Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các số trong phạm vi 10 ở lớp một

     Để giúp học sinh hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành, những thao tác tính toán: Đọc, viết, đếm; so sánh; tách –gộp số trong phạm vi 10 bản thân tôi thực hiện các biện pháp sau đây:

     a) Công tác phối hợp, chủ nhiệm:

      Tiến hành họp phụ huynh đầu năm, giải thích cho phụ huynh hiểu về tầm quan trọng của việc học Toán. 

      Kết hợp với giáo viên buổi hai để tìm biện pháp giúp đỡ học sinh yếu.

       Tổ chức cho học sinh truy bài 15 phút đầu buổi, đôi bạn học tập.

      Phụ đạo thêm vào cuối buổi khi học sinh chưa tiếp thu kịp.

      Tham mưu với nhà trường, các ban ngành đoàn thể để tìm biện pháp giúp đỡ học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

     b) Đổi mới phương pháp dạy học: 

       Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, sinh động.

       Tạo không khí lớp học thân thiện, cởi mở, động viên khen ngợi kịp thời nhằm phát huy tính tích cực, gây hứng thú trong học tập của học sinh.     

       Để giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng được kiến thức đó vào trong thực hành, tôi phải:

      Xác định và nắm rõ mục tiêu chính cần cung cấp cho các em  là gì? 

       Sử dụng những đồ dùng trực quan gì? 

      Lựa chọn phương pháp và hình thức học tập nào?

doc 3 trang lananh 04/03/2023 5060
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các số trong phạm vi 10 ở lớp một", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các số trong phạm vi 10 ở lớp một

  1. PHÒNG GD&ĐT CHỢ LÁCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH LONG THỚI B Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Long Thới, ngày 27 tháng 10 năm 2020 MÔ TẢ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY LỚP Họ tên giáo viên: Nguyễn Thị Kim Hoàng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Long Thới B Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp 11 1. Thực trạng, lý do chọn biện pháp: Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán có một vị trí rất quan trọng. Nó giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo. Mục tiêu của môn Toán ở Tiểu học là hình thành những biểu tượng ban đầu và rèn luyện kĩ năng tính toán cho học sinh, tạo cơ sở phát triển tư duy và phương pháp học toán cho học sinh sau này. Đặc biệt là học sinh lớp một nhận thức của các em còn đơn giản, các em chưa có kiến thức hiểu biết chính xác về các số. Vì vậy cần dạy cho các em hiểu rõ khái niệm về số và thao tác với các số. Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản về phép đếm, về các số tự nhiên, so sánh và tách –gộp số trong phạm vi 10. Trước tình hình như thế, tôi đặt biệt quan tâm đến “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các số trong phạm vi 10 ở lớp một” 2. Các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy lớp tại đơn vị: Để giúp học sinh hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành, những thao tác tính toán: Đọc, viết, đếm; so sánh; tách –gộp số trong phạm vi 10 bản thân tôi thực hiện các biện pháp sau đây: a) Công tác phối hợp, chủ nhiệm: Tiến hành họp phụ huynh đầu năm, giải thích cho phụ huynh hiểu về tầm quan trọng của việc học Toán. Kết hợp với giáo viên buổi hai để tìm biện pháp giúp đỡ học sinh yếu. Tổ chức cho học sinh truy bài 15 phút đầu buổi, đôi bạn học tập. Phụ đạo thêm vào cuối buổi khi học sinh chưa tiếp thu kịp. Tham mưu với nhà trường, các ban ngành đoàn thể để tìm biện pháp giúp đỡ học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. b) Đổi mới phương pháp dạy học: Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, sinh động. Tạo không khí lớp học thân thiện, cởi mở, động viên khen ngợi kịp thời nhằm phát huy tính tích cực, gây hứng thú trong học tập của học sinh. Để giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng được kiến thức đó vào trong thực hành, tôi phải: Xác định và nắm rõ mục tiêu chính cần cung cấp cho các em là gì? Sử dụng những đồ dùng trực quan gì? Lựa chọn phương pháp và hình thức học tập nào?
  2. Cho các em lấy 5 khối lập phương tách thành hai phần bất kì và viết trường hợp tách của mình vào sơ đồ ( học sinh có thể viết nhiều cách: 5 gốm 1 và 4, 5 gồm 4 và 1, 5 gồm 3 và 2, 5 gồm 2 và 3). Ở phần này giáo viên cần lưu ý: - Lệnh đưa ra phải quan sát và kiểm tra từng yêu cầu và từng học sinh cụ thể vì các em chỉ mới tiếp cận. - Khi học sinh trình bày bảng giáo viên phải quan sát bài của học sinh lớp mình vì các em nhìn trực quan bài mình không giống bài bạn cho là sai và sửa lại dù bài mình làm đúng. Cho học sinh thực hành thao tác thường xuyên giúp các em nắm được kĩ năng tách – gộp số, các em sẽ làm nhanh hơn. c) So sánh số: Tùy theo nhóm đối tượng học sinh giáo viên đưa ra các hình thức so sánh khác nhau, chẳng hạn: - Nhóm học sinh khá, giỏi: cho các em dựa vào thứ tự dãy số để so sánh (số đứng trước bé hơn số đứng sau). Ví dục: >, <, = ? 3 . 5 5 3 4 4 - Nhóm học sinh còn lại: cho các em dưa vào nhóm đồ vật cụ thể để so sánh. Ví dụ: 3 . 5 4 . 2 3. Hiệu quả của các biện pháp: - Với những giải pháp này, học sinh tích cực, năng động sáng tạo hơn trong các hoạt động học tập, các em được luyện tập nhiều hơn, các kĩ năng được hình thành và cũng cố sâu sắc hơn. Học sinh giỏi khá tăng dần. - Để đạt được kết quả trên giáo viên phải kiên trì luyện tập thường xuyên trong quá trình dạy học. Phải gần gũi, yêu thương, quan tâm đến từng đối tượng học sinh. nhất là học sinh trung bình và học sinh yếu. Vận dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, phù hợp với trình độ học sinh. 4. Nhân rộng biện pháp: Biện pháp có thể áp dụng cho tất cả giáo viên làm công tác giảng dạy lớp 1 tại đơn vị. Người viết (Ký tên) Nguyễn Thị Kim Hoàng