Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương

TIẾT 2
* Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút)
a. Mục tiêu: HS tô và viết được m, n và từ cá mè, nơ đỏ vào vở Tập viết cỡ chữ vừa.
b. Cách tiến hành:
- Cho HS đọc lại chữ và từ cần tô và viết ( m, n, cá mè, nơ đỏ).
- GV nhẫn xét và nêu yêu cầu viết.
- HS thực hành vào vở Tập viết 1, tập một.
- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình.
- HS nhận xét bài viết của bạn.
- GV nhận xét và chỉnh sửa bài cho HS.
* Hoạt động 5: Đọc câu( TGDK 10 phút)
a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi liên quan đến nội dung tranh và câu ứng dụng, đọc được câu ứng dụng có chữ m, n. Cảm nhận được tình yêu của cha mẹ dành cho con ( đưa con đi chơi).
b. Cách tiến hành:
- HS đọc thầm câu Bố mẹ cho Hà đi ca nô ( trang 44 SHS), tìm tiếng có chữ m, n.
- HS đánh vần tiếng có âm m, n sau đó đọc trơn tiếng.
- Cho HS đọc trơn cả câu.
- GV đọc lại câu, vài HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh.
- GV hỏi HS:
+ Bạn nào được đi ca nô?
+ Khi được đi chơi em thấy nét mặt của mọi người trong gia đình Hà thế nào?
+ Em thấy tình cảm cha mẹ dành cho Hà ra sao?
- Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời : Ba mẹ cho Hà đi chơi ca nô.Bố mẹ rất yêu thương Hà. Mẹ mua nơ cho Hà. Mẹ cùng cha còn đưa Hà đi chơi ca nô rất vui vẻ.
doc 21 trang Đức Hạnh 12/03/2024 1080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_5_nam_ho.doc

Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Tiểu học Trinh Phú 3 TUẦN : 05 Thứ hai, ngày 05 tháng 10 năm 2020 KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Bài 11: M m N n ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Nhân ái: HS cảm nhận được tình cảm cha mẹ dành cho con cái thông qua sự quan tâm về vật chất ( mua nơ, cài nơ lên tóc con gái) và tinh thần ( cha mẹ cùng con đi chơi). 2. Năng lực chung: - Tự chủ tự học: HS tự hoàn thành công việc học tập của mình. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết nhờ sự giúp đỡ của chú công an hoặc người lớn khi bị đi lạc ( trong trường hợp giả định). 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các âm m, n; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm m,n ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các chữ m, n và các tiếng, từ có chứa m, n. - Phát triển vốn từ cho HS dựa trên những từ ngữ chứa các âm m, n. - HS phát triển kĩ năng nói lời giới thiệu. - Phát triển cho HS kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh minh họa trong bài học. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm của âm m, n; Chữ mẫu M m, N n ; quy trình viết m, n ; bảng phụ viết câu Mẹ mua nơ cho Hà viết trên bảng phụ. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK3 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho HS vào đầu tuần. b.Cách tiến hành: - Cho cả lớp cùng hát vui. - GV gắn bảng bất kì từ nào trong bài ôn tập của tiết học trước, gọi HS đọc ( 4, 5 HS đọc). - HS nhận xét bạn đọc. - GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt. 2. Khám phá ( TGDK: 20 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút). Phạm Thị Mai Hương - 1 -
  2. Tiểu học Trinh Phú 3 + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Đọc tiếng trong SHS + GV viết bảng các tiếng má, mẹ, mỡ yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng ( các tiếng đều có m). + HS đánh vần tiếng có m. + HS đọc trơn các tiếng vừa đánh vần. + GV giải thích thêm cho HS hiểu “má, mẹ” hai từ cùng nghĩa với nhau, cùng chỉ người sinh ra mình. + GV lần lượt viết bảng : na, nề, nở + HS tìm điểm chung của các tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn các tiếng. + HS đọc lại tất cả các tiếng trên bảng. - Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tìm các chữ và dấu thanh đã học, ghép thành các tiếng mới. + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + HS nhận xét, GV nhận xét, giải nghĩa một số từ khi HS ghép ( nếu cần). 2.3 Đọc từ ngữ( TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: cá mè, lá me, nơ đỏ, ca nô. Sau khi đưa tranh GV hỏi “ con gì ?” - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng cá mè - HS tìm tiếng có m, đánh vần, đọc trơn cả tiếng, từ. - GV đưa cho HS quan sát lá me và hỏi “ Đây là lá gì ? - HS trả lời, các HS khác nhận, bổ sung. - GV ghi bảng lá me. HS tìm tiếng có m, sau đó đánh vần tiếng me và đọc trơn cả từ lá me. - GV tiến hành tương tự với nơ đỏ, ca nô. - HS đọc lại 4 từ ngữ trên bảng. - GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS. * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được m, n, cá mè, nơ đỏ vào bảng con cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Viết chữ m: + GV treo bảng phụ đã viết sẵn chữ m HS quan sát. + GV giới thiệu cấu tạo m, HS theo dõi. + GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS vừa theo dõi. + HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. + HS viết chữ m thường (cỡ vừa) vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ HS khi viết. + HS nhận xét chữ viết cảu bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết của HS. - Viết chữ n. + GV viết mẫu n,, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. HS viết bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. GV nhận xét. + HS viết n vào bảng. GV quan sát, chỉnh sửa cách cầm bút, tư thế ngồi viết của HS. Phạm Thị Mai Hương - 3 -
  3. Tiểu học Trinh Phú 3 + Em nghĩ bạn nhỏ sẽ nói gì với chú công an ? - HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV. HS khác nhận xét. - GV chốt lại tình huống trong tranh: Tranh vẽ cảnh ở một khu vui chơi. Một bạn nhỏ đi lạc. Bạn ấy đang giới thiệu về mình và nơi ở để chú công an giúp tìm đường về nhà. - GV chia HS thành nhiều nhóm nhỏ, đóng vai chú công an hoặc một người lớn và giả định mình là người đi lạc nhờ giúp đỡ. - Đại diện và nhóm đóng vai, các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét và nói thêm với HS: Nếu như các em có lỡ bị đi lạc cha mẹ tốt nhất là phải bình tĩnh và đi tìm sự trợ giúp của người lớn nhưng tốt nhất là các em nên tìm gặp các chú công an, các em giới thiệu tên địa chỉ, số nhà, số điện thoại của cha hoặc mẹ để nhờ đưa về nhà. 3. Củng cố, dặn dò ( TGDK 3 -5 phút) - GV cho HS đọc lại toàn bài, tìm từ ngữ có chứa âm n, m và đặt câu với từ ngữ đó. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS về cách đặt câu. - GV nhận xét ưu, khuyết điểm tiết học. - Dặn HS ôn lại bài, thực hành giao tiếp ở nhà. Thứ ba, ngày 6 tháng 10 năm 2020 Bài 17 : G g Gi gi ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Trách nhiệm: HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi trong gia đình. 2. Năng lực chung: Tự chủ tự học: HS tự hoàn thành công việc học tập của mình. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các âm g, gi ; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm g, gi ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các chữ g, gi và các tiếng, từ có chứa g, gi. - Phát triển vốn từ ch HS dựa trên những từ ngữ chứa các âm g, gi - HS phát triển kĩ năng nói theo chủ điểm Vật nuôi. - HS phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh minh họa trong bài học. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm của âm g, gi ; Chữ mẫu g, gi ; quy trình viết g, gi ; bảng phụ viết câu Hà có giỏ trứng gà. Bà che gió cho ba chú gà viết trên bảng phụ. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. Phạm Thị Mai Hương - 5 -
  4. Tiểu học Trinh Phú 3 + HS ghép vào bảng cài chữ gi, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + GV giới thiệu thêm Gi. + HS đọc cá nhân, đồng thanh : G g, Gi gi. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 5 - 7phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: g a gi o gà giỏ + Cho HS phân tích mô hình tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn từng tiếng. ( gờ- a - ga- huyền - gà ) đọc trơn gà. ( gi - o - gio -hỏi- giỏ) đọc trơn giỏ. + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Đọc tiếng trong SHS + GV viết bảng các tiếng ga, gỗ, gụ yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng ( các tiếng đều có g. + HS đánh vần tiếng có g. + HS đọc trơn các tiếng vừa đánh vần. + GV giải nghĩa từ gụ ( loại gỗ quý và tốt dùng để đóng bàn ghế và đồ dùng trong gia đình). + GV lần lượt viết bảng : giá, giò, giỗ + HS tìm điểm chung của các tiếng ( có gi giống nhau). + HS đánh vần tiếng có gi. Đọc trơn các tiếng. + HS đọc cá nhân, đồng thanh tất cả các tiếng trên bảng. - Ghép chữ tạo tiếng + HS ghép g/ gi với các chữ đã học tạo thành các tiếng mới. + HS đọc cá nhân, đồng thanh các tiếng mới ghép. + HS nhận xét, GV nhận xét. 2.3 Đọc từ ngữ( TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: gà gô, đồ gỗ, giá đỗ, cụ già. - GV nêu câu hỏi gợi ý HS rút ra các từ minh họa cho các bức tranh. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có g, gi đánh vần, đọc trơn cả tiếng, từ. - GV kết hợp giải nghĩa từ giá đỗ. - HS đọc lại 4 từ ngữ trên bảng. - GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS. * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được g, gi gà gô, giá đỗ vào bảng con cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Viết chữ g: + GV treo bảng phụ đã viết sẵn chữ g HS quan sát. + GV giới thiệu cấu tạo g, HS theo dõi. Phạm Thị Mai Hương - 7 -
  5. Tiểu học Trinh Phú 3 - GV nhận xét, chốt lại : Tranh vẽ bà đang che gió cho ba chú gà, bà che gió để gà không bị lạnh. Việc làm của bà cho thấy bà rất yêu quý đàn gà của mình. *Hoạt động 6: Nói theo tranh( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát và nói được tình huống trong tranh. Thấy được ích lợi của vật nuôi, từ đó có ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói ( SHS trang 47). - GV HS nêu những gì em nhìn thấy trong tranh. - HS nêu, các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS nêu ích lợi của những con vật nuôi em thấy trong tranh ( Chó giữ nhà, gà cho thịt, trứng). - GV yêu cầu HS nói về một số con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích. - HS nêu theo sở thích của mình. - GV nhận xét, nói thêm với HS “ chó giữ nhà, mèo bắt chuột, gà cho trứng, thịt, ” các con vật nuôi đều có ích với con người chúng ta, vì vậy chúng ta cần phải biết chăm sóc và bảo vệ chúng. 3. Củng cố, dặn dò ( TGDK 3 -5 phút) - GV cho HS đọc lại toàn bài, tìm từ ngữ có chứa âm n, m. - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Dặn HS ôn lại bài, thực hành chăm sóc các con vật nuôi của gia đình. Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2020 Bài 18 : Gh gh Nh nh ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Chăm chỉ: HS biết tham gia làm việc nhà vừa sức với bản thân. 2. Năng lực chung: Giao tiếp hợp tác: HS tự tin, mạnh dạng khi giới thiệu về bản thân mình với người lớn. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các âm gh, nh ; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có chứa âm gh, nh ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các chữ gh, nh và các tiếng, từ có chứa gh, nh. - HS phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm gh, nh. - HS phát triển kĩ năng nói lời giới thiệu. - HS phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh minh họa trong bài học. II. CHUẨN BỊ: Phạm Thị Mai Hương - 9 -
  6. Tiểu học Trinh Phú 3 + Cho HS phân tích nh. + HS nêu, các HS khác nhận xét, bổ sung. + GV chốt lại. + HS ghép vào bảng cài nh, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + GV giới thiệu thêm Nh + HS đọc cá nhân, đồng thanh : Gh, Nh 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 5 - 7phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: gh ghgh e ghé + Cho HS phân tích mô hình tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn từng tiếng. ( gờ- e – ghe – sắc - ghé ) + Cho HS đọc trơn ghé. nh nh a nhà + HS phân tích mô hình tiếng ( nh + a+ thanh huyền), đánh vần ( nhờ - a - nha – huyền - nhà) + HS trơn nhà. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Đọc tiếng trong SHS + GV viết bảng các tiếng ghẹ, ghế, ghi yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng ( các tiếng đều có gh). + HS đánh vần tiếng có gh. + HS đọc trơn các tiếng vừa đánh vần. + GV lần lượt viết bảng : nhà, nhẹ, nhỏ + HS tìm điểm chung của các tiếng ( có nh giống nhau). + HS đánh vần tiếng có nh. + HS đọc trơn các tiếng. + HS đọc cá nhân, đồng thanh tất cả các tiếng trên bảng. - Ghép chữ tạo tiếng + HS ghép gh/ nh với các chữ đã học tạo thành các tiếng mới. + HS đọc cá nhân, đồng thanh các tiếng mới ghép. + HS nhận xét, GV nhận xét. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: ghế đá, ghẹ đỏ, nhà gỗ, lá nho. - GV nêu câu hỏi gợi ý HS rút ra các từ minh họa cho các bức tranh. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có gh, nh, phân tích và đánh vần tiếng có ng, nh. Phạm Thị Mai Hương - 11 -