Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt

Đối tượng học sinh cấp tiểu học ở những độ tuổi khác nhau cũng có nhiều dạng khác nhau: có nhiều em rất ngoan, hiền và biết vâng lời thầy cô giáo. Nhưng  cũng có một số em thì ngang bướng, ngổ nghịch… Trong đối tượng học sinh này có một dạng  gọi là “học sinh cá biệt”. Đó là  loại học sinh luôn tạo ra nhiều sự phiền hà và bận rộn hơn cho giáo viên. Để đưa các em học sinh loại cá biệt này  vào khuôn khổ  không phải giáo viên nào cũng thành công trong việc giáo dục và giảng dạy.
doc 8 trang lananh 04/03/2023 4700
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet.doc

Nội dung text: Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số ( do thường trực HĐ ghi) 1.Tên sáng kiến : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT 2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Chủ nhiệm 3.Mô tả bản chất của sáng kiến : 3.1 Tình trạng giải pháp đã biết : Bất kì trong xã hội nào, nghề giáo cũng luôn được đề cao và quí trọng. Đặc biệt là trong chế độ XHCN, nghề giáo lại càng được tôn vinh và được xem là một nghề cao quí trong các nghề cao quí khác. Cái nghề “truyền chữ”, “trồng người” này lại không đơn giản, nhất là ở lứa tuổi của các em học sinh mới chập chững làm quen với mái trường, thầy cô, bạn bè đó là học sinh bậc tiểu học. Đây là là lứa tuổi rất nhạy cảm và rất quan trọng để các em định hướng trưởng thành sau này. Chính vì thế Bác Hồ đã nói “ Một năm bắt đầu từ mùa xuân, một đời bắt đầu từ tuổi trẻ ” . Vì vậy nếu không giáo dục, không uốn nắn các em ngay từ đầu thì rất dễ để cho các em không nắm vững kiến thức, không làm chủ được bản thân và cũng sẽ khó trở thành người có tài, có đức phục vụ cho đất nước sau này. Đối tượng học sinh cấp tiểu học ở những độ tuổi khác nhau cũng có nhiều dạng khác nhau: có nhiều em rất ngoan, hiền và biết vâng lời thầy cô giáo. Nhưng cũng có một số em thì ngang bướng, ngổ nghịch Trong đối tượng học sinh này có một dạng gọi là “học sinh cá biệt”. Đó là loại học sinh luôn tạo ra nhiều sự phiền hà và bận rộn hơn cho giáo viên. Để đưa các em học sinh loại cá biệt này vào khuôn khổ không phải giáo viên nào cũng thành công trong việc giáo dục và giảng dạy. Chính vì lẽ đó, nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt” này để làm sáng kiến- kinh nghiệm cho bản thân cũng như cho các đồng nghiệp. 1
  2. Trao đổi trực tiếp với gia đình, phụ huynh của các em học sinh thuộc dạng cá biệt trong lớp 3/2, đề xuất những biện pháp áp dụng cho từng em học sinh. Tùy điều kiện thực tế mà xây dựng các phương án khác nhau để thực hiện. Liệt kê và xác định trong lớp có bao nhiêu học sinh cá biệt, phân loại từng em thuộc dạng cá biệt nào như : học cần cố gắng, có đạo đức không tốt, hay gây gổ với bạn bè, cứng đầu b.3 Cách thực hiện sáng kiến: Bất cứ một ai khi đã chọn ngành nghề cho mình thì đều xác định cái đích mình cần đạt đến. Cái đích đó tưởng như rất gần, rất dễ thực hiện, nhưng trong thực tiễn không phải như vậy, mà nhiều khi để đạt được phải đổ nhiều mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả tính mạng để đạt được nó. Cũng như mọi ngành nghề khác, nghề dạy học (hay thường gọi là ngành giáo) nhất là giáo viên dạy bậc tiểu học cũng không tránh khỏi những vấn đề nan giải ấy. Khi đã chọn cho mình cái nghề này, nó sẽ gắn bó với mình suốt cả cuộc đời, người giáo viên sẽ sẵn sàng đón nhận bất cứ đối tượng học sinh nào để dạy dỗ cho các em trở thành người có đức, có tài. Học sinh tiểu học ở lứa từ 7 đến 11 tuổi, các em rất nghịch, hiếu động, chưa làm chủ được bản thân, chưa nhận thức được điều gì là đúng và điều gì là sai, hay bắt chước và chịu tác động của mọi việc xảy ra xung quan mình. Chính vì thế, nếu môi trường tác động tốt thì các em sẽ có những hành vi và đạo đức tốt, còn ngược lại thì sẽ rất tồi tệ, có thể các em sẽ hư hỏng, dối trá, mất tư cách, đạo đức kém . Tuy nhiên ở lứa tuổi này, các em cũng rất thích được tuyên dương, khen ngợi. Vì vậy chúng ta cần những giải pháp thích hợp để giáo dục và định hướng đúng đắn cho các em học sinh trong các hoạt động giáo dục, học tập và vui chơi lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi của các em. Chúng ta không thể áp dụng cách thức giáo dục cho lớp mẫu giáo vào bậc tiểu học, cũng không thể áp dụng cách thức giáo dục cho bậc trung học vào học sinh tiểu học. Có như vậy, chúng ta mới giáo dục học sinh ở bậc tiểu học phát triển một cách đúng nhất về nhân 3
  3. trường vui chơi, giải trí lành mạnh, được tiếp cận với những thông tin hữu ích thì chúng sẽ trở thành người có nhân phẩm tốt. * Dạng cá biệt về học tập : Đây là những học sinh lười học tập, không chịu lắng nghe giảng bài, thường vắng học và có kết quả học tập cần cố gắng. Kết quả khảo sát đầu năm gồm 2 em chiếm tỉ lệ là trên 11.6 %. Đa số các em không đọc thông viết thạo, chưa thực hiện được các phép tính cơ bản Trong số đó có 2 em thuộc dạng cá biệt về học tập được theo dõi và chi tiết như sau : STT Họ và tên Ghi chú 1 Nguyễn Văn Hùng Chưa viết được câu hoàn chỉnh, sai chính tả, tính toán rất chậm, không thuộc bảng nhân, chia. 2 Võ Văn Anh Khoa Đọc chậm, viết sai chính tả. * Dạng cá biệt về đạo đức : Qua khảo sát từ đầu năm học 2018-2019, cả lớp có 1 em có đạo đức không tốt, chiếm tỉ lệ là : 5.9% . Hầu hết các em này học kém, nói tục, chửi thề và rất hay đánh nhau với bạn bè trong lớp cũng như ở lớp khác. Các em thường hay vắng học không lý do, hỏi ít chịu trả lời . Trong đó có 1 em sau : 1. Nguyễn Văn Hùng - rất hung dữ, không chịu học, không chịu vâng lời b.4. Các bước thực hiện của sáng kiến: Qua điều tra cũng như trao đổi với gia đình của từng học sinh, nguyên nhân khiến các em trở thành học sinh cá biệt của lớp là : Gia đình lo việc làm ăn , không dành thời gian lo cho con cái, khoán trắng sự giáo dục cho nhà trường. Đa số các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, neo đơn. Nhiều em là con đầu lòng phải phụ giúp cho cha mẹ trong việc đi làm thuê, làm mướn, lo cho em còn nhỏ, 5
  4. ghét đắng, xong dần dần, tôi đã giúp cho các em hiểu được vấn đề và hiện nay đa số các em sống rất gần gũi với lớp. Đặc biệt bất kỳ chuyện gì xảy ra, dù lớn hay nhỏ các em này cũng đều tâm sự và chia sẻ với tôi từ niềm vui đến nỗi buồn. Chính đều đó dần dần, tôi đã giúp các em tránh được tự ti và mặc cảm ban đầu. *Về phía học sinh : + Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình học sinh cá biệt. Để từ đó cảm thông, tránh sự xúc phạm vô tình đến các em và đồng thời tạo nhiều điều kiện hơn để các em phát huy học tập và rèn luyện + Giáo viên phải tìm hiểu, khai thác những điểm tốt và điểm yếu cơ bản nhất của học sinh để tác động làm thay đổi tính cách của học sinh cá biệt + Giáo viên phải hiểu những suy nghĩ và những điều học sinh muốn. Có như vậy mới giúp các em tháo gỡ được những điểm yếu của mình để đạt được điều mình mong muốn chính đáng. * Phía gia đình : Giữa nhà trường và gia đình phải có sự kết hợp chặc chẽ, sự kết hợp giáo dục này phải diễn ra thật tế nhị và thường xuyên. Tránh những hành động nóng nảy của gia đình đối với học sinh như : đánh con khi nghe cô giáo đến thưa chuyện . Phải thuyết phục được gia đình tạo mọi điều kiện tốt nhất để con, em mình học tập, đồng thời nhắc nhở phụ huynh phải thường xuyên quan tâm đến việc học của con em mình. Gia đình phải xem việc giáo dục con em không phải là chỉ riêng nhà trường mà cần phải có một phần trách nhiệm rất lớn từ gia đình. 3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp: Đề tài được áp dụng cho tất cả các giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học và giáo viên dạy buổi thứ hai . 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: * Nhóm học sinh cá biệt về học tập : 7