Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Trong thực tế hiện nay việc rèn kĩ năng sống cho các em ở trường tiểu học còn nhiều hạn chế. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh  tuy có nét chuyển biến nhưng chưa sâu. Nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên và phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy – học kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn  chiếu lệ, giáo viên luôn chú trọng đến việc đọc tốt, làm tính tốt, … của học sinh.

Ở bậc tiểu học các môn học nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi đạo đức. Để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai ; biết làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng; đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học”. Vì rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm.

doc 5 trang lananh 04/03/2023 15000
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_song_cho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dùng cho giáo viên dạy chương trình lồng ghép. 3. Mô tả bản chất sáng kiến: 3.1.Tình trạng giải pháp đã biết: Trong thực tế hiện nay việc rèn kĩ năng sống cho các em ở trường tiểu học còn nhiều hạn chế. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh tuy có nét chuyển biến nhưng chưa sâu. Nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên và phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy – học kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ, giáo viên luôn chú trọng đến việc đọc tốt, làm tính tốt, của học sinh. Ở bậc tiểu học các môn học nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi đạo đức. Để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai ; biết làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng; đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học”. Vì rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm. 3.1.1Về ưu điểm: Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại, Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. 3.1.2 Về nhược điểm: * Đối với các bậc cha, mẹ học sinh: Cha mẹ các em luôn nóng vội trong việc dạy con; họ chỉ chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một cách thái quá! Đồng thời, lại chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự phục vụ, tự bảo vệ. * Đối với giáo viên
  2. được học. Người giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khơi gợi tính tò mò tự nhiên của các em. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khơi gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. Kĩ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kĩ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kĩ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu các em cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, các em sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp học sinh sẳn sàng học mọi thứ. - Giúp trẻ phát triển các kĩ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường: Giáo viên phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh. 4. Kết quả và bài học kinh nghiệm 4.1. Kết quả Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của các bạn đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc dạy các kĩ năng sống cơ bản thể hiện ở các kết quả sau: * Đối với học sinh : 100% học sinh đều được giáo viên tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, 100% học sinh được rèn luyện khả năng sẵn sàng học tập ở trường phổ thông hiệu quả ngày càng cao. 90% học sinh có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kĩ năng tự lập; kĩ năng nhận thức; kĩ năng vận động nhỏ, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của học sinh ; ngoài ra có 70% học sinh được rèn kĩ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo, tính tự tin thông qua các hoạt động năng khiếu vẽ, thể dục , và các môn học khác . Học sinh đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt từ 90% trở lên và ít gặp khó khăn khi đến lớp; có kĩ năng tự phục vụ cho bản thân; biết thương yêu bạn bè trong cùng một mái trường, biết giúp đỡ bạn cùng tiến . * Về phía giáo viên Giáo viên chịu khó gần gũi chuyện trò với học sinh , trả lời những câu hỏi vụn vặt của các em, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các em học sinh trong lớp. Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn,
  3. con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Thực tế hiện nay ngành giáo dục đào tạo đã được nhà nước quan tâm đưa lên quốc sách hàng đầu thi việc dạy chữ nói chung và việc rèn kĩ năng sống nói riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Một nhà hiền triết đã nói “khoa học mà không có hành vi đạo đức thì chỉ là sự tàn rụi của linh hồn” mà hành vi đạo đức đó chính là kĩ năng sống của học sinh vì vậy việc thực hiện rèn kĩ năng sống cho học sinh là cần thiết biết bao. Cần khẳng định việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành những kĩ năng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong các chuẩn của người lớn đối với đứa trẻ. Vĩnh Bình, ngày 24 tháng 11 năm 2017