Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao việc đánh giá phẩm chất cho học sinh Tiểu học

3.1.Tình trạng của giải pháp:

  - Trong công cuộc đổi mới hiện nay, khi yếu tố con người đặc biệt được coi trọng về trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần thì phẩm chất của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ. Thế nên hầu hết trong cuộc đời đi dạy của giáo viên, ai cũng muốn học sinh của mình được hình thành và phát triển phẩm chất toàn diện. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế, những chuẩn mực hành vi về phẩm chất ở lứa tuổi học sinh tiểu học chưa bền vững và chắc chắn. Bên cạnh đó sự phối hợp giáo dục các hành vi về phẩm chất giữa nhà trường, gia đình, xã hội chưa thật sự đồng bộ.

doc 11 trang lananh 14/03/2023 5360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao việc đánh giá phẩm chất cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_viec_danh_gia_pham.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao việc đánh giá phẩm chất cho học sinh Tiểu học

  1. - 1 -11 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: “Biện pháp nâng cao việc đánh giá phẩm chất cho học sinh Tiểu học” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giảng dạy 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1.Tình trạng của giải pháp: - Trong công cuộc đổi mới hiện nay, khi yếu tố con người đặc biệt được coi trọng về trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần thì phẩm chất của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ. Thế nên hầu hết trong cuộc đời đi dạy của giáo viên, ai cũng muốn học sinh của mình được hình thành và phát triển phẩm chất toàn diện. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế, những chuẩn mực hành vi về phẩm chất ở lứa tuổi học sinh tiểu học chưa bền vững và chắc chắn. Bên cạnh đó sự phối hợp giáo dục các hành vi về phẩm chất giữa nhà trường, gia đình, xã hội chưa thật sự đồng bộ. - Mặc khác, các phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống được thể hiện trong và ngoài nhà trường. Vì thế, ở trường vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả hình thành phẩm chất cho học sinh là trách nhiệm và việc làm vô cùng cần thiết của mỗi giáo viên. - Hiện nay, việc đánh giá học sinh được thực hiện theo Thông tư mới. Vì vậy, để đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh, người giáo viên cần phải tổ chức xây dựng các mối quan hệ mật thiết, thân thiện và linh hoạt trong việc đổi mới cách dạy, cách đánh giá học sinh. Chính vì thế, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp nâng cao việc đánh giá phẩm chất cho học sinh Tiểu học” cho năm học 2017- 2018. * Ưu điểm của giải pháp cũ: - Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả rèn luyện đạo đức và kĩ năng sống qua việc thực hiện 5 nhiệm vụ của học sinh. - Giáo viên có dựa vào các tiêu chí của học sinh qua thời gian giảng dạy, qua báo cáo kết quả thực hiện của các em hàng tháng thông qua sổ liên lạc gia đình để đánh giá phẩm chất. 1
  2. - 3 -33 + Kết hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp để rèn luyện và đánh giá các chuẩn mực hành vi phẩm chất cho học sinh. + Thực hiện nhật ký dạy và học của giáo viên và học sinh. + Phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện và đánh giá các chuẩn mực hành vi phẩm chất cho học sinh. + Động viên khuyến khích học sinh để các em biết tự đánh giá hành vi của mình hình thành phẩm chất tốt , lấn áp cái chưa tốt. * Nội dung giải pháp: 1. Triển khai thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh bằng nhiều hình thức trong giảng dạy và sinh hoạt. Dựa vào đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học rất thích nghe kể chuyện: kể chuyện theo tranh, kể chuyện sắm vai, kể chuyện về Bác Hồ, thế nên tôi đã nghiên cứu chọn hình thức tổ chức: Mỗi tuần một câu chuyện cho học sinh thực hiện. Tùy theo chủ điểm của bài học tôi sẽ giao việc cho cá nhân, nhóm để các em chuẩn bị. Hưởng ứng và tham gia thực hiện, học sinh rất thích thú, các em tự bàn bạc, trao đổi, phân vai, sưu tầm tranh ảnh để kể, náo nức chờ đợi mong đến giờ để kể chuyện trước lớp. Các em còn lại sau khi nghe kể chuyện sẽ nêu câu hỏi, tình huống để nhóm, cá nhân kể chuyện trả lời, giải quyết vấn đề đã được đặt ra, từ nội dung, ý nghĩa của các câu chuyện bạn kể các em sẽ rút ra những chuẩn mực và hành vi đạo đức như: sự tự tin, biết trình bày ý kiến cá nhân để vận dụng vào thực tiễn trong mối quan hệ của cuộc sống, các em phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập. 2. Chọn “phương pháp trò chơi” trí tuệ và vận động để rèn luyện và đánh giá phẩm chất cho học sinh. - Để rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh, tôi đặc biệt chú trọng phương pháp trò chơi. Mục đích tổ chức trò chơi trong học tập để rèn luyện phẩm chất của các em. Trò chơi được thực hiện có thể là khởi động, giới thiệu bài, có thể là hoạt động giúp học sinh tìm hiểu, phát hiện nội dung bài học, cũng có thể rèn luyện kỹ năng ứng xử cho học sinh hay khắc sâu kiến thức, củng cố kiến thức, với đặc điểm lứa tuổi ‘chơi mà học, học mà chơi” nếu giáo viên khéo léo chọn và đưa phương pháp trò chơi học tập sẽ tạo hứng thú cho các em, từ đó nâng cao việc hình thành, bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh. 3
  3. - 5 -55 + Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các họat động giáo dục: Giáo viên căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức kĩ năng thái độ của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét và giúp đỡ kịp thời. + Tự tin tự trọng, tự chịu trách nhiệm: Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn để tự hoàn thiện. + Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nói thật nói đúng sự việc, nhường nhịn bạn, quý người lao động. + Yêu gia đình, bạn bè và những người khác: yêu trường lớp, quê hương đất nước, yêu quý ông bà cha mẹ, bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường Đối với học sinh tiểu học, để đạt được những biểu hiện hành vi trên là một quá trình hình thành và phát triển lâu dài đòi hỏi chúng ta phải nắm rõ từng thành viên trong lớp học để có biện pháp hỗ trợ tích cực. Tuy nhiên, mỗi học sinh có sự hình thành và phát triển các phẩm chất ấy không giống nhau, có em thể hiện rõ qua từng giờ học hay bất cứ nơi đâu, có em chỉ thể hiện ở gia đình, có em thể hiện qua những người bạn thân, qua thầy cô. Làm sao có thể nắm hết những biểu hiện, hành vi đạo đức mà hình thành và phát triển phẩm chất cho các em? Trăn trở, tìm tòi nghiên cứu, tôi đã phân chia học sinh thành từng nhóm để hình thành hành vi đạo đức. Cụ thể: + Nhóm học sinh ít phát biểu trong giờ học: Trong giờ học, tôi thường xuyên gọi những học sinh này phát biểu để từ đó nắm được các em đã hiểu gì và chưa biết gì nhằm đề ra giải pháp hướng dẫn cụ thể học sinh trong từng lời phát biểu. Dần dần sẽ hình thành cho các em sự tự tin, mạnh dạn trước mọi người, biết tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình. + Nhóm học sinh chưa biết thể hiện hành vi trong hoạt động nhóm: Những hoạt động mang tính chất tập thể theo nhóm, tôi thường xuyên thay đổi các thành viên trong nhóm, mỗi nhóm có bạn thân với nhau, có học sinh ít nói, có học nhanh nhẹn. Với nhiều đối tượng như thế chắc chắn khi tham gia hoạt động, các em sẽ bộc lộ được hành vi của mình để từ đó tôi có biện pháp hỗ trợ kịp thời từng đối tượng trong hình thành phẩm chất. + Nhóm học sinh có kĩ năng sống chưa tốt: Tôi có biện pháp uốn nắn xây dựng nhắc nhở hình thành ý thức cho các em. Ngoài ra tôi còn nêu gương những em có phẩm chất tốt để các em phát triển đúng hướng. 5
  4. - 7 -77 Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi . Nhằm đánh giá chính xác học sinh, không qua loa, cảm tính tạo điều kiện để hình thành và bồi dưỡng phẩm chất học sinh, tôi nghiên cứu và thực hiện nhật ký dạy và học được thực hiện cho cả giáo viên và học sinh. Để theo dõi sát học sinh tôi thiết kế nhật ký dành cho giáo viên nhằm mô tả những biển hiện nổi bật qua các hoạt động học tập, sinh hoạt, những ý tưởng, hành vi, sáng kiến của học sinh; những điều học sinh ưa thích, các mối quan hệ, ứng xử với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh Nhật ký dành cho giáo viên tôi thiết kế gồm những nội dung như sau: Ví dụ: Họ và tên học sinh: Nguyễn Hữu Duy Tổ 1 Ngày Ghi chép quá trình thực Giải pháp Kết quả hiện của học sinh 15/8 Nhi bị vấp té, Duy cười Nhắc nhở em phải biết Em nhận ra rằng chọc bạn mà không đỡ bạn giúp đỡ, chia sẻ với bạn không nên vô cảm đứng dậy. và mọi người xung trước những khó quanh khi họ gặp sự cố khăn của người trong cuộc sống, không khác. Trong cuộc nên thờ ơ trước những sống cần phải quan khó khăn của người tâm, giúp đỡ lẫn khác. Bởi vì chính mình nhau. Từ đó em cũng cần sự giúp đỡ của luôn được mọi mọi người khi gặp khó người yêu mến do khăn. thường xuyên quan tâm giúp đỡ bạn bè. 18/8 Lễ phép chào hỏi các cô Tuyên dương trước lớp. Em rất vui và thích nhân viên trong nhà trường, làm việc tốt. biết nhặt rác trong sân trường. 20/8 Nghỉ học, gia đình điện Theo dõi phân công học Rất cảm động thoại báo là bị sốt cao. sinh hỗ trợ bạn viết bài. trước sự quan tâm Cô giáo dành thời gian của thầy cô và bè giảng bài lại cho em bạn, thấy được kết hiểu. quả của việc trao yêu thương sẽ nhận 7
  5. - 9 -99 của con em mình qua sổ chuẩn bị bài của học sinh. Như vậy, trong sổ chuẩn bị bài của các em ngoài việc giáo viên dò bài cho các em, trong những cuộc trò chuyện, theo dõi con mình ở nhà nếu có vấn đề gì cần phối hợp với giáo viên, phụ huynh sẽ ghi chép vào quyển sổ này để giáo viên tiện theo dõi và phối hợp với phụ huynh. Ví dụ: Hôm nay cháu đã biết sắp xếp các dụng cụ học tập ngay ngắn. Cháu rất hiếu động, nhờ cô lưu ý giúp cháu. Hôm nay đi học về cháu rất buồn, hỏi cháu nhiều lần nhưng cháu không nói. Mong cô tìm hiểu giúp. 6. Phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện và đánh giá các chuẩn mực hành vi phẩm chất cho học sinh - Trong buổi đại hội cha mẹ học sinh đầu năm học, tôi đã triển khai những qui định về các chuẩn mực hành vi phẩm chất của học sinh, tạo sự đồng thuận trong phụ huynh và thống nhất cách phối hợp giữa phụ huynh với giáo viên trong quá trình đánh giá các chuẩn mực hành vi đạo đức của các em. - Đối với những lời nhận xét trong sổ chuẩn bị bài của các em, tôi yêu cầu phụ huynh ghi lời nhận xét những việc các em đã làm và chưa làm được để làm cơ sở giúp giáo viên có biện pháp hỗ trợ các em sát hơn. Ví dụ: Ở nhà, cháu rất lễ phép và tự học bài không cần cha mẹ nhắc nhở nhưng cháu chưa biết phụ giúp công việc gia đình. - Vào từng thời điểm (Đầu năm, giữa năm, cuối năm) để nắm được một số biểu hiện trong việc rèn luyện và đánh giá các chuẩn mực hành vi phẩm chất của học sinh trong gia đình, những mong muốn của gia đình đề đạt với giáo viên và nhà trường, những khiếm khuyết về phẩm chất của học sinh mà kịp thời phối hợp hỗ trợ, uốn nắn. Tôi sử dụng phiếu thăm dò. Chẳng hạn vào đầu năm học, tôi gửi phiếu thăm dò như sau: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CHA MẸ HỌC SINH - Họ và tên phụ huynh: - Phụ huynh học sinh: - Lớp: . - Điểm mạnh của HS: . - Nhược điểm cần lưu ý: * Mục đích: Tìm hiểu học sinh nhằm hỗ trợ việc hình thành phẩm chất đạo đức con người mới cho các em. * Yêu cầu: Ông/ Bà hãy chọn phương án trả lới phù hợp cho con em mình. 9