Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương

TIẾT 1
1.Khởi động( TGDK3 phút)
a. Mục tiêu: Củng cố cho HS bài Ôn tập
b.Cách tiến hành:
- Cho HS đọc lại từ và câu tiết ôn tập ( 2 HS đọc từ, 2 HS đọc câu).
- HS nhận xét bạn đọc.
- GV nhận xét.
2. Khám phá ( TGDK: 20 phút).
* Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút).
a. Mục tiêu: HS nhận biết vần an, ăn, ân phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh.
b Cách tiến hành:
- HS quan sát tranh (nhận biết SHS trang 74), GV hỏi:
+ Em thấy những con vật nào trong trong tranh ?( tranh vẽ ngựa vằn và hươu cao cổ).
+ Các con vật đó đang làm gì ?( các con vật đang quấn quýt gần nhau).
- HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại nội dung tranh.
- GV treo nội dung câu thuyết minh: Ngựa vằn và hươu cao cổ là đôi bạn thân.
- GV đọc câu thuyết minh.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh theo giáo viên.
- HS quan sát câu vừa đọc, rút ra vần mới học an, ăn, ân.
- GV ghi bảng tên bài an, ăn, ân.

doc 25 trang Đức Hạnh 12/03/2024 2580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_8_nam_ho.doc

Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Trường TH Trinh Phú 3 TUẦN : 08 Thứ hai, ngày 26 tháng 10 năm 2020 KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TIẾNG VIỆT Bài 31 : an ăn ân ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Trách nhiệm: HS có trách nhiệm với các bạn khi tham gia làm việc trong nhóm. Có ý thức thực hiện tốt nội quy lớp học. 2. Năng lực chung: Tự chủ và tự học: HS tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập của mình. 3. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các an, ăn, ân; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần an, ăn, ân ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các vần an, ăn, ân; viết đúng các tiếng, từ có vần an, ăn, ân. - Phát triển vốn từ cho HS dựa trên những từ ngữ chứa các vần an, ăn, ân. - HS phát triển kĩ năng nói lời xĩn lỗi ( trong tình huống cụ thể ở trường học). - Phát triển cho HS kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh minh họa. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ; cấu tạo và cách viết các vần an, ăn, ân; tìm hiểu nghĩa của từ bạn thân, khăn rằn để giải nghĩa cho HS. Câu Ngựa vằn và hươu cao cổ là đôi bạn thân viết vào bảng phụ. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố cho HS bài Ôn tập b.Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại từ và câu tiết ôn tập ( 2 HS đọc từ, 2 HS đọc câu). - HS nhận xét bạn đọc. - GV nhận xét. 2. Khám phá ( TGDK: 20 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết vần an, ăn, ân phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. 1 Phạm Thị Mai Hương
  2. Trường TH Trinh Phú 3 b an bạn + GV nêu, ta có vần an, thử thêm b vào phía trước an và thêm dấu nặng đặt dưới a ta được tiếng gì ? + HS dùng bộ chữ ghép, GV kết hợp gắn trên bảng. + GV đánh vần mẫu. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh. Đọc trơn tiếng bạn ( cá nhân, đồng thanh). - Đọc tiếng trong SHS + GV lần lượt đưa các tiếng : bản, nhãn, gắn, lặn, bận, gần + Cho HS tìm các vần mới học, HS tìm và nêu, đánh vần các tiếng. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh các tiếng. + HS đọc trơn các tiếng ( nếu HS còn lúng túng, GV cho em đó đánh vần lại, rồi sau đó đọc trơn). - Ghép chữ cái tạo tiếng + GV cho HS phân tích lại mô hình tiếng bạn, HS phân tích. + GV nêu: Dựa vào mô hình trên, em hãy dùng vần ăn, ân ghép với chữ và dấu thanh để tạo thành tiếng mới. + HS tiến hành ghép, phân tích, đánh vần và đọc trơn tiếng vừa ghép. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: bạn thân, khăn rằn, quả mận. Sau mỗi lần đưa tranh GV nêu câu hỏi để rút ra từ mới. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có vần an, ăn, ân đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. - HS nhận xét bạn đọc. - GV đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa từ: bạn thân( người luôn gần gũi đến với mình, giúp đỡ mình khi khó khă), khăn rằn: loại khăn quen thuộc của người dân Nam Bộ, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng). - Cho HS đọc lại toàn bộ từ : bạn thân, khăn rằn, quả mận (HS đọc cá nhân,đồng thanh). * Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được an, ăn, ân cỡ chữ vừa vào bảng con. b. Cách tiến hành: - Viết vần an + GV treo bảng phụ đã viết sẵn vần an. + GV viết mẫu trên bảng lớp, vừa viết vừa nêu quy trình, HS theo dõi. + HS tập viết nét trên không để định hình cách viết. + Lưu ý HS nét nối từ a sang n. + HS viết vần an vào bảng con, GV theo dõi, hỗ trợ HS khi viết. 3 Phạm Thị Mai Hương
  3. Trường TH Trinh Phú 3 - HS đọc thầm lại đoạn văn, tìm tiếng có vần an, ăn, ân - HS đánh vần tiếng có an, ăn, ân sau đó đọc trơn tiếng ( cá nhân, đồng thanh). - HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV cho HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc, GV hỏi: + Đàn gà tha thẩn ở đâu?( gần chân mẹ) + Vì sao đàn gà không còn sợ lũ quạ dữ ? ( đã có mẹ che chắn, bảo vệ) - Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV thống nhất câu trả lời của HS. *Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát và nói được tình huống trong tranh. Đóng vai nói lời xin lỗi theo tình huống trong tranh. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh 1 phần Nói trong SHS( trang 75). - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời : + Hà và các bạn đang làm gì ?( Các bạn đang xếp hàng vào lớp) + Có chuyện gì xảy ra ?( Nam giẫm phải chân Hà). + Theo em, Nam sẽ nói gì với Hà ? ( Nam xin lỗi Hà). + Theo em, bạn Nam xin lỗi thế nào ? - HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét, thống nhất câu trả lời của HS. - GV thống nhất câu trả lời của HS. - GV chia nhóm cho HS đóng vai theo tình huống Xếp hàng vào lớp, bạn sơ ý giẫm vào chân và nói lời xin lỗi bạn. - Đại diện nhóm lên đóng vai, các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, kết hợp nhắc nhở HS một số nội quy khi xếp hàng vào lớp: đứng thẳng hàng, không đùa nghịch, không giẫm vào chân bạn. 3. Củng cố, dặn dò ( TGDK 3 -5 phút) - GV cho HS thi tìm tiếng có vần an, ăn, ân. - HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương HS. - Dặn HS ôn lại bài, thực hành nói lời xin lỗi trong cuộc sống hằng ngày. Thứ ba , ngày 27 tháng 10 năm 2020 Bài 32 : on ôn ơn ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Yêu nước: HS yêu thiên nhiên, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua bức tranh sinh động về rừng và về muông thú trong rừng. 2. Năng lực chung: 5 Phạm Thị Mai Hương
  4. Trường TH Trinh Phú 3 - GV ghi bảng tên bài on, ôn, ơn. * Hoạt động 2: Luyện đọc a. Mục tiêu: HS đọc được các vần on, ôn, ơn, tiếng, từ ngữ có chứa các vần on, ôn, ơn. b Cách tiến hành: 2.1 Đọc vần ( TGDK 10 phút) - So sánh các vần + GV giới thiệu vần on, ôn, ơn + Cho HS so sánh vần ôn, ơn với on để tìm ra điểm giống và khác nhau. + HS so sánh, trả lời. + Các HS khác nhận xét. + GV nhận xét, thống nhất câu trả lời : Các vần giống nhau đều có n ở cuối. Khác nhau ở chữ đứng trước o, ô, ơ. - Đánh vần các vần + GV hướng dẫn HS đánh vần các vần( o – nờ - on, ô – nờ - ôn, ơ - nờ - ơn). + HS đánh vần ( cá nhân, đồng thanh). + HS nhận xét. + GV nhận xét, chỉnh sửa cách đánh vần cho HS. - Đọc trơn các vần: + HS đọc trơn các vần on, ôn, ơn. + HS đọc cá nhân. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho từng HS. + Lớp đọc đồng thanh. - Ghép chữ tạo thành vần: + Cho HS lần lượt ghép các vần on, ôn, ơn vào bảng cài. + HS nhận xét bảng ghép của các bạn. + GV nhận xét. + HS đọc cá nhân, đồng thanh các vần vừa ghép. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 7 phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: c on con + GV nêu, ta có vần on, em hãy thêm c vào phía trước on, ta được tiếng gì ? + HS dùng bộ chữ ghép theo gợi ý của GV. + GV kết hợp gắn trên bảng. + GV đánh vần mẫu. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh. +HS đọc trơn tiếng con, cá nhân, đồng thanh. 7 Phạm Thị Mai Hương
  5. Trường TH Trinh Phú 3 + HS viết bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. GV nhận xét. + HS viết vần ôn vào bảng. GV quan sát, chỉnh sửa tư thế ngồi viết của HS. + HS nhận xét chữ viết của bạn, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Viết vần ơn + GV viết mẫu ơn, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. + HS viết bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. GV nhận xét. + HS viết vần ơn vào bảng. GV quan sát, chỉnh sửa cho HS. + HS nhận xét chữ viết của bạn, GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - Viết từ ngữ + GV lần lượt viết bảng từ con chồn, sơn ca, kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động : Cho cả lớp hát vui. * Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS viết được on, ôn, ơn và từ ( con chồn, sơn ca tùy vào tình hình lớp GV có thể dành 2 từ ứng dụng để HS viết vào 2 tiết Tập viết tăng cường buổi chiều) vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại các vần cần viết (on, ôn, ơn) . - GV nhận xét và nêu yêu cầu viết. - HS thực hành viết vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài cho HS. * Hoạt động 5: Đọc câu( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi liên quan đến nội dung tranh và bài vè, đọc được câu ứng dụng có vần an, ăn, ân b. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu bài vè Bốn chú lợn. - HS đọc thầm lại bài vè , tìm tiếng có vần on, ôn, ơn. - HS đánh vần tiếng có vần on, ôn, ơn sau đó đọc trơn tiếng ( cá nhân, đồng thanh). - HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV nêu câu hỏi về nội dung đoạn đọc: + Có mấy chú lợn con trong bài ? ( có 4 chú lợn) 9 Phạm Thị Mai Hương
  6. Trường TH Trinh Phú 3 - HS nhận biết và đọc đúng các vần en, ên, in, un ; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần en, ên, in, un ; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các vần en, ên, iu, un; viết đúng các tiếng, từ có vần en, ên, in, un - Phát triển vốn từ cho HS dựa trên những từ ngữ chứa các vần en, iu, un có trong bài học. - HS phát triển kĩ năng nói lời xin lỗi ( trong những tình huống cụ thể ở trường học). - Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật, sự việc ( bác bảo vệ, học sinh, đá bóng, ) và suy đoán nội dung tranh minh họa về các tình huống cần nói lời xin lỗi( sơ ý đá quả bóng vào lưng bác bảo vệ). II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ; cấu tạo và cách viết các vần en, ên, in, un ; nắm vững nghĩa từ ( già nua, ngắn ngủn) để giải thích cho HS hiểu; Câu (Cún con nhìn thấy dế mèn trên tàu lá .) viết trên bảng phụ. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK 3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố cho HS về vần on, ôn, ơn. b.Cách tiến hành: - Cho HS nhắc lại tên bài. - Cho HS đọc lại vần, từ và đoạn văn ứng dụng của bài on, ôn, ơn (3HS đọc, lớp đọc đồng thanh). - HS nhận xét, GV nhận xét. 2. Khám phá ( TGDK: 30 - 35 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 3 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết vần en, ên,in, un phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh (SHS trang 78), GV hỏi: + Em thấy những gì trong trong tranh ? ( Cún con chơi ở bãi cỏ, chăm chú nhìn dế mèn, ) - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, nói câu thuyết minh và treo câu thuyết minh lên bảng Cún con nhìn thấy dế mèn trên tàu lá . - GV đọc câu thuyết minh : Cún con/ nhìn thấy /dế mèn/ trên tàu lá . - HS đọc cá nhân, đồng thanh theo giáo viên. - HS quan sát câu thuyết minh, rút ra vần mới học en, ên, in, un. - GV ghi bảng tên bài en, ên, in, un. 11 Phạm Thị Mai Hương