Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan

Ngày nay ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới tích cực trong công tác giáo dục và đánh giá học sinh. Đạo đức là nền tảng tạo nên nhân cách tốt đẹp của con người và rất nên được coi trọng. Trước cảnh xã hội phức tạp như hiện nay, trẻ em tiếp xúc với rất nhiều hiện tượng ảnh hưởng xấu đến nhân cách. Vì vậy giáo dục nhân cách cho học sinh nhất là học sinh chưa ngoan là rất cần thiết và cấp bách để giúp các em trở thành người công dân chân chính. Do đó bản thân tôi đã nảy sinh nghiên cứu vấn đề này thông qua sáng kiến “ Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan ’’nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu để đem lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh ở lớp chủ nhiệm
doc 5 trang lananh 04/03/2023 6920
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do thường trực HĐ ghi): 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Ngày nay ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới tích cực trong công tác giáo dục và đánh giá học sinh. Đạo đức là nền tảng tạo nên nhân cách tốt đẹp của con người và rất nên được coi trọng. Trước cảnh xã hội phức tạp như hiện nay, trẻ em tiếp xúc với rất nhiều hiện tượng ảnh hưởng xấu đến nhân cách. Vì vậy giáo dục nhân cách cho học sinh nhất là học sinh chưa ngoan là rất cần thiết và cấp bách để giúp các em trở thành người công dân chân chính. Do đó bản thân tôi đã nảy sinh nghiên cứu vấn đề này thông qua sáng kiến “ Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan ’’nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu để đem lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh ở lớp chủ nhiệm * Ưu điểm: Quá trình hình thành nhân cách đạo đức của học sinh là quá trình phức tạp. Người xưa đã dạy muốn con nên người thì phải “dạy con từ thuở còn thơ”.Cho nên, trước hết trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh , đặc biệt là học sinh chưa ngoan ở bậc tiểu học người giáo viên chủ nhiệm – thay mặt nhà trường (cùng với cha mẹ các em) là người uốn nắn, định hướng cái cây ấy để cây được lớn lên thẳng thớm, đủ độ cứng cáp, vững chãi, bản lĩnh để chống chọi lại vô vàn thử thách, bão táp của cuộc đời. Do đó, chủ nhiệm lớp là một công việc khó khăn nhưng vô cùng nghiêm túc. * Hạn chế: Giáo dục là cả một quá trình rất cần sự nỗ lực và kiên trì của mỗi giáo viên cần biết lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bằng lòng yêu nghề mến trẻ, bằng sự vị tha, bao dung, độ lượng, 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: a. Mục đích của giải pháp: 1
  2. 2. Nắm chắc nguyên nhân, đặc điểm tâm lý, sinh lý, khả năng của từng học sinh để từ đó phân loại đối tượng: Tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là chúng ta phải tiếp xúc gần gũi trò chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình sở thích của các em. Vì vậy trước tiên khi phụ trách một lớp tôi đã tìm hiểu học sinh thông qua bản sơ yếu lí lịch, sau đó tìm hiểu thông qua nhiều kênh khác nhau như từ bạn bè, người quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia đình một số học sinh, giáo viên chủ nhiệm cũ.Tôi cung cấp số điện thoại của bản thân, của nhà trường đến từng em và liên hệ với gia đình học sinh qua điện thoại, sổ liên lạc. Lên kế hoạch giáo dục tùy theo từng đối tượng học sinh chưa ngoan, 3. Xây dựng tập thể học sinh tốt : Trong các lực lượng giáo dục phải chú ý đến sức mạnh đồng bộ của tập thể. Chỉ có tập thể học sinh tốt mới có dư luận lành mạnh, có tác dụng hướng dẫn kiểm tra tri thức đạo đức, niềm tin đạo đức cho mỗi học sinh. Kiểm tra đánh giá và cũng cố những thói quen đạo đức của các em. Không khí đạo đức của tập thể học sinh lành mạnh sẽ trở thành môi trường nảy sinh, điều kiện tồn tại và củng cố những hành vi đạo đức của mỗi học sinh 4. Phẩm chất của giáo viên: Đối với học sinh, bản thân các em là ngọn đuốc và người thầy chính là người thắp sáng cho những ngọn đuốc đó bùng cháy. Nói như vậy có nghĩa là sự lớn lên về tình cảm của học sinh một phần tuỳ thuộc sâu sắc vào tấm lòng, tâm hồn và lẽ sống của thầy Giáo viên phải để lại ấn tượng tốt đệp cho học sinh , tạo bầu không khí thoải mái, học sinh mong muốn được tiếp xúc tâm sự, giãi bày những băn khoăn của mình; học sinh có niềm tin vững chắc vào lời dạy bảo của thầy cô và cảm nhận thấy sự tiến bộ trong học tập, trong quan hệ với mọi người sau mỗi lần tiếp xúc với thầy cô. 5. Sức mạnh của tập thể thầy, cô giáo, gia đình, địa phương, hội phụ huynh học sinh Giáo viên chủ nhiệm nếu chỉ qua một số lớp trên lớp không thể nắm bắt hết tình hình một cách chính xác. Vì vậy phải có sự phối hợp đồng bộ với các lực lượng khác. Bản thân tôi thường xuyên trao đổi với các thầy cô giáo bộ môn để nắm tình hình của các em, có ý kiến đề nghị các thầy cô cùng phối hợp. Thường xuyên đấu mối với địa phương, gia đình để nắm tình hình các em ngoài giờ học ở trường. Kết hợp bàn bạc để tìm cách quản lý chặt chẽ việc học cũng như giúp các em tìm thấy niềm vui trong học tập. 6. Xây dựng quy định thi đua riêng của lớp căn cứ vào nội quy, quy định của trường, của đoàn đội. 3