Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Tập đọc

a- Về học sinh :

          Qua khảo sát chất lượng đầu năm kết quả cho thấy: nhiều học sinh đọc chưa trôi chảy, thậm chí một số em còn phải đánh vần để đọc từng chữ .

          Một số em đến lớp không tập trung chú ý nghe giảng, chưa chịu khó luyện đọc luyện viết, đi học chưa chuyên cần, phụ huynh không kiểm tra - nhắc nhở con em học tập ở nhà. 

doc 5 trang lananh 14/03/2023 4940
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nham_giup_hoc_sinh_hoc_tot_m.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Tập đọc

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: Biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Tập đọc. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giảng dạy. 3. Mô tả bản chất sáng kiến: 3.1.Tình trạng giải pháp đã biết: 3.1.1. Trình trạng trước khi tiến hành giải pháp: a- Về học sinh : Qua khảo sát chất lượng đầu năm kết quả cho thấy: nhiều học sinh đọc chưa trôi chảy, thậm chí một số em còn phải đánh vần để đọc từng chữ . Một số em đến lớp không tập trung chú ý nghe giảng, chưa chịu khó luyện đọc luyện viết, đi học chưa chuyên cần, phụ huynh không kiểm tra - nhắc nhở con em học tập ở nhà. b. Về giáo viên; Một số giáo viên khi dạy Tập đọc chưa tập trung cao việc rèn đọc cho học sinh, gọi những em đọc tốt, chưa chú ý rèn cho các em khi đọc sai, ít sửa sai cho những học sinh lười học. Một số giáo viên phát âm chưa chính xác.Giáo viên có nhiều kinh nghiệm nhưng dạy học phương pháp truyền thống đó tiềm tàng khả năng nắm bắt phương pháp mới còn hạn chế.Các bước lên lớp chưa linh hoạt.Vì vậy tiết học còn buồn tẻ đơn điệu.Các em đọc vẹt.khâu thực hành còn yếu,nhất là khâu rèn đọc cho học sinh. c. Về gia đình: Gia đình học sinh chủ yếu đi phơi chỉ, làm thuê nên thường gặp khó khăn về kinh tế. Phụ huynh phải vất vả với cuộc sống mô sinh nên ít có thời gian quan tâm đến con em và giao phó hết trách nhiệm cho nhà trường. 1
  2. Cho học sinh luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần . c. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Từ chỗ đọc đúng âm , đúng thanh tiến tới cho học sinh đọc được mức độ cao hơn : Đọc rành mạch tốc độ đọc 50 tiếng / phút , nắm được ý cơ bản của bài , đọc lưu loát và bước đầu đọc diễn cảm bằng đọc thành tiếng và đọc thầm Giáo viên cần chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện , uốn nắm cho từng học sinh , kết hợp hình thức đọc theo nhóm để nhiều học sinh được tham gia và tham gia nhiều lần đọc trong một tiết học . Xen kĩ hợp lý đọc đồng thanh để tạo không khí lôi cuốn học sinh yếu , học sinh hay rụt rè vào hoạt động học .Đảm bảo toàn bộ học sinh được tham gia luyện đọc và càng được đọc nhiều lần càng tốt . * Đọc rành mạch : - Cho học sinh đọc theo từng từ, cụm từ để luyện đọc từng câu chứ không đọc từng con chữ , từng chữ rời rạc . * - Đọc văn xuôi : Ngoài việc hướng dẫn đọc theo từ , cụm từ tôi tiến tới hướng dẫn đọc theo câu . Cuối câu - học sinh phải biết lên giọng hoặc xuống giọng phù hợp . Nếu câu có dấu chấm cảm ta phải đọc thay đổi giọng theo đúng ngữ cảnh và tình cảm của câu . Ví dụ: "Bác sĩ Sói" Giáo viên đọc cả bài : Giọng người kể vui,vẻ tinh nghịch.Giọng Sói giả bộ hiền lành.Giọng Ngựa giả bộ ngoan ngoãn, lễ phép.Chú ý nhấn giọng các từ ngữ: thèm rỏ dãi, đeo lên mắt. * Đọc lưu loát : Từ mức độ đọc rành mạch - giáo viên hướng dẫn các em nâng dần lên mức độ đọc lưu loát tức là biết đọc theo cụm , tốc độ đọc nhanh hơn , đọc rành mạch và theo ngữ điệu có dấu câu . Ví dụ :Bài'' Câu chuyện bó đũa '' . Tôi hướng dẫn đọc : lời kể chậm rãi , lời giảng giải của người cha ôn tồn . Tôi đã hướng dẫn các em nhấn mạnh ở các từ , cụm từ : '' chia lẻ ra thì yếu '', "hợp lại thì mạnh '' , ''đoàn kết mới có sức mạnh '' . * Đọc phân vai : 3