Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học:
+ Nêu được các thành viên trong gia đình, bản thân và mối quan hệ.
+ Nêu được một số công việc nhà mà các thành viên thường làm.
- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
+ Học sinh đặt được các câu hỏi đơn giản để giới thiệu về bản thân và các thành viên trong gia đình.
+ Học sinh quan sát tranh ( SGK) tự nêu yêu cầu cho bạn trả lời.
+ Nhận xét được những việc làm của các thành viên trong gia đình.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng:
+ Tự giác tham gia công việc nhà phù hợp.
2. Phẩm chất chủ yếu:
- Chăm chỉ: Học sinh tự giác tham gia công việc nhà phù hợp.
- Trách nhiệm: Yêu quý, trân trọng, thể hiện được tình cảm với các thành viên trong gia đình.
3. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tự kể về những việc làm của các thành viên trong gia đình
- Giao tiếp và hợp tác: Học sinh tích cực thảo luận nhóm, tương tác với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
doc 7 trang Đức Hạnh 11/03/2024 2080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 1 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan.doc

Nội dung text: Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

  1. TUẦN 1, TIẾT 1 Thứ hai ngày 7 tháng 09 năm 2020 KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP Chủ đề: GIA ĐÌNH Bài 1: KỂ VỀ GIA ĐÌNH EM Thời lượng: 2 tiết TIẾT 1 I. MỤC TIÊU 1. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học: + Nêu được các thành viên trong gia đình, bản thân và mối quan hệ. + Nêu được một số công việc nhà mà các thành viên thường làm. - Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: + Học sinh đặt được các câu hỏi đơn giản để giới thiệu về bản thân và các thành viên trong gia đình. + Học sinh quan sát tranh ( SGK) tự nêu yêu cầu cho bạn trả lời. + Nhận xét được những việc làm của các thành viên trong gia đình. - Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng: + Tự giác tham gia công việc nhà phù hợp. 2. Phẩm chất chủ yếu: - Chăm chỉ: Học sinh tự giác tham gia công việc nhà phù hợp. - Trách nhiệm: Yêu quý, trân trọng, thể hiện được tình cảm với các thành viên trong gia đình. 3. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Tự kể về những việc làm của các thành viên trong gia đình - Giao tiếp và hợp tác: Học sinh tích cực thảo luận nhóm, tương tác với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Tranh SGK. 2. Học sinh: SGK; ảnh gia đình của học sinh. 1
  2. + Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời câu hỏi của nhóm. Hoạt động 2: Học sinh quan sát tranh, tự nêu yêu cầu cho bạn trả lời. - Mục tiêu: Tìm hiểu về công việc của từng người trong gia đình bạn Hoa. - Tiến trình tổ chức hoạt động ( Học sinh làm việc cá nhân) + Học sinh quan sát tranh 2, 3, 4 (SGK) và trả lời câu hỏi: Nêu nội dung từng tranh? + Học sinh nhận xét bổ sung. - Dự kiến sản phẩm: + Tranh 2: Cha tập xe đạp cho Hoa. + Tranh 3: Hoa và em đang múa, hát còn ông, bà thì cỗ vũ. + Tranh 4: Mẹ cùng Hoa và em xem truyện tranh. - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Tinh thần thái độ hoạt động tích cực của từng học sinh. + Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời câu hỏi của từng học sinh. Hoạt động thực hành ❖ Hoạt động 2: Kể về những việc làm của các thành viên trong gia đình em. - Mục tiêu: Tự giác tham gia công việc nhà phù hợp; Yêu quý, trân trọng, thể hiện được tình cảm với các thành viên trong gia đình. - Tiến trình tổ chức hoạt động ( thảo luận nhóm 4) + Học sinh tự kể cho nhóm nghe về việc làm của từng thành viên trong gia đình. + Bạn đã làm được những công việc gì cho gia đình? + Bạn thể hiện tình cảm của mình đối với gia đình như thế nào? + Đại diện nhóm trình bày, học sinh nhóm khác nhận xét. - Dự kiến sản phẩm: ( Tùy theo học sinh trả lời) - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Hợp tác chia sẻ trong nhóm. + Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời của các nhóm. * Hoạt động thực hành: Kể về các thành viên trong gia đình - Mục tiêu: Nêu được các thành viên trong gia đình, bản thân và mối quan hệ. 3
  3. TUẦN 1, TIẾT 2 Thứ hai ngày 5 tháng 09 năm 2020 Bài 1: KỂ VỀ GIA ĐÌNH EM Thời lượng: 2 tiết TIẾT 2 1. Hoạt động khởi động: GV đọc cho HS nghe bài thơ: “Giúp mẹ” a. Mục tiêu: + Học sinh có tâm thế thoải mái, vui vẻ. + Nêu được việc tự giác làm việc giúp mẹ. b.Tiến trình tổ chức hoạt động + HS nghe bài thơ “Giúp mẹ” + HS lắng nghe giáo viên nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi: + Bài thơ nói đến điều gì? - Nhận xét chung dẫn dắt vào bài học: “Kể về gia đình em” Tiết 2 c. Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS * Dự kiến tiêu chí đánh giá: - HS trả lời thành câu hoàn chỉnh ( HS đánh giá HS, GV đánh giá HS) 2. Hoạt động khám phá vấn đề: Hoạt động 1: Quan sát tranh trang 8 trả lời câu hỏi - Mục tiêu: HS nêu được các thành viên trong gia đình Hoa cùng nhau chia sẻ công việc nhà. - Tiến trình tổ chức hoạt động ( Học sinh thảo luận nhóm đôi) + Học sinh quan sát tranh 1 (SGK), thảo luận và trả lời câu hỏi: + Các thành viên trong gia đình bạn Hoa cùng nhau làm việc gì? + Em thấy thái độ từng thành viên như thế nào? + Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. + Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Dự kiến sản phẩm: 5
  4. - Dự kiến sản phẩm: ( Tùy theo học sinh trả lời) * Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Tinh thần thái độ hợp tác nhiệm vụ + Đánh giá sản phẩm thông qua trả lời câu hỏi của nhóm. 4. Đánh giá - GV cho HS phát biểu về ý nghĩa của hình tổng kết. - Tổ chức cho HS đóng vai theo gợi ý của hình để nắm được kiến thức, kĩ năng và thái độ thông qua bài học, đồng thời hình thành và phát triển các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống. 5. Hướng dẫn về nhà - Dặn dò HS hát những bài hát về gia đình cho ông bà, bố mẹ nghe. - Khuyến khích HS về nhà tự giác thực hiện một số công việc nhà phù hợp với lứa tuổi như gấp quần áo, tự dọn đồ chơi, góc học tập * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau 7