Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 13, 14 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương

I.MỤC TIÊU
1.Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học:
+ Kể được một số công việc của người dân xung quanh
+ Nói được lợi ích của một số công việc cụ thể.
+ Kể được nhiều người với các công việc khác nhau và nêu được cảm xúc của bản thân về các công việc đó.
- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
+ Học sinh đặt được một số câu hỏi tìm hiểu công việc của người dân xung quanh
+ Học sinh quan sát tranh ( SGK) trình bày được tên một số công việc được thể hiện trong SGK.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng:
+ HS mạnh dạn, tự tin giới thiệu được công việc mà mình yêu thích.
2. Phẩm chất chủ yếu:
- Chăm chỉ: Rèn luyện kĩ năng quan sát thực tế, kĩ năng tranh luận.
- Trách nhiệm: Trân trọng, biết ơn người lao động và có ý thức tham gia một số công việc phù hợp ở cộng đồng.
- Tự chủ và tự học:
+ Nói được công việc của bố mẹ và hình thành dự định, mơ ước của mình về công việc, nghề nghiệp sau này.
- Giao tiếp và hợp tác: Trân trọng, biết ơn người lao động và có ý thức tham gia một số công việc phù hợp ở cộng đồng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV:
Tranh ảnh một số người làm những công việc khác nhau
Video clip một số công việc, nghề nghiệp khác nhau trong xã hội. Một số tấm bìa có ghi công việc, nghe nghiệp cụ thể.
- HS:
Sưu tầm tranh ảnh về công việc của những người xung quanh.
Sưu tầm tranh ảnh một số việc mình đã tham gia với cộng đồng (nếu có
doc 13 trang Đức Hạnh 12/03/2024 680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 13, 14 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan.doc

Nội dung text: Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 13, 14 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Mai Hương

  1. Trường TH Trinh Phú 3 TUẦN 13 Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2020 KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP Chủ đề: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG Bài 11: CON NGƯỜI NƠI EM SỐNG Thời lượng: 2 tiết TIẾT 1 I.MỤC TIÊU 1.Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học: + Kể được một số công việc của người dân xung quanh + Nói được lợi ích của một số công việc cụ thể. + Kể được nhiều người với các công việc khác nhau và nêu được cảm xúc của bản thân về các công việc đó. - Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: + Học sinh đặt được một số câu hỏi tìm hiểu công việc của người dân xung quanh + Học sinh quan sát tranh ( SGK) trình bày được tên một số công việc được thể hiện trong SGK. - Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng: + HS mạnh dạn, tự tin giới thiệu được công việc mà mình yêu thích. 2. Phẩm chất chủ yếu: - Chăm chỉ: Rèn luyện kĩ năng quan sát thực tế, kĩ năng tranh luận. - Trách nhiệm: Trân trọng, biết ơn người lao động và có ý thức tham gia một số công việc phù hợp ở cộng đồng. - Tự chủ và tự học: + Nói được công việc của bố mẹ và hình thành dự định, mơ ước của mình về công việc, nghề nghiệp sau này. - Giao tiếp và hợp tác: Trân trọng, biết ơn người lao động và có ý thức tham gia một số công việc phù hợp ở cộng đồng. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: Tranh ảnh một số người làm những công việc khác nhau Video clip một số công việc, nghề nghiệp khác nhau trong xã hội. Một số tấm bìa có ghi công việc, nghe nghiệp cụ thể. - HS: Sưu tầm tranh ảnh về công việc của những người xung quanh. Sưu tầm tranh ảnh một số việc mình đã tham gia với cộng đồng (nếu có III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: a. Mục tiêu: + Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về con người nơi em sống. b.Tiến trình tổ chức hoạt động Phạm Thị Mai Hương1
  2. Trường TH Trinh Phú 3 GV tổ chức HS làm việc theo nhóm ở hoạt động này. Từng thành viên trong nhóm kể cho nhau nghe về công việc của bố mẹ, anh chị mình. - Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Hợp tác chia sẻ 4. Hoạt động vận dụng: - Mục tiêu: HS mạnh dạn, tự tin giới thiệu được công việc mà mình yêu thích - Tiến trình tổ chức hoạt động HS về về công việc mà mình mơ ước, sau đó GV có thể gọi một số bạn trình bày trước lớp và nói được lí do vì sao lại thích làm công việc đó. - Dự kiến sản phẩm: ( Câu trả lời của HS) - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Tinh thần thái độ hợp tác nhiệm vụ + Đánh giá sản phẩm thông qua nhóm thực hiện. 5. Đánh giá HS biết được công việc cảu bố mẹ, người thân và mọt số người xung quanh. Hình thành được mơ ước về công việc trong tương lai. 6. Hướng dẫn về nhà Kể với bố mẹ, anh chị về công việc mơ ước của mình sua này. *Tổng kết tiết học: - Nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau Phạm Thị Mai Hương3
  3. Trường TH Trinh Phú 3 Qua đó, HS nhận biết được các Công việc trong tranh: đan lát thủ công, làm mộc, chăn nuôi bò sữa và lợi ích của những công việc đó. Khuyến khích HS nói về lợi ích của một số công việc khác trong cộng đồng Yêu cầu cần đạt: HS nhận biết được lợi ích của nhiều công việc khác trong cộng đồng. 3. Hoạt động vận dụng - Mục tiêu: HS biết thêm một số công việc khác cũng như lợi ích của các công việc đó, biết trân trọng người lao động và thành quả lao động của họ, từ đó có ý thức thanh gia các hoạt động cộng đồng phù hợp với lứa tuổi của mình. - Tiến trình tổ chức hoạt động: GV có thể gợi ý: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, các em cũng có thể là rất nhiều việc có ích cho gia đình cộng đồng. Em có thể chia sẻ một số công việc mà em đã tham gia ở gia đình, cộng đồng HS trả lời, GV nhận xét và động viên các em. GV có thể chiếu video/clip về một số công việc khác mà các em chưa biết và lợi ích của những công việc này. Qua đó, yêu cầu HS nói được cảm xúc về một số công việc cụ thể Nếu còn thời gian, GV có thể tổ chức thêm hoạt động cho HS qua trò chơi "Đố bạn nghề gì?” - Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học và tạo không khí vui vẻ trong học tập. Chuẩn bị: 3-4 tấm bia; trên mỗi tấm bìa có ghi công việc cụ thẻ khám bệnh, nuôi trồng thuỷ sản, lao công . Cách chơi: Gọi một bạn lên bảng, đừng quay lưng xuống lớp, GV lấy một tấm bia có ghi tên công việc treo phía sau lưng bạn đó GV gọi 3 bạn khắc ở dưới lớp nối những thông tin liên quan về công việc ghi trên bia để bạn trên bảng trả lời. Nếu trả lời sai thì không được điểm. Ví dụ: Tấm bìa có hình ảnh người nông dân đang trồng lúa; 3 bạn có thể đưa ra 3 thông tin: Công việc thực hiện ở ngoài đồng: mang lại nguồn lương thực cho mọi người, sản phẩm là gạo nếp, gạo tẻ. GV và các bạn khác theo dõi, động viên. Yêu cầu cần đạt: HS hào hứng tham gia và khắc sâu kiến thức bài học. - Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Hợp tác chia sẻ 4. Đánh giá: Định hướng phát triển năng lực phẩm chất: GV có thể tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm về ý nghĩa của hình tổng kết cuối bài: tình cảm của HS đối với thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, từ đó hiểu được công việc nào cũng đáng quý. Tổ chức cho các em nói mơ ước về công việc của mình và giải thích vì sao lại tơ ước về công việc đó, từ đó phát triển năng lực khám phá, năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống 5. Hướng dẫn về nhà Tìm hiểu thêm từ bố mẹ, anh chị một số nghề nghiệp, công việc khác ở địa phương và lợi ích của các công việc, nghề nghiệp đó, Phạm Thị Mai Hương5
  4. Trường TH Trinh Phú 3 TUẦN 14 Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2020 KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP Chủ đề: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG Bài 12: VUI ĐÓN TẾT Thời lượng: 2 tiết TIẾT 1 I.MỤC TIÊU 1.Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học: + Nói được thời gian diễn ra ngày Tết cổ truyền. + Kể được một số công việc của người thân và người dân trong cộng đồng để chuẩn bị cho ngày Tết. - Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: + Học sinh đặt được một số câu hỏi tìm hiểu công việc của người thân và người dân trong cộng đồng để chuẩn bị cho ngày Tết. + Học sinh quan sát tranh ( SGK) trình bày được một số công việc được thể hiện trong SGK. - Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng: + HS mạnh dạn, tự tin kể lại được hoạt động chuẩn bị Tết của mình và gia đình mình và nói được cảm xúc của bản thân khi tham gia các hoạt động đó. 2. Phẩm chất chủ yếu: - Chăm chỉ: Rèn luyện kĩ năng quan sát thực tế, kĩ năng tranh luận. - Trách nhiệm: Trân trọng, giữ gìn nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc. - Tự chủ và tự học: + Biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống liên quan đến ngày Tết. - Giao tiếp và hợp tác: Bộc lộ cảm xúc và tự giác tham gia các hoạt động phù hợp cùng người thân chuẩn bị cho ngày Tết. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: Tranh ảnh về hoạt động chuẩn bị cho ngày Tết. Video clip một số tranh ảnh nói về hoạt động của cọng đồng trong dịp Tết cổ truyền. - HS: Sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết cổ truyền và ngày Tết Trung thu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động khởi động: a. Mục tiêu: + Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về ngày Tết cổ truyền. b.Tiến trình tổ chức hoạt động GV cho HS nghe bài hát: Ngày Tết của em, Sắp đến tết rồi. - GV hỏi HS: + Bài hát nói đến ngày gì? HS trả lời, sau đó dẫn dắt vào tiết học mới. Phạm Thị Mai Hương7
  5. Trường TH Trinh Phú 3 HS kể được các hoạt động chuẩn bị cho ngày Tết của mình và gia đình mình, có ý thức tự giác tham gia các hoạt động phù hợp. 4 . Hướng dẫn về nhà Sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động diễn ra trong dịp tết cổ truyền của dân tộc. *Tổng kết tiết học: - Nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau Phạm Thị Mai Hương9
  6. Trường TH Trinh Phú 3 GV có thể gọi một vài HS trả lời trước lớp. GV và các bạn khuyến khích, động viên. - Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Hợp tác chia sẻ Hoạt động 2 Mục tiêu: HS biết được các ngày tết dành cho thiếu nhi Việt Nam và nói được những hoạt động phổ biến, biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống liên quan. - Tiến trình tổ chức hoạt động: GV tổ chức cho HS quan sát hình trong SGK, thảo luận theo câu hỏi gợi ý của GV (Những hình này nói về ngày tết nào? Vì sao em biết ). -Sau khi HS trả lời, GV cho từng cặp HS nói cho nhau nghe về những hoạt động chủ yếu trong thày tết Trung thu - Khuyến khích HS liên hệ thực tế. +Ngoài ngày tết Trung thu, còn có ngày tết nào dành cho thiếu nhi? +Em đã làm những gì trong ngày đó? - Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Hợp tác chia sẻ 4. Hoạt động vận dụng - Mục tiêu: Thể hiện tình cảm yêu quý, trân trọng của HS đối với ngày Tết cố truyền của dân tộc qua việc làm và trang trí thiệp chúc Tết. - Tiến trình tổ chức hoạt động: GV cho HS tự làm và trang trí thiệp chúc Tết ở lớp để tặng người thân hoặc về nhà sưu tầm tranh ảnh nói về ngày Tết cổ truyền (có thể qua Internet, tuỳ điều kiện từng nơi). - Dự kiến sản phẩm: ( Sản phẩm của HS) - Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được: + Tinh thần thái độ hợp tác nhiệm vụ + Đánh giá sản phẩm thông qua HS thực hiện. 5. Đánh giá Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: GV có thể tổ chức cho HS thảo luận nhóm về hình tổng kết cuối bài: Đây là một việc làm rất có ý nghĩa, vừa giúp các em sử dụng tiền mừng tuổi đúng mục đích, vừa giúp đỡ các bạn khó khăn. Các em không chỉ để dành tiền mà còn có thể giữ gìn sách vở cẩn thận để ủng hộ các bạn nữa. -GV cho HS tự liên hệ: +Em đã để dành tiền mừng tuổi giúp đỡ các bạn khó khăn chưa? +Sau bài học này em rút ra điều gì? Từ đó hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất tốt đẹp và những kĩ năng cần thiết. 5. Hướng dẫn về nhà Hỏi ông bà, bố mẹ về một số lễ hội tiêu biểu ở địa phương . * Tổng kết tiết học Phạm Thị Mai Hương 11
  7. Trường TH Trinh Phú 3 Phạm Thị Mai Hương 13