Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Tin học ở cấp Tiểu học
Trong thời đại ngày nay khi mà công nghệ thông tin đang có mặt khắp nơi từ cơ quan đến trường học. Sự bùng nổ công nghệ thông tin đã và đang tác động đến quá trình phát triển của toàn xã hội.Việc đưa môn Tin học vào học ở cấp Tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với kiến thức ban đầu về công nghệ thông tin là cần thiết như: Tìm hiểu một số bộ phận chính của máy tính, rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính, các thuật ngữ máy tính thường dùng.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Tin học ở cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon_tin_hoc_o_ca.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Tin học ở cấp Tiểu học
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: Giúp học sinh học tốt môn Tin học ở cấp Tiểu học 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Trong thời đại ngày nay khi mà công nghệ thông tin đang có mặt khắp nơi từ cơ quan đến trường học. Sự bùng nổ công nghệ thông tin đã và đang tác động đến quá trình phát triển của toàn xã hội. Việc đưa môn Tin học vào học ở cấp Tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với kiến thức ban đầu về công nghệ thông tin là cần thiết như: Tìm hiểu một số bộ phận chính của máy tính, rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính, các thuật ngữ máy tính thường dùng. Bước đầu hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết như: - Hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin. - Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại. - Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính, các phần mềm ứng dụng. - Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin. - Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải. - Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập. Trong chương trình Tin học ở cấp Tiểu học được phân bố xen kẽ giữa các bài vừa học, vừa chơi. Ví dụ như trong chương trình sách “hướng dẫn Tin học lớp 3,4,5” được cải cách và áp dụng giảng dạy mang lại hiệu quả cao như : Học sinh rất 1
- - Môn Tin học phụ thuộc vào nguồn điện. - Một số học sinh còn thiếu sách giáo khoa để học, các em chỉ được học những kiến thức thông qua bài giảng của giáo viên và giờ thực hành ở trên lớp là chủ yếu. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: a. Mục đích của giải pháp: Tôi chọn viết đề tài này với mục đích chủ yếu là tìm hiểu, khai thác , nghiên cứu những phương pháp dạy học mới, xây dựng bài giảng áp dụng trong các tiết dạy để giúp học sinh học tốt môn tin học. Qua đó giúp học sinh vừa hiểu và nắm được nội dung bài học từ đó giúp học sinh phát huy tính tích cực của mình tự tìm tòi học trong giờ học, đồng thời tạo cho học sinh hứng thú say mê trong giờ học. Đây là một số kinh nghiệm của bản thân dùng để trao đổi với đồng nghiệp. Qua đây, đồng nghiệp đóng góp ý kiến trao đổi thêm về các phương pháp khác trong việc xây dựng bài để tạo sự hứng thú cho học sinh đối với môn Tin học. b. Nội dung giải pháp: b.1. Tính mới của giải pháp: Tính mới của giải pháp cũ: Giáo viên không cung cấp kiến thức sẵn mà giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu nội dung bài và thực hành sẽ tạo nên sự hứng thú cho học sinh trong quá trình học. Tính mới của giải pháp cải tiến: Giáo viên không cung cấp kiến thức sẵn mà giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh rồi cho học sinh thảo luận nhóm và tiếp nhận thông tin phải hồi từ phía học sinh sau đó giáo viên tổng kết ngắn gọi nội dung thảo luận của học sinh, giáo viên tuyên dương các nhóm và các thành viên trong nhóm từ đó giúp học sinh yêu thích và học tốt môn Tin học hơn tự tin, nhanh nhẹn và tháo vác hơn trong khi học thực hành, tạo sự tò mò của học sinh khi thực hành, tư duy, sáng tạo trong quá trình học làm cơ sở cho việc xây dựng niềm đam mê trong lĩnh vực khoa học và CNTT trong các em. 3
- có những phím nào, chức năng của phím đó, tay đặt lên con chuột đó ra sao ; học sinh quan sát con chuột rồi quan sát thao tác của giáo viên khi sử dụng chuột trong quá trình học tập.Vì vậy phải hướng dẫn một cách chi tiết, những học sinh nào thực hiện chưa chính xác thì giáo viên phải đến kiểm tra và hướng dẫn lại. Với “bài 3: Bàn phím máy tính” lớp 3 theo sách cũ chưa cải cách, giáo viên giới thiệu tổng quan về bàn phím, khu vực chính của bàn phím , trên bàn phím có những hàng phím nào? Cách đặt tay đúng trên bàn phím ra sao, cách gõ phím như thế nào? Giáo viên cũng phải giới thiệu một cách chi tiết cho học sinh nắm vững, vì đây là những tiết học đầu tiên giới thiệu về máy tính, các bộ phận cũng như chức năng liên quan đến máy tính đến khi thực hành thì học sinh sẽ thực hiện đúng thao tác, đúng yêu cầu; cảm thấy không lo sợ hay đặt sai tay (cần nhẹ nhàng, tránh quát nạt khi các em làm chưa chính xác, hãy nói với các em rằng ta đang cùng chơi, nhưng phải chơi đúng luật). Ngoài ra, giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn Tin học áp dụng vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi thực hành có hiệu quả hơn. Ví dụ như bài “Bài 2: Tô màu bằng màu nền”lớp 3 theo sách cũ chưa cải cách, giáo viên giao bài tập thực hành và sau đó hướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát các thao tác, trong khi thực hành nếu học sinh nào chưa thực hành được thì giáo viên hướng dẫn lại các thao tác cho học sinh đó đó cụ thể hơn. Giáo viên cũng nên tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có đó là nguồn sẵn có của máy tính, truy cập Internet để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên phục vụ cho quá trình dạy và học. Ví dụ trong “Bài 7 trong chủ đề 1: Làm quen với Internet” lớp 3 theo sách mới cải cách áp dụng dạy năm 2017-2018, để giới thiệu các thông tin dạng hình ảnh, âm thanh, văn bản; giáo viên cho học sinh xem một số tranh ảnh, âm thanh hay đoạn phim ngắn trên Internet từ đó học sinh có thể liên hệ nhiều hơn với thực tế. 5
- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ - Nêu và giải thích rõ ràng mục tiêu làm việc, giao nhiệm vụ một cách rõ ràng cho từng nhóm làm việc để mỗi thành viên trong nhóm hiểu được công việc cần phải làm và mô tả một cách cụ thể cách thực hiện các nhiệm vụ đó. Cần lưu ý là nếu không đề ra nhiệm vụ rõ ràng thì không có được kết quả thuyết phục. Những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung làm việc theo nhóm có thể được viết ra giấy và phát cho mỗi nhóm. - Định thời gian làm việc của mỗi nhóm. - Ấn định thời gian họp lại sau khi thảo luận nhóm (để báo cáo kết quả làm việc ở nhóm). - Nêu cách thức làm việc của nhóm. - Cung cấp các thông tin liên quan với chủ đề. - Thông báo công việc của giáo viên trong thời gian các nhóm làm việc. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thảo luận. Bước 2: Chia nhóm : - Xác định số lượng học sinh của mỗi nhóm phù hợp với yêu cầu làm việc. Thực hiện việc chia nhóm theo những cách: ngẫu nhiên, theo sự chỉ định của giáo viên hoặc theo sở thích của người học. Cung cấp những câu hỏi định hướng quá trình làm việc của nhóm. Bước 3: Thảo luận nhóm : - Các nhóm tiến hành làm việc theo nhóm. Giáo viên tham gia quản lý và định hướng làm việc cùng các nhóm, hỗ trợ cho các nhóm khi cần thiết. -Giáo viên tổ chức hướng dẫn các hoạt động, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực hoạt động. 7
- khả năng khám phá của các em, tránh quá khó vượt quá khả năng gây quá khó khăn làm các em mệt mỏi hoặc quá dễ và dẫn đến nhàm chán. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Những kinh nghiệm giảng dạy trên đây đã được tôi áp dụng giảng dạy cho tất cả học sinh ở trường trong năm học 2016-2017 cho đến nay và sẽ tiếp tục áp dụng cho những năm học tiếp theo. Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi thấy học sinh học Tin học lý thú hơn, tiếp thu bài học và kiến thức nhanh hơn, ít có trường hợp không hiểu bài, phần đông học sinh đều làm được bài ngay tại lớp, giảm thiểu tối đa thời gian học ở nhà. Với sáng kiến này thì phạm vi áp dụng để giảng dạy môn Tin học ở cấp Tiểu học. 3.4. Hiệu quả, thu được do áp dụng giải pháp: Năm học 2017-2018 và đầu năm học 2018-2019 cho đến nay thực hiện sáng kiến này mang lại hiệu quả như sau: Sau khi vận dụng quá trình tổ chức thảo luận nhóm, tôi nhận thấy phần đông học sinh hứng thú, tích cực tham gia ý kiến, thoải mái, vui vẻ mỗi khi đến tiết học. Đồng thời, thao tác hoạt động của học sinh nhanh nhẹn hơn, ý thức tập trung hơn, học sinh thật sự mạnh dạn, kỹ năng diễn đạt chuyển biến rõ rệt. - Học sinh thích thú tìm tòi những cái mới lạ trong sách khi thảo luận nhóm cùng các bạn từ đó giúp học sinh tiếp thu bài học nhanh và đạt được kết quả trong học tập. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Không Chợ Lách, ngày 19 tháng 02 năm 2019 9