Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương

TIẾT 1
1.Khởi động( TGDK3 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho HS vào đầu tuần.
b.Cách tiến hành:
- Cho cả lớp cùng hát vui bài Cả tuần đều ngoan.
- GV dựa vào lời bài hát, giới thiệu vào bài.
2. Khám phá ( TGDK: 20 phút).
* Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút).
a. Mục tiêu: HS nhận biết chữ R r, S s, phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh.
b Cách tiến hành:
- HS quan sát tranh ( phần nhận biết SHS trang 54), GV đặt câu hỏi:
+ Em thấy những gì trong tranh ?
- HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh: Tranh vẽ cảnh bầy sẻ non đang ríu rít bên mẹ.
- GV treo và đọc nội dung câu thuyết minh.
- HS cá nhân, đồng thanh nhắc lại câu thuyết minh.
- Cho HS quan sát câu vừa nói, rút ra âm mới học r, s.
doc 23 trang Đức Hạnh 12/03/2024 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_6_nam_ho.doc

Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Tiểu học Trinh Phú 3 TUẦN : 06 Thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2020 KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TIẾNG VIỆT Bài 21 : R r S s ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Trách nhiệm : HS có trách nhiệm khi tham gia học tập nhóm cùng các bạn. 2. Năng lực chung: Giao tiếp hợp tác: HS biết nói lời cảm ơn người thân trong gia đình. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các âm r, s; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm r, s ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các chữ r, s và các tiếng, từ có chứa r, s. - Phát triển vốn từ cho HS dựa trên những từ ngữ chứa các âm r, s. - HS phát triển kĩ năng nói lời cảm ơn. - Phát triển cho HS kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh minh họa ( tranh bầy sẻ non ríu ra ríu rít bên mẹ, tranh chợ cá có gà ri, cá rô, su su, rổ rá; tranh bé cảm ơn người thân trong gia đình). II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm của âm r, s Chữ mẫu R r S s ; quy trình viết r, s ; bảng phụ viết câu Bầy sẻ non ríu ra ríu rít bên mẹ. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK3 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho HS vào đầu tuần. b.Cách tiến hành: - Cho cả lớp cùng hát vui bài Cả tuần đều ngoan. - GV dựa vào lời bài hát, giới thiệu vào bài. 2. Khám phá ( TGDK: 20 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết chữ R r, S s, phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh ( phần nhận biết SHS trang 54), GV đặt câu hỏi: + Em thấy những gì trong tranh ? Phạm Thị Mai Hương -1-
  2. Tiểu học Trinh Phú 3 + HS nhận xét bạn đọc. s s e sẻ + Cho HS phân tích mô hình tiếng. + Cho HS đánh vần tiếng. + Các HS khác nhận xét. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Đọc tiếng trong SHS + GV viết bảng các tiếng rạ, rế, rổ yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng ( các tiếng đều có r). + HS đánh vần tiếng có r. + HS đọc trơn lại các tiếng. + GV giải thích thêm cho HS hiểu “rạ” phần còn lại của cây lúa sau khi cắt lấy bông. + GV lần lượt viết bảng : sả, sẻ, sò + HS tìm điểm chung của các tiếng ( đều có s). + HS đánh vần các tiếng có s. + HS đọc trơn các tiếng. + HS đọc lại tất cả các tiếng rạ, rế, rổ ; sả, sẻ, sò + HS nhận xét, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Ghép chữ tạo tiếng : + GV yêu cầu HS tự tạo các tiếng có chứa r, s. + HS phân tích các tiếng mình vừa ghép, đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, khen ngợi những HS ghép tốt. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: rổ rá, cá rô, su su, chữ số. Sau mỗi lần đưa tranh GV nêu câu hỏi để rút ra từ mới. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có r, s đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. - HS nhận xét bạn đọc. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Cho HS đọc lại toàn bộ tiếng, từ. * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được r, s, rổ rá, su su vào bảng con cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Viết chữ r: + GV treo bảng phụ đã viết sẵn chữ r HS quan sát. + GV giới thiệu cấu tạo r, HS theo dõi. + GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS theo dõi. Phạm Thị Mai Hương -3-
  3. Tiểu học Trinh Phú 3 + Em đã từng đi chợ với mẹ chưa ? + Em có thích đi chợ không ? + Được đi chợ em thích mua những gì ? - Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại câu trả lờì của HS kết hợp GD học sinh không nên đòi cha mẹ mua đồ chơi nhiều khi đi chợ. *Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát và nói được tình huống trong tranh. Đóng vai nói lời cảm ơn theo tình huống trong tranh. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói trong SHS( trang 55). - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời : + Em thấy những ai trong tranh 1?( Bà, mẹ và Nam). + Bà, mẹ và Nam đang làm gì ? ( tổ chức sinh nhật Nam, bà tặng quà cho Nam; Nam cảm ươn bà). + Em nhìn thấy những ai trong tranh 2?( Hà và cha của Hà). + Hà và cha đang làm gì ? ( Cha đi công tác về tặng quà cho Hà, Hà cảm ơn cha). - HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV. - GV chốt lại nội dung từng tranh. - GV cho HS chia thành nhóm 4, đóng vai theo từng tình huống. - Đại diện và nhóm đóng vai, các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, khen ngợi những em tự tin khi nói lời cảm ơn, chỉnh sửa những em chưa mạnh dạng, tự tin, chưa thể hiện đúng tư thế khi nói lời cảm ơn. 3. Củng cố, dặn dò ( TGDK 3 -5 phút) - GV cho HS đọc lại toàn bài, tìm 1 vài từ từ ngữ có chứa r, s và đặt câu với từ ngữ đó. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS về cách đặt câu. - GV nhận , tuyên dương HS. - Dặn HS ôn lại bài, thực hành nói lời cảm ơn ở gia đình. Thứ ba , ngày 13 tháng 10 năm 2020 Bài 22 : T t Tr tr ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Trách nhiệm: HS có ý thức bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường. 2. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác: HS tự tin, mạnh dạng có ý thức trách nhiệm khi tham gia thảo luận nhóm. Phạm Thị Mai Hương -5-
  4. Tiểu học Trinh Phú 3 2.1 Đọc âm ( TGDK 3 - 4 phút) - Đọc âm t + GV đưa chữ t và giới thiệu. GV đọc mẫu. + GV hướng dẫn HS phát âm t (đầu lưỡi chạm răng rồi bật ra, không có tiếng thanh). + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho HS. + HS ghép vào bảng cài chữ t , sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + GV giới thiệu thêm T và cách đọc. - Đọc âm tr + GV đưa chữ tr và giới thiệu, đọc mẫu. + GV hướng dẫn HS phát âm tr( đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra, không có tiếng thanh). + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho HS. + Cho HS phân tích tr( tr gồm t ghép với r) + HS nêu, các HS khác nhận xét, bổ sung. + GV chốt lại. + HS ghép vào bảng cài tr, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + GV giới thiệu thêm Tr + HS đọc cá nhân, đồng thanh : T t, Tr tr. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 5 - 7phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: t t gh ô tô + Cho HS phân tích mô hình tiếng, sau đó đánh vần và đọc trơn từng tiếng. ( tờ - ô – tô) tô. tr tr e tre + HS phân tích mô hình tiếng ( tr + e ), đánh vần ( trờ - e - tre) re. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Đọc tiếng trong SHS . Tiếng có âm t + GV viết bảng các tiếng: tá , tạ , tẻ yêu cầu HS tìm ra điểm chung của các tiếng ( các tiếng đều có t ). + HS đánh vần tiếng có t Phạm Thị Mai Hương -7-
  5. Tiểu học Trinh Phú 3 + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Viết từ ngữ + GV lần lượt viết mẫu từ ô tô, cá trê vừa viết vừa kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + Cho HS lần lượt viết vào bảng con. GV lưu ý HS khoảng cách giữa 2 tiếng trong từ. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động: Cho HS hát vui * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS tô và viết được t, tr, ô tô, cá trê vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại âm, từ cần tô và viết ( 2, 3 HS đọc). - GV nhận xét và nêu yêu cầu viết. - HS thực hành vào vở Tập viết 1, tập một (t, tr, ô tô, cá trê ). - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết GV kết hợp chỉnh sửa HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài một số HS. * Hoạt động 5: Đọc câu( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi liên quan đến nội dung tranh và câu ứng dụng, đọc được câu ứng dụng có chữ t, tr. HS có ý thức bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường thông qua câu ứng dụng. b. Cách tiến hành: - GV treo câu ứng dụng Hà tả hồ cá . Hồ to, có cá mè, cá trê, cá rô. - HS tìm và đánh vần tiếng có âm t, tr sau đó đọc trơn tiếng. - Cho HS đọc trơn cả câu ( cá nhân, đồng thanh). - GV hỏi HS: + Hà làm gì ? ( Hà tả hồ cá) + Hồ cá thế nào?( hồ to) + Hồ có những cá gì ?( cá mè, cá trê, cá rô). + Em cần làm gì để bảo vệ môi trường của hồ cá ?( không vứt rác bừa bãi). - Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh và giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường. *Hoạt động 6: Nói theo tranh( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa. Thấy được hậu quả của hành động chưa biết bảo vệ môi trường của bạn nhỏ. b. Cách tiến hành: Phạm Thị Mai Hương -9-
  6. Tiểu học Trinh Phú 3 a. Mục tiêu: củng cố kiến thức bài t, tr b.Cách tiến hành: - GV cho HS đọc : tá, tạ, tẻ; trê, trò, trổ; ô tô, sư tử, cá trê, tre ngà; Hà tả hồ cá. Hồ to, có cá mè, cá trê, cá rô. - 4 HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh. - HS nhận xét, GV nhận xét. 2. Khám phá ( TGDK: 15 - 20 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết chữ th, vần ia ; suy đoán được nội dung tranh minh họa. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh ( phần nhận biết SHS trang 58), GV đặt câu hỏi: + Em thấy gì trong tranh ? ( chú Cuội, chị Hằng, các bạn chơi rước đèn, ). - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh, treo nội dung câu thuyết minh Trung thu bé được chia quà. - GV đọc nội dung câu thuyết minh. Kết hợp giải thích cho HS biết về Trung thu. - HS đọc cá nhân, đồng thanh câu thuyết minh. - Cho HS quan sát nhận xét rút ra âm mới học th, ia. - GV ghi bảng th, ia. * Hoạt động 2: Luyện đọc ( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được âm th, ia tiếng, từ ngữ có chứa th, ia . b Cách tiến hành: 2.1 Đọc âm ( TGDK 3 - 4 phút) - Đọc âm gh + GV đưa chữ th và giới thiệu. GV đọc mẫu. + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho HS. + Cho HS phân tích th ( gồm t & h); so sánh th với tr. + HS so sánh điểm giống và khác nhau. + HS ghép vào bảng cài chữ th , sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + GV giới thiệu thêm Th và cách đọc. - Đọc vần ia + GV đưa vần ia và giới thiệu, đọc mẫu. + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho HS. + Cho HS phân tích ia + Cho HS so sánh ia với a. + HS nêu, các HS khác nhận xét, bổ sung. + HS ghép vào bảng cài ia , sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. + HS đọc cá nhân, đồng thanh th, ia. Phạm Thị Mai Hương -11-
  7. Tiểu học Trinh Phú 3 - HS đọc trơn từng từ. - GV giải thích cho HS biết về thủ đô là trung tâm hành chính của 1 quốc gia . Thủ đô thường là nơi đặt phần lớn hoặc tất cả các cơ quan quyền lực chính của một quốc gia như, thủ đô của nước ta có tên là Hà Nội, ở thủ đô có lăng Bác Hồ. - HS đọc lại tất cả các từ: thủ đô, lá thư, thìa dĩa, lá tía tô - GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS. * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được th, ia, thủ đô, thìa vào bảng con cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Viết chữ th: + GV yêu cầu HS phân tích chữ th. + GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS theo dõi. + HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. + HS viết chữ th vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ thêm cho một số HS còn gặp khó khăn khi viết. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết của HS. - Viết vần ia: + GV viết mẫu ia, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. Lưu ý nét nối từ i sang a. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Viết từ ngữ + GV lần lượt viết mẫu tiếng thìa , từ thủ đô kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + Cho HS lần lượt viết vào bảng con. GV lưu ý HS nét nối th sang ia, th sang u và khoảng cách giữa tiếng thủ và tiếng đô và khoảng cách giữa 2 tiếng trong từ. + HS đọc lại tiếng từ mình vừa viết. + HS nhận xét chữ viết của bạn + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động: Cho HS hát vui * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS tô và viết được th, ia, thủ đô, thìa vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu viết. - HS thực hành vào vở Tập viết 1, tập một ( th, ia, thủ đô, thìa). - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết GV kết hợp chỉnh sửa HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài một số HS. * Hoạt động 5: Đọc câu( TGDK 10 phút) Phạm Thị Mai Hương -13-