Sáng kiến kinh nghiệm Chuyên môn giảng dạy môn toán lớp 4

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:

       Dạy Toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” được tiến hành theo quy trình như sau:

      + Bước 1: Hình thành kiến thức mới:

         - Thông qua bài toán mẫu trong sách giáo khoa cho học sinh phân tích về dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 

         - Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.

          - Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý để học sinh giải quyết vấn đề, hướng dẫn thực hiện bằng hình thức: cá nhân, nhóm đôi hoặc nhóm lớn.

- Nhận xét, kết luận các vấn đề cần giải quyết.

doc 12 trang lananh 14/03/2023 5040
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chuyên môn giảng dạy môn toán lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_chuyen_mon_giang_day_mon_toan_lop_4.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Chuyên môn giảng dạy môn toán lớp 4

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn toán dạng bài “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” bằng mô hình trực quan. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy môn toán lớp 4 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Dạy Toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” được tiến hành theo quy trình như sau: + Bước 1: Hình thành kiến thức mới: - Thông qua bài toán mẫu trong sách giáo khoa cho học sinh phân tích về dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó - Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. - Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý để học sinh giải quyết vấn đề, hướng dẫn thực hiện bằng hình thức: cá nhân, nhóm đôi hoặc nhóm lớn. - Nhận xét, kết luận các vấn đề cần giải quyết. + Bước 2: Nhận xét cách thực hiện bài toán - Nêu những tình huống nhằm kích thích sự tư duy của học sinh. - Từ những ý kiến đúng của học sinh hoặc nếu học sinh chưa đưa ra được thì giáo viên đưa ra ý đúng của bài toán để kết luận. + Bước 3: Luyện tập, thực hành. 1
  2. tự suy nghĩ để phát hiện kiến thức mới bằng nhiều hình thức cá nhân, nhóm đôi hoặc nhóm lớn, để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và góp phần vào việc giảng dạy Toán ở bậc tiểu học. 3.2.2- Nội dung của giải pháp: Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng: Dạy bằng đồ dùng trực quan để giúp các em học sinh hình thành kỹ năng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” giúp học sinh tự phát hiện, tự giải quyết, tự chiếm lĩnh nội dung bài học. Cách thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới: - Phần chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Giáo viên xây dựng bài toán có số liệu nhỏ, mô hình trực quan; học sinh chuẩn bị 12 hình tam giác nhỏ làm bằng bìa cứng - Cách tiến hành: + Bước 1: Đọc và phân tích đề toán. + Bước 2: Tóm tắt đề toán. +Bước 3: Giáo viên thao tác trên mô hình trực quan, học sinh thực hiện trên đồ dùng đã chuẩn bị theo nhóm đôi. + Bước 4: Vận dụng công thức để luyện tập thực hành Để chuẩn bị cho việc học toán dạng “Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó” tôi cho học sinh giải bài toán có số liệu không lớn lắm để học sinh có thể dùng vật thật tính được dễ dàng, không lúng túng nhằm tạo điều kiện cho các em tập trung suy nghĩ vào các mối quan hệ toán học và các từ mới chứa trong bài toán. Có thể cho học sinh giải các bài toán đơn giản như sau: 3
  3. - Theo bài toán cho biết em nhiều hơn anh 2 hình, do đó giáo viên cho các nhóm học sinh lấy 2 hình tam giác ở hình 1 để vào hình tứ giác lớn (hình 3). Hình 3 Em Anh Giáo viên cho học sinh xác định số hình tam giác còn lại sau khi đã lấy 2 hình đưa vào hình tứ giác lớn (hình 3). - Ta sẽ tiếp tục chia đều số hình tam giác còn lại cho 2 anh em. Mỗi phần được mấy hình? Sau khi học sinh chia đều số hình tam giác còn lại ở hình 3 cho hai anh em, ta biết được số hình tam giác của người anh là 4 và số hình tam giác của người em là 6 (hình 4). Anh Hình 4 Em - Hướng dẫn học sinh hình thành phép tính tìm số hình tam giác người em và số hình tam giác người anh dựa vào mô hình trực quan ở trên: 5
  4. Hình 5 - Theo bài toán cho biết anh ít hơn em 2 hình tam giác, để số hình tam giác của anh bằng số hình tam giác của em ta thêm vào hình 5 hai hình tam giác (hình 6). Hình 6 Giáo viên cho học sinh xác định số hình tam giác sau khi đã đưa thêm vào 2 hình tam giác (hình 6). - Ta sẽ tiếp tục chia đều số hình tam giác sau khi đã thêm vào cho 2 anh em. Mỗi phần được mấy hình tam giác? Sau khi học sinh chia đều số hình tam giác nêu trên ở hình 6 cho hai anh em, ta biết được số hình tam giác lúc này của hai anh em đều bằng 6 (hình 7). 7
  5. + Giá trị số 2 trong bài toán là chỉ số hình tam giác của người em hơn người anh ta gọi là gì? (hiệu) + Kết quả số hình tam giác của người em ta tìm được gọi là gì? (số lớn) + Tìm số hình tam giác của người em tức là tìm số lớn ta thực hiện như thế nào? Muốn tìm số lớn ta lấy tổng cộng với hiệu rồi chia cho 2. Số lớn = (tổng + hiệu) : 2 - Qua việc hình thành hai công thức tìm số bé và tìm số lớn khi biết tổng và hiệu của hai số đó, học sinh có kỹ năng vận dụng hai công thức trên để giải các bài tập có dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Đối với dạng toán này tuỳ điều kiện bài toán mà học sinh chọn cách giải thích hợp, không nhất thiết phải tìm số bé trước (hoặc số lớn trước). 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Áp dụng cho tất cả giáo viên dạy môn Toán bậc Tiểu học. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Qua quá trình nghiên cứu đề tài và áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp 4, tôi nhận thấy các phương pháp dạy học trên đã phát huy tính tích cực học tập của học sinh, kết quả đạt được khả quan. Đến thời gian này có 100% học sinh lớp biết vận dụng công thức để giải các bài tập và các bài tập khác có liên quan đến dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Từ đó giúp học sinh ham thích và tích cực học tập môn Toán. 9
  6. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Phú Mỹ, ngày7 tháng 10 năm 2016 BÁO CÁO Thành tích cá nhân tham dự Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp huyện Năm học 2016 - 2017 - Họ và tên: Trịnh Thịn Kiều Oanh , Nam (Nữ): Nữ. - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Mỹ. - Năm vào ngành: 1984 - Nhiệm vụ được phân công: GVdạy lớp 4 1. Sáng kiến tham gia Hội thi: -Tên đề tài: Giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn toán dạng bài “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” - Hiệu quả do đề tài mang lạị: Qua quá trình nghiên cứu đề tài và áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp 4, tôi nhận thấy các phương pháp dạy học trên đã phát huy tính tích cực học tập của học sinh, kết quả đạt được khả quan. Đến thời gian này có 100% học sinh lớp biết vận dụng công thức để giải các bài tập và các bài tập khác có liên quan đến dạng toán:" Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó". Từ đó giúp học sinh ham thích và tích cực học tập môn Toán. 2. Thành tích trong quá trình giảng dạy trong năm học 2015 - 2016: Chất lương các môn Năng lực Phẩm chất học SS Hoàn thành CTLH Đạt Đạt SL TL SL TL SL TL 20 20 100% 20 100% 20 100% 11