Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương

I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
Góp phần hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ cho HS thông qua:
- Phát triển kĩ năng đọc thông qua thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba, có dẫn trực tiếp lời nhân vật; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. Ôn lại vần im, iêm, ep, êp thông qua hoạt động tìm tiếng trong và ngoài bài.
- Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.Tìm và thay r, d /gi cho những bông hoa.
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
2. Năng lực chung:
Giao tiếp và hợp tác HS có khả năng làm việc nhóm.
3. Phẩm chất:
Nhân ái: ý thức nghe lời cha mẹ, tình cảm gắn bó đối với gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên:
+ GV nắm được đặc điểm VB tự sự.
+GV nắm được nghĩa của các từ ngữ: đông như hội, mải mê, ngoảnh lại, suýt để giải thích cho HS.
+ Các tranh minh hoạ trong bài được phóng to.

- Học sinh: SHS, vở ô li, bảng con.
doc 12 trang Đức Hạnh 12/03/2024 620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_26_nam_h.doc

Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Trường TH Trinh Phú 3 Tuần 26 Thứ hai, ngày 15 tháng 3 năm 2021 Chủ đề 4 : ĐIỀU EM CẦN BIẾT Bài 4: NẾU KHÔNG MAY BỊ LẠC (4tiết) (Tiết 1, 2) I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực đặc thù: Góp phần hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ cho HS thông qua: - Phát triển kĩ năng đọc thông qua thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba, có dẫn trực tiếp lời nhân vật; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. Ôn lại vần im, iêm, ep, êp thông qua hoạt động tìm tiếng trong và ngoài bài. - Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.Tìm và thay r, d /gi cho những bông hoa. - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 2. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác HS có khả năng làm việc nhóm. 3. Phẩm chất: Nhân ái: ý thức nghe lời cha mẹ, tình cảm gắn bó đối với gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giáo viên: + GV nắm được đặc điểm VB tự sự. +GV nắm được nghĩa của các từ ngữ: đông như hội, mải mê, ngoảnh lại, suýt để giải thích cho HS. + Các tranh minh hoạ trong bài được phóng to. - Học sinh: SHS, vở ô li, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động: a. Mục tiêu: Tạo không khí phấn khởi cho HS vào đầu tiết học. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. Phạm Thị Mai Hương 1
  2. Trường TH Trinh Phú 3 - Cho 1 HS đọc to đoạn 1, trả lời câu hỏi: +Bố cho Nam và em đi chơi ở đâu?(Bố cho Nam và em đi chơi ở công viên) + Khi vào cổng, bố dặn hai anh em Nam thế nào?( Khi vào cổng, bố dặn hai anh em Nam nếu không may bị lạc thì nhớ đi ra cổng có lá cờ) - Cho HS đọc đoạn 2, trả lời: + Nhớ lời bố dặn, Nam đã làm gì? (Nhớ lời bố dặn, Nam đi theo hướng tấm biển chỉ đường để đi ra cổng.) - HS lần lượt trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3:Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3 a. Mục tiêu: HS hiểu, trả lời chính xác câu hỏi & viết đúng nội dung câu hỏi. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của BT. - Viết vào vở cho câu trả lời đúng. - GV hỏi Bố cho Nam và em( ). - Vài HS trả lời, HS nhận xét. - GV nhận xét, ghi bảng Bố cho Nam và em đi chơi ở công viên. - HS viết vào vở, lưu ý thêm HS chữ đầu câu cần phải viết hoa. - GV kiểm tra và nhận xét bài viết của HS. Thứ ba, ngày 16 tháng 3 năm 2021 Chủ đề 4 : ĐIỀU EM CẦN BIẾT Bài 4: NẾU KHÔNG MAY BỊ LẠC (4tiết) (Tiết 3,4) TIẾT 3 * Khởi động: HS hát vui Hoạt động 4:Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng nói dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập “Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở”. - HS đọc các từ (người lạ, hoảng hốt, mải mê). - Cho HS đọc câu cần điền hoàn chỉnh: Uyên không ( ) khi bị lạc. - HS làm việc theo nhóm đôi, HS chọn từ thích hợp để điền - Đại diện vài nhóm trình bày kết quả. Phạm Thị Mai Hương 3
  3. Trường TH Trinh Phú 3 Hoạt động 7:Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Nếu không may bị lạc từ ngữ có tiếng chứa vần im, iêm, ep, êp a. Mục tiêu: Củng cố vần im, iêm, ep, êp. b. Cách tiến hành: - HS đọc yêu cầu của BT Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Nếu không may bị lạc từ ngữ có tiếng chứa vẩn im, iêm, ep, êp - GV cho HS làm việc theo nhóm đôi để tìm những tiếng chứa vần im, iêm, ep, êp. - GV gọi vài nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại các từ đúng: tìm, đẹp,xếp, - HS đọc lại các từ vừa tìm được. 4.Vận dụng:Trò chơi Tìm đường về nhà a. Mục tiêu: Chọn đúng các chữ thay cho các bông hoa và tìm được đường về nhà cho thỏ. b. Cách tiến hành: - GV giải thích nội dung trò chơi Tìm đường về nhà. Thỏ con bị lạc và đang tìm đường vể nhà. Trong số ba ngôi nhà, chỉ có một ngôi nhà là nhà của thỏ. Để vể được đến nhà của mình, thỏ con phải chọn đúng đường rẽ ở những nơi có ngã ba, ngã tư. Ở mỗi nơi như thế đều có thông tin hướng dẫn. Muốn biết được thông tin đó thì phải điển r/ d hoặc gi vào chỗ trống. Đường về nhà thỏ sẽ đi qua những vị trí có từ ngữ chứa gi. Hãy điền chữ phù hợp vào chỗ trống để giúp thỏ tìm đường về nhà và tô màu cho ngôi nhà của thỏ. -HS làm việc theo nhóm 4 thảo luận để tìm đường về nhà thỏ. -GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả. -GV và HS thống nhất phương án phù hợp. -HS điền và nối các từ ngữ tạo thành đường về nhà của thỏ. Thứ tư, ngày 17tháng 3 năm 2021 Chủ đề 4 : ĐIỀU EM CẦN BIẾT Bài 5: ĐÈN GIAO THÔNG (2tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực đặc thù Góp phần hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ cho HS thông qua: - Phát triển kĩ năng đọc thông qua thông qua đọc rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến thông tin trong VB; hiểu nghĩa của một số Phạm Thị Mai Hương 5
  4. Trường TH Trinh Phú 3 phép di chuyển.) - HS đọc đoạn. + GV chia VB thành 2 đoạn (đoạn 1: từ đầu đến rỗi dừng hẳn, đoạn 2: phần còn lại). + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt. GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài kết hợp sử dụng tranh minh họa cho HS dễ hình dung (ngã ba: chỗ giao nhau của 3 con đường; ngã tư: chỗ giao nhau của 4 con đường; điều khiển: làm cho quá trình hoạt động diễn ra đúng quy tắc; tuân thủ: làm theo điều đã quy định). + HS đọc đoạn theo nhóm. - Đọc toàn văn bản + 2 HS đọc thành tiếng toàn VB. + GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi. TIẾT 2 * Khởi dộng:Hát vui Hoạt động 2:Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS hiểu và trả lời chính xác các câu hỏi có liên quan đến nội dung văn bản vừa đọc. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại đoạn 1 của văn bản, trả lời các câu hỏi sau: +Đèn giao thông có mấy màu? (Đèn giao thông có ba màu) +Mỗi màu của đèn giao thông báo hiệu điều gì? (Đèn đỏ: người đi đường và các phương tiện giao thông phải dừng lại, đèn xanh: được phép di chuyển, đèn vàng: phải di chuyển chậm lại rỗi dừng hẳn) - Cho HS đọc lại đoạn 2 của văn bản, trả lời các câu hỏi sau: +Nếu không có đèn giao thông thì việc đi lại ở các đường phố sẽ như thế nào? (Nếu không có đèn giao thông thì việc đi lại trên đường phố sẽ rất lộn xộn và nguy hiểm). - HS lần lượt trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương HS. Hoạt động 4:Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3 a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3 - HS đọc câu hỏi a, mục 3 “ Đèn giao thông có mấy màu?” - HS trả lời câu hỏi vừa đọc. - HS nhận xét câu trả lời của bạn. Phạm Thị Mai Hương 7
  5. Trường TH Trinh Phú 3 - HS viết vào bảng con các từ dễ viết sai: di chuyển, báo hiệu - HS nhận xét, GV nhận xét. - GV lưu ý HS một số vấn đề khi viết chính tả: + Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. + Ngồi viết đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - Đọc và viết chính tả: + GV đọc chậm rãi từng cụm từ cho HS viết vào vở. + GV đọc cho HS soát lại bài. + HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. - GV kiểm tra và nhận xét bài viết của HS. Hoạt động 7: Chọn dấu thanh phù hợp thay cho chiếc lá a. Mục tiêu: Chọn chính xác dấu thanh “hỏi” hay “ngã”thay cho chiếc lá b. Cách tiến hành: - HS đọc yêu cầu của BT. - GV hướng dẫn HS cách làm bài. - HS làm bài theo nhóm đôi. - Đại diện vài nhóm dán bài lên bảng lớp. - Các nhóm nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại các từ đúng: ngã ba, ngõ nhỏ, điều khiển,bút vẽ. - HS đọc lại các từ vừa điền hoàn chỉnh. 4.Vận dụng: Hoạt động 8: Trò chơi Nhận biết biển báo a. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói, nghe hiểu; HS nhận biết và hiểu nội dung biển báo; rèn cho HS kĩ năng bình tĩnh, tự tin, nhanh nhẹn. b. Cách tiến hành: - Chia HS thành các đội, mỗi đội 6 HS. Mỗi lượt chơi 2 HS thực hiện: 1 HS nói đặc điểm của biển báo, 1 HS dựa vào việc miêu tả để tìm được biển báo đó. Mỗi cặp HS có thời gian 60 giây để miêu tả và trả lời. - Sau các lượt chơi đội nào tìm chính xác số biển báo nhiều nhất, đội đó thắng cuộc. - HS gọi tên các biển biển báo giao thông mà nhóm mình vừa tìm được. - HS nhận xét, GV nhận xét. * Củng cố, dặn dò: - HS nêu những thông điệp các em biết được qua bài đọc. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Phạm Thị Mai Hương 9
  6. Trường TH Trinh Phú 3 + HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần. Hoạt động 2: Tìm lời khuyên phù hợp với mỗi bài mà em đã học a. Mục tiêu: Tìm lời khuyên phù hợp với mỗi bài mà em đã học b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS làm bài. - HS làm việc nhóm 4, mỗi nhóm đọc lại nội dung các bài đã học trong chủ đề “ Điều em cần biết”, sau đó đọc nội dung các lời khuyên và tìm tên bài phù hợp với nội dung lời khuyên. - HS trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án lựa chọn đúng ( Lời chào -Nhớ chào hỏi khi gặp gỡ; Khi mẹ vắng nhà - Không mở cửa cho người lạ khi ở nhà một mình; Nếu không may bị lạc - Khi đi chơi chỗ đông người, phải chú ý đề phòng bị lạc; Đèn giao thông - Khi đi đường, cẩn phải tuân thủ sự điều khiển của đèn giao thông). Hoạt động 3: Chọn việc làm ở B phù hợp với tình huống ở A a. Mục tiêu: Chọn việc làm và lời khuyên phù hợp. b. Cách tiến hành: - HS làm việc theo nhóm đôi, đọc các câu có lời khuyên ở cột A, các từ ờ cột B, tìm lời khuyên cho mỗi bài học. - Đại diện vài nhóm trình bày. - HS và GV thống nhất phương án trả lời đúng: Gặp ai đó lẩn đẩu và em muốn người đó biết về em thì cần giới thiệu; Được ai đó giúp đỡ cần nói cảm ơn, Có lỗi vổi người khác cần phải xin lỗi, Muốn người khác cho phép làm điều gì đó cần xin phép, Khi bạn bè hoặc người thân có niềm vui chúng ta nên chúc mừng. TIẾT 2 3. Vận dụng: Hoạt động 4: Kể một tình huống em đã nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi a. Mục tiêu: Kể lại một tình huống nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi b. Cách tiến hành: Hoạt động 4: Kể về một tình huống mà đã nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi - Cho HS làm việc theo nhóm đôi, kể với bạn về một tình huống mà đã nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi . Phạm Thị Mai Hương 11