Sáng kiến kinh nghiệm Phòng bệnh sốt xuất huyết cho học sinh tiểu học

Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng vì thế hệ trẻ hôm nay và tương lai đất nước mai sau. Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, ngành y tế và ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo, xây dựng mạng lưới y tế trường học. Nhờ đó hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh đã có nhiều bước cải thiện đáng kể và có được những kết quả khả quan. Đặc biệt là các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, covid 19,… có thể lây lan thành dịch rất được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường.
doc 9 trang lananh 14/03/2023 5100
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phòng bệnh sốt xuất huyết cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phong_benh_sot_xuat_huyet_cho_hoc_sinh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phòng bệnh sốt xuất huyết cho học sinh tiểu học

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: Phòng bệnh sốt xuất huyết cho học sinh tiểu học. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Y tế học đường. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng vì thế hệ trẻ hôm nay và tương lai đất nước mai sau. Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, ngành y tế và ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo, xây dựng mạng lưới y tế trường học. Nhờ đó hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh đã có nhiều bước cải thiện đáng kể và có được những kết quả khả quan. Đặc biệt là các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, covid 19, có thể lây lan thành dịch rất được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường. Mà nguyên nhân khiến bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp và gia tăng là do bắt đầu vào mùa mưa, khí hậu ẩm tạo điều kiện cho truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sôi và phát triển. Bên cạnh đó, ý thức của một bộ phận người dân , phụ huynh học sinh trong việc diệt lăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi chưa cao . Ban chăm sóc sức khỏe học sinh nhà trường đã xây dựng nhiều kế hoạch, bài tuyên truyền để hướng dẫn học sinh. Tuy nhiên do bài tuyên truyền quá khô khan nên học sinh còn lơ là thiếu tập trung, do vậy hiệu quả tuyên truyền còn hạn chế. Nhu cầu đặt ra là cần phải có những nghiên cứu lượng giá kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống dịch sốt xuất huyết của học sinh. Dựa trên những điều kiện thực tế trên, tôi mong muốn đóng góp một vài ý kiến nhằm khắc phục những thiếu sót và phát huy hiệu quả hơn nữa những gì
  2. 3 + Họp triển khai cho giáo viên những biện pháp cần làm để phòng, chống dịch sốt xuất huyết, để giáo viên biết và thường xuyên nhắc nhở học sinh. + Tìm kiếm những tranh ảnh về phòng, chống dịch sốt xuất huyết dán ở góc tuyền thông để học sinh và phụ huynh đến xem và thực hiện. + Các cuộc tuyên tuyền, trò chuyện hướng dẫn được thực hiện thường xuyên và cũng có những phần quà dành cho những em học sinh trả lời đúng câu hỏi của ban tổ chức nhằm tạo sự sinh động cho bài tuyên truyền, gây hướng thú cho học sinh ham tìm hiểu và học hỏi. b. Tăng cường công tác phòng, chống dịch: + Xịt thuốc diệt muỗi mỗi tuần 3 lần để phòng muỗi đốt cho học sinh. + Thường xuyên kiểm tra vệ sinh nhà vệ sinh, các nơi có nước đọng, phải đảm bảo trường học sạch sẽ, thông thoáng. + Có kế hoạch kiểm tra vệ sinh hàng tuần, đôn đốc học sinh cùng giáo viên thực hiện tổng vệ sinh, thu gom rác thải, không để có vật dụng chứa nước trong khung viên trường và xung quanh trường học. + Theo dõi sức khỏe học sinh hằng ngày để xử lý kịp thời khi phát hiện học sinh bị bệnh. + Nhân viên y tế cùng ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra hồ bơi, cống rãnh, bể chứa nước để kịp thời xử trí không để có lăng quăng. c. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm công tác phòng dịch: + Tổ chức cho học sinh cùng giáo viên dọn dẹp vệ sinh tạo quan cảnh trường em xanh, sạch, thông thoáng không có chỗ cho muỗi trú ngụ và đẻ trứng: thay nước bình hoa trong phòng học, thu gom sắp xếp sách vở ngay ngắn, thu gom những vật dụng chứa nước trong trường, tỉa những cây um tùm, + Tổ chức cho học sinh xem các tiểu phẩm tuyên truyền, qua đó lưu ý cho học sinh những cách phòng chống sốt xuất huyết. + Tổ chức cho học sinh tự diễn tiểu phẩm trong buổi sinh hoạt dưới cờ và các em còn được tham gia các trò chơi đố vui có thưởng, các câu hỏi xoay quanh chủ đề về bệnh Sốt xuất huyết, các em sẽ được đóng góp ý kiến, suy nghĩ
  3. 5 Cho nên công tác kiểm tra, tuyên truyền và giáo dục sức khỏe phải được triển khai thường xuyên hơn nữa để không còn tình trạng học sinh bệnh sốt xuất huyết và các bệnh dịch khác, đảm bảo sức khỏe tốt. Việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: * Bài tuyên truyền phòng chống bệnh Sốt Xuất Huyết Sốt xuất huyết có những biến chứng chết người tiềm tàng. Nó có thể gây: - Sốt cao. - Hiện tượng chảy máu, thường có gan to. - Trong những trường hợp nặng có thể gây suy tuần hoàn. 1. NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH, CÁCH LÂY TRUYỀN : - Bệnh SXH do virus Dengue gây nên. Virus Dengue lây truyền từ người bệnh sang người lành qua loài muỗi có tên là Aedes aegypti thường được gọi là muỗi vằn. - Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng. Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn trong nhà. - Muỗi vằn hoạt động hút máu và ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối. 2. BIỂU HIỆN CỦA BỆNH: - Sốt cao đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức các khớp. - Có ban đỏ, xuất huyết da, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài phân đen 3. CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT: Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. - Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách: + Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
  4. 7 * Ảnh minh họa: * Vì sức khỏe của mỗi gia đình và của cả cộng đồng. Nhà trường kêu gọi tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết với khẩu hiệu: “ Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết” * Ảnh minh họa: