Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 1 tiếp cận phương pháp mĩ thuật Đan Mạch

Giáo dục mĩ thuật theo phương pháp mới giúp học sinh có được những năng lực như: năng lực trải nghiệm, năng lực sáng tạo, năng lực biểu đạt, năng lực phân tích và diễn giải, năng lực giao tiếp và đánh giá.

         - Năng lực trải nghiệm:  để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng, phát triển khả năng sáng tạo và biểu đạt.

         - Năng lực sáng tạo: giúp học sinh phát triển ngôn ngữ không gian – thị giác, hiểu cách sử dụng đường nét, hình khối, kích cỡ, bố cục, màu sắc.

        - Năng lực biểu đạt: giúp học sinh có khả năng khám phá ra những năng lực của mình thông qua các phương tiện khác nhau cũng như trải nghiệm những niềm vui thích khi tạo ra những sản phẩm, những biểu đạt mang tính độc lập và đặc sắc của mình. Điều này giúp các em có thể sử dụng và ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để có thể biểu đạt kinh nghiệm và thái độ của các em bằng nhiều cách khác nhau.

doc 9 trang lananh 04/03/2023 2840
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 1 tiếp cận phương pháp mĩ thuật Đan Mạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_1_tiep_can_phuong_ph.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 1 tiếp cận phương pháp mĩ thuật Đan Mạch

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: . 1.Tên sáng kiến : Giúp học sinh lớp 1 tiếp cận phương pháp mĩ thuật Đan Mạch 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Mĩ thuật tiểu học. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1 .Tình trạng giải pháp đã biết : 3.1.1. Thực trạng, giải pháp: Giáo dục mĩ thuật theo phương pháp mới giúp học sinh có được những năng lực như: năng lực trải nghiệm, năng lực sáng tạo, năng lực biểu đạt, năng lực phân tích và diễn giải, năng lực giao tiếp và đánh giá. - Năng lực trải nghiệm: để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng, phát triển khả năng sáng tạo và biểu đạt. - Năng lực sáng tạo: giúp học sinh phát triển ngôn ngữ không gian – thị giác, hiểu cách sử dụng đường nét, hình khối, kích cỡ, bố cục, màu sắc. - Năng lực biểu đạt: giúp học sinh có khả năng khám phá ra những năng lực của mình thông qua các phương tiện khác nhau cũng như trải nghiệm những niềm vui thích khi tạo ra những sản phẩm, những biểu đạt mang tính độc lập và đặc sắc của mình. Điều này giúp các em có thể sử dụng và ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để có thể biểu đạt kinh nghiệm và thái độ của các em bằng nhiều cách khác nhau. - Năng lực phân tích và diễn giải: mang lại cho các em sự tò mò để tìm hiểu và phân tích văn hóa thị giác cũng như quá trình sáng tạo. Qua đó, các em phát triển tính sáng tạo và khám phá những ý tưởng mới khi tìm hiểu các bức tranh, các tác phẩm điêu khắc, bài thuyết trình - Năng lực giao tiếp và đánh giá: giúp học sinh giao tiếp với nhau giải mã những thông tin mang tính hình ảnh như: các tranh ảnh, quảng cáo , cùng lúc phát triển kĩ 1
  2. - Giúp học sinh làm quen với ngôn ngữ mĩ thuật (đường nét, hình mảng, bố cục, màu sắc) . - Khái niệm về đường nét: là nét to, nét nhỏ, nét dài, nét ngắn, nét dày, nét thưa, trong các bài vẽ. - Khái niệm về hình mảng: là những hình vẽ phác khác nhau nhằm định vị cho các hình vẽ cụ thể trong một bài vẽ. Trong đó có mảng chính, mảng phụ. - Khái niệm về bố cục: là sự sắp xếp các hình vẽ lên trang giấy sao cho phù hợp rõ nội dung. - Dựa trên nét vẽ, hình mảng, bố cục, màu sắc biểu hiện trên các bài vẽ đẹp, vẽ chưa đẹp của từng đối tượng học sinh. Giáo viên lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng giúp cho học sinh học tiếp cận phương pháp mới thông qua việc dạy – học theo chủ đề và vận dụng các quy trình mĩ thuật. b.2.Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: Ở giải pháp mới học sinh được học theo chủ đề, học sinh cùng nhau tạo nên ngân hàng hình ảnh theo từng chủ đề bài học, các em có thể vay mượn những hình ảnh mình thích, từ ngân hành hình ảnh để tạo nên sản phẩm cho riêng mình hoặc cho cả nhóm và các em có thể làm ra sản phẩm bằng nhiều chất liệu khác nhau theo chủ đề bài học. Ở giải pháp cũ học sinh không được thực hiện những việc như trên. b.3. Cách thức thực hiện sáng kiến: để giúp học sinh lớp 1 tiếp cận phương pháp mĩ thuật mới trong quá trình dạy - học. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, tài liệu về những phương pháp dạy- học mới: - Sách giáo khoa môn Mĩ thuật các lớp 1, 2, 3, 4, 5. - Sách giáo viên môn Mĩ thuật các lớp 1, 2, 3, 4, 5. - Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học. - Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học. - Tài liệu dạy học môn Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học xuất bản 2015. Những sáng kiến hay của đồng nghiệp có thể áp dụng, phối hợp vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với từng nội dung chủ đề bài học, 3
  3. Trong tiết dạy phương pháp trực quan là phương pháp thường xuyên được sử dụng, là nghệ thuật thị giác giúp các em cảm thụ cái đẹp bằng mắt . Do đó người dạy mĩ thuật không thể thiếu đồ dùng trực quan .Có thể là tranh mẫu hoặc đồ vật thực . Chính vì vậy mà phương pháp quan sát và phương pháp trực quan là hành trình song song luôn hỗ trợ nhau giúp các em bồi dưỡng thêm vốn thẩm mĩ. - Phương pháp đàm thoại gợi mở: Giáo viên sử dụng phương pháp này một cách khéo léo thì sẽ tạo cho các em sự đam mê hứng thú sáng tạo .Giúp các em suy nghĩ và thể hiện bài vẽ một cách sáng tạo trong mọi tình huống . - Phương pháp luyện tập thực hành: Bất kì bài vẽ nào thì phương pháp thực hành đều được áp dụng sau khi nắm bắt được các kiến thức một cách cụ thể về lý thuyết thì sẽ vận dụng và thể hiện bằng kĩ năng của mình qua bước thực hành. Nếu nắm lý thuyết mà không thực hành thì không biết kết quả học tập đạt tới đâu.Ta biết rằng môn mĩ thuật ở tiểu học nói riêng và ở phổ thông nói chung không phải nhằm đào tạo các em trở thành họa sĩ mà giúp các em cảm nhận cái hay, cái đẹp trong cuộc sống và thể hiện được khả năng tình cảm thẩm mĩ của mình vào bức vẽ sinh động sáng tạo hơn . Phương pháp này đều được áp dụng trong mỗi tiết học (trừ tiết xem tranh).Sản phẩm của thực hành là thông tin hai chiều giúp người học thể hiện tài năng và sự tiếp thu của mình trong quá trình học .Người dạy cũng từ đó rút ra kinh nghiệm về bài dạy có hiệu quả hơn qua quá trình đánh giá sản phẩm của học sinh . b.4.Các bước thực hiện của sáng kiến ( giải pháp mới ): Vận dụng những quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới đều hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm ; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức. Để từ đó, các em có thể hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi là: + Sáng tạo mĩ thuật và qua đó thể hiện biểu đạt của bản thân. + Hiểu, cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm. + Giao tiếp trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm. - Hình thành và phát triển các năng lực của học sinh thông qua giáo dục mĩ thuật: 5
  4. + Về truyền thụ kiến thức: * Để học sinh có những bức tranh vẽ theo đề tài tốt thì vai trò của giáo viên hết sức quan trọng. Giáo viên dẫn dắt, khơi gợi trí tưởng tượng của học sinh, giúp học sinh hình dung sinh động, rõ ràng, chi tiết một mảng của thế giới xung quanh mà các em yêu thích. Ví dụ: Vẽ tranh chủ đề “Thiên nhiên tươi đẹp”, giáo viên cần gợi mở cho học sinh về bức tranh: Đây là con đường quanh co, có cây dừa, các loại cây ăn quả, cây xanh bóng mát, ngôi nhà, con đò, dòng sông, ., bầu trời trong xanh, một vài khóm hoa, xa xa mặt trời lên đỏ rực, có hai bạn học sinh đang tung tăng đến trường . Sự gợi mở của giáo viên là yếu tố quyết định giúp học sinh lựa chọn để sáng tạo thành bức tranh. Những yêu cầu vẽ tranh theo đề tài là: - Trung thực với đề tài, hình ảnh chính thể hiện được nội dung tranh, có những hình ảnh phụ hỗ trợ. - Biết chọn những hình ảnh phù hợp với đề tài. - Biết sắp xếp hình vẽ trong tranh có chính, có phụ làm rõ nội dung tranh. - Thể hiện được cảnh quê hương trong tranh vẽ qua những nét vẽ ngây thơ, hình ảnh ngộ nghĩnh, màu sắc tươi tắn rực rỡ. - Tiết vẽ tranh theo đề tài là tiết dạy vẽ theo trí tưởng tượng. Học sinh phải biết tưởng tượng để vẽ tranh, đòi hỏi học sinh bộc lộ cao hơn mức năng lực, ý nghĩ riêng, cách cảm thụ thế giới riêng. Tuy vậy, theo phương pháp dạy-học mĩ thuật mới của Đan Mạch, các em cùng nhau tạo nên ngân hàng hình ảnh cho từng chủ đề, giúp cho các em chưa tự tin xây dựng hình ảnh cho tranh vẽ của mình, các em có thể mượn các hình ảnh từ ngân hàng hình ảnh để sắp xếp thành bức tranh theo chủ đề cho riêng mình, tạo điều kiện để các em hoàn thành tranh vẽ, giúp các em yêu thích môn học, dần tự tin hơn các em sẽ phát huy được khả năng tự học và sáng tạo, thể hiện được cái mới, cái riêng của mình. * Các bước tiến hành giúp học sinh lớp 1 tiếp cận phương pháp Đan Mạch: - Vận dụng 7 quy trình dạy – học Mĩ thuật - Bồi dưỡng cho học sinh các năng lực: trải nghiệm, sáng tạo, biểu đạt, giao tiếp, hợp tác, tự học và đánh giá. 7
  5. - Tỉ lệ học sinh tiếp cận phương pháp mĩ thuật Đan Mạch ( phương pháp dạy – học mới ) đạt kết quả cao hơn. Năm học Tỉ lệ học sinh tiếp cận tốt Tỉ lệ học sinh còn lúng túng với phương pháp dạy - học mới phương pháp dạy - học mới 2016 – 2017 98,5 % 1,5 % HKI 99,8 % 0,2 % 2017 - 2018 - Những kinh nghiệm rút ra khi áp dụng những giải pháp trên là giúp cho học sinh ngày càng tự tin hơn trong học tập, sáng tạo trong từng nét vẽ, từng bài vẽ, cách tạo hình ngây thơ, ngộ nghĩnh, màu sắc đậm đà, trong sáng. Học sinh có các năng lực: tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. Học sinh biết cùng nhau học tập, cùng nhau trao đổi, chia sẻ những điều đã học được từ sách báo, từ thầy cô, bạn bè, từ cuộc sống. Từ đó giáo dục các em biết yêu quý, biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp trong cuộc sống, nét đẹp của nghệ thuật truyền thống dân tộc Việt Nam . 3.5.Tài liệu kèm theo gồm: - Bản vẽ, sơ đồ: ( không ) - Bản tính toán: ( không ) - Các tài liệu khác: ( không ) Chợ Lách, ngày 05 tháng 3 năm 2018 9