Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng nề nếp lớp trong công tác chủ nhiệm

Học sinh ở lứa tuổi Tiểu học, các em có những thay đổi dần về nhận thức, tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội. Một số em đang ở ngưỡng cửa của tuổi dậy thì. Các em rất dễ bị dụ dỗ, bị xâm hại… nhưng các em vẫn chưa đủ khả năng từ chối và tự bảo vệ mình. Bên cạnh đó các em còn ham chơi, ý thức tự giác chưa cao, còn đợi cha mẹ, thầy cô nhắc nhở nhiều trong việc rèn luyện và học tập; một số em khác là con gia đình khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà nên việc quan tâm đến con em còn hạn chế hoặc một số em là con mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt...đối với các em học sinh này đang cần có sự quan tâm, giúp đỡ của nhà trường, xã hội, để các em học tập, hình thành nhân cách.
doc 6 trang lananh 14/03/2023 5700
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng nề nếp lớp trong công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_xay_dung_ne_nep_lop_trong_co.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng nề nếp lớp trong công tác chủ nhiệm

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: Tên sáng kiến: Biện pháp xây dựng nề nếp lớp trong công tác chủ nhiệm. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Học sinh ở lứa tuổi Tiểu học, các em có những thay đổi dần về nhận thức, tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội. Một số em đang ở ngưỡng cửa của tuổi dậy thì. Các em rất dễ bị dụ dỗ, bị xâm hại nhưng các em vẫn chưa đủ khả năng từ chối và tự bảo vệ mình. Bên cạnh đó các em còn ham chơi, ý thức tự giác chưa cao, còn đợi cha mẹ, thầy cô nhắc nhở nhiều trong việc rèn luyện và học tập; một số em khác là con gia đình khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà nên việc quan tâm đến con em còn hạn chế hoặc một số em là con mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt đối với các em học sinh này đang cần có sự quan tâm, giúp đỡ của nhà trường, xã hội, để các em học tập, hình thành nhân cách. Vì vậy, vai trò trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. Qua các năm làm công tác chủ nhiệm lớp, lúc nào tôi cũng trăn trở vấn đề này, cố gắng tìm ra những biện pháp xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm tốt, để tổ chức các em học tập, rèn
  2. Qua học sinh trong lớp: phát hiện được những ưu điểm, hạn chế của từng em để xây dựng kế hoạch cho các em cùng giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong sinh hoạt. Qua phụ huynh: nắm được hoàn cảnh gia đình, cá tính và khả năng đặc biệt hay những hạn chế của từng học sinh để đề ra kế hoạch , biện pháp bồi dưỡng, giúp đỡ thiết thực. Bước 2: Bầu ban cán sự lớp và phân công nhiệm vụ cụ thể: Tổ chức chọn bầu cử đội ngũ cán bộ lớp (lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó, đội sao đỏ, nhóm bạn học tập) ở đây là những học sinh gương mẫu được cả lớp tín nhiệm đề cử, có năng lực học tập, năng nổ trong các phong trào hoạt động. Qui định chức năng nhiệm vụ của từng chức danh. Lập sơ đồ chỗ ngồi phù hợp với các đặc điểm đối tượng học sinh, lên kế hoạch chủ nhiệm. Hướng dẫn các em tự xây dựng nội qui lớp học trên cơ sở qui định của nội qui nhà trường, hướng dẫn ngôn ngữ giao tiếp với mọi người, có mối liên hệ tốt với đoàn thể trong nhà trường. Tạo không khí lớp học ấm cúng, thân thương, cho các em thấy được niềm vui khi đến lớp và tâm thế háo hức chờ đợi khi đến tiết học, từ đó có động lực tốt hơn để học tập. Phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể cho từng cán sự lớp: Lớp trưởng: Tổ chức, quản lí lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo qui định của lớp, trường. Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội qui, qui định về học tập và sinh hoạt trong nhà trường như: trang phục, vệ sinh, theo dõi sĩ số lớp. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản trong học sinh. Tổ chức, động viên giúp đỡ những bạn gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện và đời sống, báo cáo lại với giáo viên chủ nhiệm.
  3. căng thẳng không khí lớp, khiến các em lo sợ, giáo viên chủ nhiệm tham dự lắng nghe các đánh giá của học sinh, tuyên dương, khích lệ nhằm nêu gương những em học tốt và động viên các em có hành vi sai sót khắc phục, sữa chữa. Tạo điều kiện cho các em trình bày ý kiến, tâm tư nguyện vọng của mình. Giáo viên chủ nhiệm có biện pháp giải quyết các tình huống của các em một cách sư phạm và phải có tính kiên quyết. Bước 5: Phối hợp thường xuyên với phụ huynh: Đầu năm học tổ chức Đại hội phụ huynh bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp là những người có tâm huyết và nhiệt tình, tất cả vì học sinh. Sau đó đề ra những nề nếp yêu cầu để phụ huynh cùng giáo viên chủ nhiệm rèn nề nếp cho học sinh như: hằng ngày kiểm tra, chuẩn bị sách vở cho các em theo thời khóa biểu, nhắc nhở các em học bài cũ và chuẩn bị trước bài mới, giáo dục các em ý thức gọn gàng trong học tập. Sau đó thông báo tình hình các em ở lớp về năng khiếu, khả năng tư duy, thiếp thu của học sinh cũng như những sai sót, khiếm khuyết của các em. Trao đổi với phụ huynh để tạo điều kiện phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu của các em. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Áp dụng cho các giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp trong trường, có thể giới thiệu đến các trường tiểu học trong cụm thi đua và trong huyện. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: Trong năm học qua vận dụng linh hoạt giải pháp trên , tôi thấy học sinh có nhiều thay đổi trong nhận thức. Đặc biệt việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng học sinh trong Ban cán sự lớp đã đem lại hiệu quả trong việc quản lí nề nếp lớp và chất lượng học tập. Các em thực hiện nhiệm vụ với