Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4 tiếp tục học tốt phần mềm Paint trên Windows 7

Từ năm học 2017-2018 nội dung chương trình môn Tin học cấp Tiểu học đã được đơn vị chọn dạy theo bộ sách Hướng dẫn học Tin học của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn. Về cấu trúc nội dung chương trình mang tính đồng tâm được mở rộng nâng cao theo từng khối lớp. Phần mềm sử dụng để giảng dạy đa dạng, trong đó có phần mềm Paint. 

 

doc 8 trang lananh 11/03/2023 4620
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4 tiếp tục học tốt phần mềm Paint trên Windows 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_4_tiep_tuc_hoc_tot_p.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4 tiếp tục học tốt phần mềm Paint trên Windows 7

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: Giúp học sinh lớp 4 tiếp tục học tốt phần mềm Paint trên Windows 7 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học (môn Tin học) 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3. 1. Tình trạng giải pháp đã biết: Từ năm học 2017-2018 nội dung chương trình môn Tin học cấp Tiểu học đã được đơn vị chọn dạy theo bộ sách Hướng dẫn học Tin học của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn. Về cấu trúc nội dung chương trình mang tính đồng tâm được mở rộng nâng cao theo từng khối lớp. Phần mềm sử dụng để giảng dạy đa dạng, trong đó có phần mềm Paint. Paint là một phần mềm đồ họa dùng để vẽ và chỉnh sửa hình ảnh đơn giản nhất, nhẹ nhàng nhất và dễ sử dụng nhất. Paint được tích hợp sẳn trong hệ điều hành Windows. Tên đầy đủ của Paint là mspaint nghĩa là Microsoft Paint. Tuy đơn giản, gọn nhẹ nhưng Paint làm được rất nhiều trong việc chỉnh sửa hình ảnh. Ngay cả những người chuyên về đồ họa, họ cũng sử dụng Paint để chỉnh sửa hình ảnh rất nhiều. Trong chương trình, học sinh lớp 3 đã được làm quen với phần mềm Paint nhưng đến lớp 4 các em mới tìm hiểu được hết tất cả các công cụ của Paint. Trong quá trình học tập, các em rất hứng thú vì các em có thể sử dụng được các công cụ của Paint để vẽ hình. Tuy nhiên, do mới được làm quen với phần mềm vẽ năm đầu tiên nên các em vẽ còn chậm, chưa sử dụng công cụ hình mẫu có sẵn của để vẽ hình. Đó là những yếu tố đã làm chậm khả năng vẽ của các em. Bên cạnh đó còn một nguyên nhân là bắt đầu từ năm học 2017-2018 học sinh học theo quyển sách Hướng dẫn học Tin học, các em phải học phần mềm Paint trên hệ điều hành Windows 7. Vì vậy, các em có chút khó khăn về giao diện và một số kĩ năng khi sử dụng các công cụ của Paint. Nhằm giúp cho các em phát huy được hết khả năng vẽ của mình, vẽ ngày càng tự tin hơn, vẽ đẹp hơn, thao tác nhanh hơn nên tôi chọn đề tài “Giúp học sinh lớp 4 tiếp tục học tốt phần mềm Paint trên Windows 7” để tổ chức thực hiện nhằm giúp cho các em đạt được những mục tiêu cơ bản đã đề ra, cũng như sử dụng tốt phần mềm Paint, làm nền móng cho các em sau này có thể tiếp xúc với các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh khác được dễ dàng hơn. - 1 -
  2. Tìm hiểu một số chức năng trên thẻ Home của phần mềm Paint trên Windows 7: Chức năng Paste: - Paste: dán phần hình ảnh đã sao chép. - Paste from: chèn một tệp lưu trong máy vào Paint. Chức năng Select: - Rectangular selection: Chọn vùng theo hình chữ nhật. - Free-form selection: chọn vùng hình tự do, không theo một hình nhất định nào. - Select all: chọn toàn bộ trang vẽ. - Delete: Xóa các vùng hình đã chọn. - Transparent selection: Nếu được tích chọn, vùng chọn có nền trong suốt. Chức năng Lật và xoay ảnh: - Rotate right 900: Xoay ảnh sang phải 90 độ. - Rotate left 900: Xoay ảnh sang trái 90 độ. - Rotate 1800: Xoay ảnh 180 độ. - Flip vertical: Lật ảnh theo chiều thẳng đứng. - Flip horizontal: Lật ảnh theo chiều nằm ngang. Các chức năng ở mục Tools: - (Pencil): Bút chì dùng để vẽ các nét vẽ tự do. - (Fill with color): Dùng để tô màu cho hình vẽ. - (Text): Dùng để viết chữ lên trang vẽ. - (Eraser) : Dùng để Tẩy chi tiết trên tranh vẽ. - (Color picker): Dùng để sao chép màu từ màu của hình vẽ có sẵn. - (Magnifier): Dùng để phóng to hoặc - 3 -
  3. Chức năng Size và Color: + Chức năng Size: Cho phép ta + Chức năng Color: chọn độ dày của nét vẽ. - Color 1: chọn màu vẽ. - Color 2: chọn màu nền. Một số chức năng ở thẻ View: + Zoom in: Phóng to trang vẽ. + Zoom out: Thu nhỏ trang vẽ. + 100%: Đưa trang vẽ về kích thước bình thường. + Rulers: Hiện thước dọc, ngang. + Gridlines: Hiện trang vẽ trên nền lưới. + Status bar: Hiện thanh trạng thái. + Full screen: Xem tranh vẽ ở chế độ toàn màn hình. Bước 2. Soạn bài: Xác định mục tiêu, thiết kế bài giảng phù hợp Mục tiêu của chủ đề “Em tập vẽ” (Lớp 4): Về kiến thức: Ôn tập một số kĩ thuật vẽ hình đã học ở lớp 3. Biết cách xoay hình, viết chữ lên hình. Biết một số chức năng khác trong thẻ View. Biết cách chỉnh sửa kích thước trang vẽ. Biết cách sử dụng công cụ sao chép màu để sao chép màu từ bức tranh có sẵn. Vận dụng kiến thức để vẽ các bức tranh, thiệp chúc mừng theo chủ đề tùy chọn. Về kỹ năng: Yêu cầu sử dụng thuần thục các công cụ cơ bản của Paint. Rèn luyện khả năng phân tích hình mẫu, đề xuất quy trình và lựa chọn công cụ hợp lý để vẽ tranh theo mẫu được dễ dàng, nhanh chóng và có độ chính xác cao. Bước đầu có kĩ năng về xử lý hình vẽ bằng phần mềm đồ họa. Ở mỗi bài học đều có mục tiêu cần đạt riêng. Dựa vào nội dung của từng bài kết hợp với mục tiêu của nó, ta tổ chức thiết kế bài giảng cho phù hợp đảm bảo truyền đạt các kiến thức theo trình tự hợp lý nhất, tiết kiệm được thời gian mà học sinh dễ dàng tiếp thu được kiến thức. - 5 -
  4. + Cuối cùng vẽ một đường thẳng làm tay cầm. Như vậy là học sinh đã hoàn thành bài vẽ một cách nhanh chóng và chính xác. Ví dụ 2. Vẽ theo mẫu: - Xác định các chi tiết trong tranh vẽ. - Xác định các công cụ có thể dùng để vẽ các chi tiết đó. - Vẽ bức tranh theo hướng đã xác định: + Vẽ hình chữ nhật làm khung tranh. + Vẽ núi và tô màu. + Vẽ mặt trăng và di chuyển núi lại mặt trăng, sau đó chọn phần đã di chuyển (trong đó có mặt trăng) trở lại vị trí cũ. (Chú ý: di chuyển núi lại mặt trăng khi đó núi sẽ đè lên một phần của mặt trăng, còn nếu di chuyển mặt trăng lại gần núi thì em phải xóa một phần của mặt trăng và phải tô màu lại cho phần núi bị xóa). + Vẽ thuyền, biển và mây. + Cuối cùng là tô màu cho các phần còn lại. Ví dụ 3. Dùng các công cụ thích hợp đã học để vẽ các bức tranh trong bài “Thực hành tổng hợp”. Đây được coi như là một hoạt động tổng kết, đánh giá quá trình học tập của các em qua 2 năm làm quen, tìm hiểu và vận dụng phần mềm Paint. Dưới đây là một vài sản phẩm của học sinh thể hiện sự sáng tạo, tự chủ của mình khi vận dụng phần mềm Paint. Ngoài bài thực hành yêu cầu trong sách giáo khoa, giáo viên có thể liên hệ một số cảnh vật, các công trình như: nhà cửa, sông nước, con đường, hoa, cây cối, gần gũi với thực tế ở địa phương của các em đang sinh sống và học tập. Giáo viên gợi ý học sinh về nhà tự vẽ một bức tranh cho riêng mình. - 7 -