Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương

I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
Góp phần hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ cho HS thông qua:
- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức vể vần; thuộc lòng một số khổ thơ; cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi thông qua hoạt động trao đổi vể nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
2. Năng lực chung:
Góp phần hình thành năng lực chung Giao tiếp và hợp tác và khả năng làm việc nhóm.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành cho HS phẩm chất yêu nước thông qua tình yêu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên:
+ Bài thơ “ Tia nắng đi đâu ” viết trên bảng phụ để hướng dẫn học sinh HTL.
+ Các tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to
- Học sinh: SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Khởi động( nghe – nói)
a. Mục tiêu: HS quan sát tranh
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh (SGK, trang 124), trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.
+Trong tranh, em thấy tia nắng ở đấu?
+ Em có thích tia nắng buổi sáng không? Vì sao?
- Vài HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Tia nắng đi đấu?
doc 14 trang Đức Hạnh 12/03/2024 1900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_31_nam_h.doc

Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Trường TH Trinh Phú 3 Tuần : 31 Thứ hai, ngày 19 tháng 4 năm 2021 Chủ đề 7 : THẾ GIỚI TRONG MẮT EM Bài 1: TIA NẮNG ĐI ĐÂU (2 Tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực đặc thù: Góp phần hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ cho HS thông qua: - Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức vể vần; thuộc lòng một số khổ thơ; cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi thông qua hoạt động trao đổi vể nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 2. Năng lực chung: Góp phần hình thành năng lực chung Giao tiếp và hợp tác và khả năng làm việc nhóm. 3. Phẩm chất: Góp phần hình thành cho HS phẩm chất yêu nước thông qua tình yêu thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giáo viên: + Bài thơ “ Tia nắng đi đâu ” viết trên bảng phụ để hướng dẫn học sinh HTL. + Các tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to - Học sinh: SHS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Khởi động( nghe – nói) a. Mục tiêu: HS quan sát tranh b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh (SGK, trang 124), trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. +Trong tranh, em thấy tia nắng ở đấu? + Em có thích tia nắng buổi sáng không? Vì sao? - Vài HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. - GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Tia nắng đi đấu? 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Luyện đọc a. Mục tiêu: Phát triển cho HS kĩ năng đọc thông qua thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài 1 Phạm Thị Mai Hương
  2. Trường TH Trinh Phú 3 +Buổi sáng thức dậy, bé thấy tia nắng ở đâu? (Buổi sáng thức dậy bé thấy tia nắng ở trong lòng tay, trên bàn học, trên tán cây). - HS đọc khổ thơ 3, 4 trả lời câu hỏi: +Theo bé, buổi tối, tia nắng đi đâu? (Theo bé, buổi tối, tia nắng đi ngủ) + Theo em, nhà nắng ở đâu? ( HS phát biểu tự do). - HS lần lượt trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 4: Học thuộc lòng khổ thơ đầu của bài thơ. a. Mục tiêu: HS học thuộc lòng khổ thơ 1, 2 của bài thơ, cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vẩn và hình ảnh thơ. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu HTL. - GV treo bài thơ lên bảng, hướng dẫn HS học thuộc lòng 2 khổ thơ cuối tại lớp bằng cách xóa dần bảng. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - Vài HS thi đọc. 4. Vận dụng: a.Mục tiêu: HS vận dụng vốn hiểu biết của bản thân để vẽ tranh & nói về tranh mình vẽ. b. Cách tiến hành: - GV nêu nhiệm vụ, HS làm việc cá nhân, các em vẽ tranh đúng theo yêu cầu của BT. - HS trình bày bài trên bảng. - HS nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. Thứ ba, ngày 20 tháng 4 năm 2021 Chủ đề 7 :THẾ GIỚI TRONG MẮT EM Bài 2: TRONG GIẤC MƠ BUỔI SÁNG (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực đặc thù: Góp phần hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ cho HS thông qua: - Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng bài thơ hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức ve vần; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp 3 Phạm Thị Mai Hương
  3. Trường TH Trinh Phú 3 - GV đọc mẫu toàn bài thơ. - Hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ khó: chảy tràn, thảo nguyên trắng. + HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. + HS đọc nối tiếp câu lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. - HS đọc từng khổ thơ . + HS nối tiếp nhau đọc từng khôt tho (lần 1). +HS đọc nối tiếp từng đoạn văn lần 2, GV giải thích nghĩa của từ ((thảo nguyên: vùng đất cao, bằng phẳng, rộng lớn, nhiều cỏ mọc; ban mai: buổi sáng sớm khi mặt trời đang lên). + HS đọc đoạn theo nhóm đôi. - Đọc toàn bài thơ. + 2 HS đọc lại toàn bài thơ. 3. Luyện tập: * Hoạt động 2: Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau a. Mục tiêu: HS nhận biết một số tiếng cùng vẩn với nhau ở cuối mỗi dòng thơ, củng cố kiến thức vể vẩn b. Cách tiến hành: - HS đọc lại bài thơ, tìm tiếng cùng vần mỗi tiếng các dòng thơ - HS làm việc theo nhóm đôi. - Đại diện vài nhóm đôi trình bày. - Các nhóm nhận xét bạn. - GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng: (trời - nơi, sông - hồng - trông, tai - bài, trắng - nắng). TIẾT 2 * Khởi dộng:Hát vui *Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến bài thơ b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc khổ thơ 1, trả lời: + Trong giấc mơ, bạn nhỏ thấy ông mặt trời làm gì? (mang túi đấy hoa nắng và trải hoa 5 Phạm Thị Mai Hương
  4. Trường TH Trinh Phú 3 Thứ tư, ngày 21 tháng 4 năm 2021 Chủ đề 7 : THẾ GIỚI TRONG MẮT EM Bài 3: NGÀY MỚI BẮT ĐẦU (4 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực đặc thù: Góp phần hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ cho HS thông qua: - Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB miêu tả ngắn; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. - Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn. - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi vê nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. 2. Năng lực chung: Góp phần hình thành cho HS năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua làm việc nhóm. 3. Phẩm chất: Góp phần hình thành cho HS phẩm chất nhân ái thông qua tình yêu đối với cuộc sống và những chuyển động hằng ngày của nó, từ môi trường tự nhiên, thế giới loài vật đến sinh hoạt của con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giáo viên: + VB Ngày mới bắt đầu viết trên bảng phụ. + Hiểu nghĩa các từ tinh mơ, lục tục để giải nghĩa cho HS. - Học sinh: SHS, vở Tập viết 1( tập 2), bảng con. TIẾT 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Khởi động( nghe – nói) a. Mục tiêu: Ôn lại bài cũ kết hợp quan sát tranh để tìm hiểu nội dung bài mới. b. Cách tiến hành: - Cho HS nhắc tên bài học trước “ Trong giấc mơ buổi sáng”. - HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơi cuối của bài thơ. - GV nhận xét. -Yêu cầu HS quan sát tranh (SGK trang 128), trả lời câu hỏi: + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi: a. Em thấy những gì trong tranh? (Tranh buổi sáng, hoa cỏ đẫm sương, mọi người tập 7 Phạm Thị Mai Hương
  5. Trường TH Trinh Phú 3 - Cho HS đọc đoạn 1, trả lời: +Buổi sáng, cái gì đánh thức mọi vật? (Buổi sáng, tia nắng đánh thức mọi vật) - Cho HS đọc đoạn 2 trả lời: + Sau khi được đánh thức, các con vật làm gì? (Sau khi được đánh thức, chim bay ra khỏi tổ, cất tiếng hót; ong bay đi kiếm mật; gà mẹ dẫn con đi kiếm mỗi) + Bé làm gì sau khi thức dậy? (Sau khi thức dậy, bé chuẩn bị đến trường). - HS lần lượt trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương HS. *Hoạt động 3: Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và c ở mục 3 a. Mục tiêu: HS hiểu, trả lời chính xác câu hỏi & viết đúng nội dung câu hỏi. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của BT. - HS nêu lại câu hỏi. - Vài HS trả lời, HS nhận xét. - GV nhận xét. - HS viết vào vở, lưu ý thêm HS chữa đầu câu cần phải viết hoa. + Buổi sáng, tia nắng đánh thức mọi vật. +Sau khi thức dậy, bé chuẩn bị đến trường. - GV kiểm tra và nhận xét bài viết của HS. Thứ năm, ngày 22 tháng 4 năm 2021 Chủ đề 7 : THẾ GIỚI TRONG MẮT EM Bài 3: NGÀY MỚI BẮT ĐẦU (4 tiết) (Tiết 3, 4) * Khởi động: HS hát vui * Hoạt động 4: Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở a. Mục tiêu: Phát triển kĩ năng viết hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập “Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở”. - HS đọc các từ ( mặt trời, lục tục, hót, tia nắng, gáy ). - Cho HS đọc câu cần điền hoàn chỉnh: a. Những ( ) buổi sáng mở đầu cho một ngày mới. 9 Phạm Thị Mai Hương
  6. Trường TH Trinh Phú 3 - Đọc và viết chính tả: + GV đọc chậm rãi từng cụm từ cho HS viết vào vở. + GV đọc cho HS soát lại bài. + HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài viết của HS. * Hoạt động 7:Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Ngày mới bắt đầu từ ngữ có tiếng chứa vẩn iêu, iu, uông, uôn a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về vần b. Cách tiến hành: -GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài. -HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần iêu, iu, uông, uôn. -HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết bảng. - HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. - Lớp đọc đồng thanh một số lần. 4.Vận dụng: Hát một bài và cùng nhau vân động theo nhịp điệu của bài hát a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: - HS nêu yêu cầu của bài tập. -GV chiếu phần lời bài hát lên bảng hoặc dùng các phương tiện phù hợp khác. - GV hát minh hoạ hoặc mở băng. HS hát theo. - Cả lớp đứng dậy, vừa hát vừa làm các động tác thể dục, vận động cho khoẻ người. - HS nói cảm nhận vể hoạt động này: cảm thấy vui, khoẻ, thích tập thể dục, * Củng cố: - HS đọc lại bài. - HS nêu điều thú vị sau khi học xong bài thơ. - Nhận xét ưu, khuyết điểm của tiết học. Thứ sáu, ngày 23 tháng 4 năm 2021 Chủ đề 7 : THẾ GIỚI TRONG MẮT EM Bài 4: HỎI MẸ (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 11 Phạm Thị Mai Hương
  7. Trường TH Trinh Phú 3 + HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1,GV kết hợp hướng dẫn HS đọc từ khó nhuộm, trăng rằm + HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ. - HS đọc khổ thơ: + Hướng dẫn HS chia bài thơ thành các khổ. + HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ (lần 1). + HS đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 2, GV giải thích nghĩa của từ (nhuộm: làm thay đổi màu sắc bằng thuốc có màu; trăng rằm: trăng vào đêm 15 âm lịch hằng tháng; Cuội: nhân vật cổ tích, ngồi gốc cây đa trên cung trăng). + HS đọc từng khổ thơ theo nhóm đôi. - Đọc toàn bài thơ. + 2 HS đọc lại toàn bài thơ . + Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. 3. Luyện tập: * Hoạt động 2: Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau a. Mục tiêu: HS nhận biết một số tiếng cùng vẩn với nhau, củng cố kiến thức vể vẩn b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại bài thơ, tìm tiếng cùng vần mỗi tiếng trong bài. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. - Đại diện vài nhóm đôi trình bày. - Các nhóm nhận xét bạn. - GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng: trời - ơi, phải - mãi, không - công, gió – to TIẾT 2 * Khởi động: * Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS hiểu và trả lời chính xác các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ vừa đọc. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại bài thơ, trả lời: + Bạn nhỏ có những thắc mắc gì? (Bạn nhỏ thắc mắc: vì sao có gió, vì sao bẩu trời xanh, vì sao ông sao thì bé, trăng rằm tròn to, vì sao Cuội phải chăn trâu mãi, ;) + Theo bạn nhỏ, vì sao chú phi công bay lên thăm Cuội? (Theo bạn nhỏ, chú phi công bay lên thăm Cuội vì thấy Cuội buồn). 13 Phạm Thị Mai Hương