Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3

Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, trong đó môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó hình thành và phát triển cho học sinh khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu các môn học khác. Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng giữ một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ Tập đọc, việc học sinh biết đọc đúng và đọc lưu loát bài văn, bài thơ sẽ tạo cho các em sự say mê hứng thú trong học tập và tích lũy một vốn kiến thức văn học đáng kể sau này cho các em. Phân môn Tập đọc còn được kết hợp chặt chẽ với các phân môn khác của chương trình Tiếng Việt. Qua các bài văn được học, học sinh vừa cảm thụ được cái hay, cái đẹp vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng, sinh động , được luyện tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn.
doc 5 trang lananh 04/03/2023 4900
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_h.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3

  1. PHÒNG GD&ĐT CHỢ LÁCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH LONG THỚI B Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Long Thới, ngày 26 tháng 10 năm 2020 MÔ TẢ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY LỚP Họ tên giáo viên: Phạm Lê Thanh Nhã Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Long Thới B Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp 13 1. Thực trạng, lý do chọn biện pháp: Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, trong đó môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó hình thành và phát triển cho học sinh khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu các môn học khác. Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng giữ một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ Tập đọc, việc học sinh biết đọc đúng và đọc lưu loát bài văn, bài thơ sẽ tạo cho các em sự say mê hứng thú trong học tập và tích lũy một vốn kiến thức văn học đáng kể sau này cho các em. Phân môn Tập đọc còn được kết hợp chặt chẽ với các phân môn khác của chương trình Tiếng Việt. Qua các bài văn được học, học sinh vừa cảm thụ được cái hay, cái đẹp vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng, sinh động , được luyện tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn. Từ thực tế ta thấy học sinh đọc yếu còn rất nhiều. Có em khi đọc còn phải đánh vần.Có em phát âm sai, nhầm lẫn giữa các cặp phụ âm đầu, không biết ngắt nghỉở dấu chấm dấu phẩy.Ngoài ra cũng có em đọc nhanh nhưng không nắm được cách đọc nên cứ đọc oang oang, đọc bô bô, đọc như cuốc kêu, đọc như con vẹt mà không hiểu nội dung.Có em đọc thầm thì bỏ dở giữa chừng.Tiết tập đọc, các em thờ ơ không say mê đọc Trước tình hình như thế, tôi đặt biệt quan tâm đến việc “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3.” 2. Các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy lớp tại đơn vị: Để giúp học sinh đọc tốt hơn thì mỗi giáo viên sẽ có nhiều biện pháp khác nhau. Dựa trên đặc điểm của lớp mình, thống kê những ưu nhược điểm, đúc rút kinh nghiệm đưa ra biện pháp rèn đọc cho học sinh có hiệu quả ,bản thân tôi thực hiện các biện pháp sau đây: * Về phía học sinh - Từ thực tế ta thấy học sinh đọc yếu còn rất nhiều. Có em khi đọc còn phải đánh vần.Có em phát âm sai, nhầm lẫn giữa các cặp phụ âm đầu, không biết ngắt nghỉở dấu chấm dấu phẩy.Ngoài ra cũng có em đọc nhanh nhưng không nắm được cách đọc nên cứ đọc oang oang, đọc bô bô, đọc như cuốc kêu, đọc như con vẹt mà không hiểu nội dung.Có em đọc thầm thì bỏ dở giữa chừng.Tiết tập đọc, các em thờ ơ không say mê đọc.
  2. phút. Dựa theo chuẩn kiến thức kĩ năng, tùy theo mức độ khó của từng bài mà giáo viên đề ra yêu cầu với quỹ thời gian nhất định. Ví dụ bài: Ông ngoại (sách Tiếng Việt lớp 3- tập 1 – trang 34) đọc trong vòng 3 phút là đạt yêu cầu. c. Đối với những em đọc nhanh quá, đọc liến thoắng Giáo viên hướng dẫn các em làm chủ tốc độ đọc, đọc nhẹ nhàng, rõ ràng thoải mái làm sao đủ để người nghe cảm nhận được. Nếu cần thiết giáo viên hướng dẫn các em làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu để các em đọc theo tốc độ đã định. đ. Đối với những em đọc nhỏ Giáo viên yêu cầu các em đọc sao cho bạn ngồi xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Những em đọc to quá giáo viên hướng dẫn các em giảm cường độ đọc. Đọc vừa phải, nhẹ nhàng. e. Đối với những em đọc liến thoắng, không biết ngắt nghỉ hơi hợp líGiáo viên phải chỉ cho cần phải ngắt nghỉ hơi ở những vị trí nào cho phù hợp, sau đó cho học sinh thực hành và nếu cần thiết giáo viên phải đọc mẫu thật tốt để các em làm theo. Đối với các câu dài, giáo viên hướng dẫn các em biết cách lấy hơi, giữ hơi để khỏi bị ngắt quãng giữa các âm tiết. g. Đối với những em đọc như cuốc kêu, đọc mà không hiểu nội dung Khi học sinh đọc bài giáo viên luôn đưa ra trước các câu hỏi định hướng. Ví dụ: Bài Hũ bạc của người cha (sách Tiếng Việt lớp 3- tập 1- trang 121), tôi đưa ra câu hỏi: Đoạn này nói lên điều gì? Câu nào nói lên ý chính của bài? Ngoài việc rèn học sinh khắc phục với từng đối tương như trên, Ở lớp 3 không yêu cầu bắt buộc học sinh đọc diễn cảm nhưng tôi vẫn hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng ngữ điệu, nội dung bài. Ở phần này, khi học sinh đã thông hiểu nội dung của bài, của từng đoạn, từng câu, hiểu tâm tư tình cảm của tác giảtrong bài, giáo viên rèn cho học sinh cách lấy hơi, ngắt nghỉ các loại dấu câu như dấu chấm cảm, chấm hỏi, đọc đúng giọng của nhân vật trong câu chuyện. Đọc diễn cảm sau khi học sinh đã tóm tắt hiểu được nội dung của văn bản. Khi đọc lần cuối tiết học, học sinh phải thể hiện được cảm xúc của tác giả khi viết bài văn, bài thơ nào đó.
  3. - Đối với phụ huynh: Giáo viên họp phụ huynh học sinh đề nghị và yêu cầu thống nhất trang bị đủ sách vở đồ dùng cần thiết phục vụ cho môn học. Cùng bàn thảo luận với phụ huynh đưa ra các quy định học ở lớp cũng như học ở nhà. Yêu cầu, đề nghị phụ huynh nhắc nhở uốn nắn kịp thời việc học và rèn luyện thêm ở nhà của học sinh. - Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ đồ dùng tranh ảnh và tài liệu tham khảo phục vụ bài dạy. Đồng thời mượn đồ dùng học tập, sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. 3. Hiệu quả của các biện pháp: - Trước khi áp dụng các biện pháp rèn đọc: Lớp tôi có 27 học sinh, mà số học sinh đọc sai chữ, đọc đánh vần, đọc nhỏ, đọc với tốc độ chậm rất nhiều có đến một phần ba số em trong lớp. - Sau khi áp dụng biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh có những tiến bộ như sau: Tuy thời gian không dài, với cách tổ chức dạy học theo các biện pháp nêu trên, hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh hứng thú học tập, hoạt động tích cực hơn, các em mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài. Số em đọc chưa đạt yêu cầu đã giảm đi. Số em đọc diễn cảm được nâng lên. Ngoài phân môn Tập đọc các phân môn khác và các môn học khác cũng rất tiến bộ. 4. Nhân rộng biện pháp: Biện pháp có thể áp dụng cho tất cả giáo viên làm công tác giảng dạy lớp 3 tại đơn vị. Người viết (Ký tên) Phạm Lê Thanh Nhã