàn thiện(Nam rất hãnh diện khi được cô giáo khen.) - Vài HS đọc lại câu vừa hoàn chỉnh. - GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ để nói theo tranh a. Mục tiêu: Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh về một số hoạt động quen thuộc (đá bóng, đọc sách, kéo co, múa) và suy luận từ tranh được quan sát. b. Cách tiến hành: - GV treo và giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. - GV nêu yêu cầu của BT:Quan sát tranh và dùng từ ngữ để nói theo tranh (SHS trang 6) - GV yêu cầu HS làm việc nhóm (dựa vào các từ ngữ cho sẵn để nói theo tranh). - Một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. (VD: tranh 1: Các bạn chơi đá bóng rất hào hứng/ Em rất thích chơi đá bóng cùng các bạn; tranh 2: Em thích đọc sách/ ; tranh 3: Các bạn đang chơi kéo co ) - HS nhận xét. - GV nhận xét các câu của HS trình bày. TIẾT 4 7. Nghe viết: a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động nghe viết một đoạn ngắn. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của BT(nghe viết) - GV đọc to hai câu. (Nam đã đọc được truyện tranh. Nam còn biết làm toán nữa.) Phạm Thị Mai Hương -5-
  4. Trường TH Trinh Phú 3 thích cũng như những thay đổi của các em từ khi đi học. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu và giải thích cho HS hiểu: em tự chọn các ý đúng với bản thân và nói lại câu hoàn chỉnh ,VD: Từ khi đi học lớp 1, em thức dậy sớm hơn / Từ khi đi học lớp 1, em ăn sáng nhanh hơn, - HS đọc thầm các nội dung trong SHS : + Thức dậy sớm hơn + Ăn sáng nhanh hơn + Không khóc nhè + Không ngóng bố mẹ đón về + Thuộc thêm nhiều bài thơ + Có thêm nhiều bạn - Cho HS nói theo nhóm đôi. - GV gọi một vài HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi các em ngoan khi vào học lớp 1. 4. Củng cố: - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung bài đọc Tôi là học sinh lớp 1. - Cho HS viết lại bảng con từ các em viết còn chưa chính xác. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. Thứ tư , ngày 6 tháng 1 năm 2021 Chủ đề 1: TÔI VÀ CÁC BẠN Bài 2 : ĐÔI TAI XẤU XÍ ( 4 tiết) I.MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: - Nhân ái: HS biết đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ nhau trong học tập. - Trung thực: HS biết đánh giá đúng về bạn. 2. Năng lực: - Giải quyết vấn đề, sáng tạo: HS tự tin vào chính mình, có khả năng làm Phạm Thị Mai Hương -7-
  5. Trường TH Trinh Phú 3 - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong (SHS trang 8), nói tên các con vật về điểm đặc biệt của mỗi con vật trong tranh (HS làm việc theo nhóm đôi). - Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV thống nhất câu trả lời và giải thích thêm cho HS hiểu: Tranh vẽ lạc đà, tê giác, kang-gu-ru. Lạc đà có bướu to tướng trên lưng. Cái bướu là nơi dự trữ năng lượng, giúp lạc đà có thể vượt quãng đường rất dài mà không cẩn ăn hay uống nước. Tê giác có cái sừng to và nhọn ngay trước mặt. Sừng trở thành vũ khí tấn công lợi hại của tê giác khi gặp kẻ thù hoặc gặp nguy hiểm. Kang- gu-ru (thú có túi) đeo một cái túi trước bụng. Cái túi giúp kang-gu-ru mẹ đựng con mỗi khi nó di chuyển.) - GV hướng dẫn HS vào bài : Các em nhìn tranh và nói xem đôi tai xấu xí là của ai. Các em có nghĩ là đôi tai của thỏ con thực sự xấu không?, HS trả lời, các HS khác nhận xét. Giới thiệu bài và ghi bảng tên bài. 2. Khám phá( Đọc): a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có dẫn trực tiếp lời nhân vật; đọc đúng các vần uây, oang, uyt và những tiếng, từ ngữ có các vần uât, oang, uyt. b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu toàn bài. Chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. - GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới: oang, uây, uyt (quên khuấy, suỵt, hoảng sợ). + HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần. - HS đọc câu. + HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV hướng dẫn HS đọc một số từ khó: tuyệt + HS đọc nối tiếp câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Một lân,/ thỏ và các bạn/ đi chơi xa,/ quên khuấy đường về.) - HS đọc đoạn. + GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến rất đẹp, đoạn 2: từ Một lần đến thật tuyệt, đoạn 3: phần còn lại). + HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2, 3 lượt. + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (động viên: làm cho Phạm Thị Mai Hương -9-
  6. Trường TH Trinh Phú 3 a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng viết cho HS thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong văn bản đọc. b. Cách tiến hành: - GV hỏi lại HS: Nhờ đâu mà cả nhóm tìm được đường về nhà? - HS trả lời, GV hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở (c. Cả nhóm tìm được đường về nhà nhờ đôi tai thính của thỏ.) - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm đúng vị trí. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. * Củng cố: - HS nhắc lại tên văn bản vừa đọc. - Liên hệ giáo dục HS. - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng để học tiết sau. - Nhận xét tiết học Thứ năm , ngày 7 tháng 1 năm 2021 Chủ đề 1: TÔI VÀ CÁC BẠN Bài 2: ĐÔI TAI XẤU XÍ ( 4 tiết) TIẾT 3 *Khởi động: HS cùng hát vui 5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở a. Mục tiêu: HS phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của BT Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống Phạm Thị Mai Hương -11-
  7. Trường TH Trinh Phú 3 - HS đọc lại đoạn chính tả. - Hướng dẫn HS viết chữ dễ viết sai (hướng, tiếng, được). - HS viết bài vào vở. - GV lưu ý HS: + Viết lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. + GV hướng HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - Viết chính tả: +GV đọc câu theo từng cụm từ cho HS viết.(Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS). + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần cả câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. +GV nhận xét, khen ngợi HS. 8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Đôi tai xấu xí từ ngữ có tiếng chứa vần uyt, it, uyêt, iêt a. Mục tiêu: HS tìm được trong hoặc ngoài bài những tiếng hoặc từ ngữ có chứa vần uyt, it, uyêt, iêt. b.Cách tiến hành: - GV yêu cầu của bài và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài. - HS làm việc nhóm đôi để tìm tiếng, từ chứa các vần uyt, it, uyêt, iêt. - HS nêu kết quả vừa thảo luận. - GV viết những từ ngữ HS tìm được lên bảng. - HS đánh vẩn, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. - Lớp đọc đồng thanh. 9. Vẽ con vật em yêu thích và đặt tên cho bức tranh em vẽ a. Mục tiêu: HS vẽ được con vật em yêu thích và đặt tên cho bức tranh em vẽ b. Cách tiến hành: Phạm Thị Mai Hương -13-
  8. Trường TH Trinh Phú 3 tiếng cùng vần với nhau, HTL một khổ thơ và cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ. -Phát triển kĩ năng nói và nghe qua hoạt động trao đổi vê nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: +Nắm được nhịp và nội dung của bài thơ, nghĩa của một số từ( lùa, vòm lá, biếc). + Phương tiện dạy học: Bài thơ viết trên bảng phụ; Các tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to - Học sinh: SHS. - III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: TIẾT 1 1. Khởi động:Quan sát tranh - GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. + Tranh vẽ những vật gì? + Nhờ đâu mà những vật đó có thể chuyển động? + HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác. + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Bạn của gió. 2. Khám phá: ( Luyện đọc) a. Mục tiêu: Phát triển cho HS kĩ năng đọc, thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ b. Cách tiến hành: - GV đọc diễn cảm toàn bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. - HS đọc từng dòng thơ +HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (lùa, hoài, buồn, buồm, nước, biếc). + HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. -GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ, bài thơ có 4 khổ. +Cho HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt. Phạm Thị Mai Hương -15-